Cầu bất đắc khổ, tâm như dại
Như người mất trí, tâm thất thần
Chẳng phải ơn trên không trợ giúp
Mà vì lòng muốn, mệnh không có.
Từ xưa đến nay, những người tin theo Phật rất nhiều, nhưng những người thành Phật lại rất ít. Tỉ mỉ mà kiểm thảo một cái thì chẳng phải là phật pháp không linh, mà là động cơ của những người tin theo Phật không trong sạch. Tuyệt đại đa số người trên danh nghĩa là đang học Phật, thế nhưng bên trong tiềm ý thức thì chỉ muốn cầu Phật - cầu Phật Bồ Tát phù hộ cho mình gặp dữ hoá lành, xa rời tai ách, phước nhiều lộc nhiều, trường thọ khoẻ mạnh, càng ít bỏ ra tâm sức mà lại có được sự hồi báo nhiều nhất thì càng tốt. Nói tóm lại một câu, Phật phải phù hộ cho mình có thể việc việc đều như ý, chỗ nào cũng hợp ý vừa lòng.<!>
Cầu Phật người người đều bằng lòng nguyện ý, thế nhưng học Phật thì chẳng phải là ai cũng đều bằng lòng nguyện ý cả.
Cầu Phật là vì để bản thân có được lợi ích, còn học Phật là vì người khác đem lại lợi ích cho người khác.
Cầu Phật là vì để đòi hỏi xin xỏ, còn học Phật thì phải lúc nào cũng chuẩn bị bỏ ra tâm sức, hy sinh phụng hiến.
Cầu Phật là vì để có được sự tiện ích, chẳng bị thiệt thòi, còn học Phật thì cứ phải biết nếm chịu thiệt thòi nhiều, nhẫn chịu sự hiếp đáp của người khác nhiều.
Cầu Phật là vì để phù hộ mình, còn học Phật thì lại là vì để phá vỡ cái Tôi của mình.
Cầu Phật là vì để xa rời ác duyên, tránh né sự trừng phạt của những quả ác, còn học Phật thì là thời thời khắc khắc chuẩn bị gánh vác lấy những ác duyên và ác quả, cuối cùng chuyển các mối ác duyên ác quả thành diệu dụng bồ đề.
Cầu Phật và học Phật, tuy rằng có khi đều khoác chiếc áo tu hành bên ngoài, thế nhưng sự khác biệt giữa hai loại này thì giống như giữa trời và đất vậy.
Người cầu Phật thì lấy cái tâm phàm phu làm tâm của mình, còn người học Phật thì lấy tâm bồ đề làm tâm của mình.
Vậy nên Thánh Nhân cầu Tâm chẳng cầu Phật, Phàm Nhân cầu Phật chẳng cầu Tâm.
Người học Phật không phải là không thể cầu Phật. Lúc mới bắt đầu tu hành, sức của chúng ta quá yếu đuối, cần phải có sự gia trì hộ niệm của Tam Bảo. Thế nhưng, mục đích cầu Phật của chúng ta chẳng phải là vì lợi ích riêng tư ích kỉ trước mắt của bản thân, mà là vì để kiên cố lòng tin, học Phật một cách càng tốt hơn, thành Phật một cách nhanh chóng hơn.
Học Phật và thành Phật mới là định hướng cuối cùng của việc cầu Phật trước mắt; nếu như quên mất cái định hướng cuối cùng nhất này, thì cầu Phật có khi trái lại còn sẽ tưới rót hoặc làm mạnh thêm những dục vọng tham muốn riêng tư của chúng ta. Đấy là pháp sanh tử, chẳng phải là Phật Pháp.
Người tu hành chớ có oán trách phật pháp chẳng linh. Vì sao lại chẳng linh vậy ? Là bởi vì cái tâm của chúng ta chẳng linh. Là bởi vì chúng ta cứ mãi đang cầu Phật chớ chẳng có đi học Phật !
Chúng ta phải thật tốt mà kiểm thảo tâm thái thường ngày của bản thân, có thể tự hỏi lòng mình xem :
Ngày hôm nay, thời gian mà mình cầu Phật nhiều hay là thời gian mình học Phật nhiều vậy ?
Niệm đầu cầu Phật nhiều hay là niệm đầu học Phật nhiều ?
Lúc mà mình niệm kinh, lễ bái, trong lòng nghĩ muốn Phật Bồ Tát phù hộ cho mình thế nào thế nào đó, hay là nghĩ muốn làm thế nào bỏ trừ đi những tham sân si trong nội tâm ?
Thông qua những sự quán sát này thì có thể kiểm nghiệm ra bản thân rốt cuộc là người đang cầu Phật hay là đang học Phật đấy.
“ PHẬT TỔ, TẠI SAO NGÀI KHÔNG GIÚP CON"
Ở trên núi Chung Nam Sơn có một ngôi chùa, bên trong chánh điện có thờ một pho tượng Phật Tổ.
Tương truyền rằng pho tượng Phật Tổ ấy rất linh thiên, chỉ cần các tín đồ thành tâm mà cầu nguyện, Phật Tổ sẽ đại phát từ bi mà giúp họ hoàn thành ước nguyện của mình.
Có một người tín đồ sau khi nghe xong câu chuyện này, vì để biểu hiện lòng thành kính của mình, vào ngày Phật Đản, ông mang theo thịt gà, thịt heo, thịt cá ba loại tam sên, tự mình trèo lên núi Nam Sơn, chờ cho đúng giờ lành sẽ hướng phật tổ cầu nguyện.
Ông ta trèo hết ngọn núi này đến ngọn núi khác, đến nỗi cả lưng áo thấm ướt mồ hôi, nhưng vì sợ mất đi lòng thành kính, nên bất luận như thế nào cũng không chịu đặt lễ vật xuống mà nghỉ ngơi. Đến khi toàn thân mệt mỏi rã rời, nhưng vì sợ trễ mất giờ lành, ông lại càng cố gắng đi nhanh hơn.
Trải qua vô vàng khó khăn, cuối cùng người tín đồ ấy cũng đã đến được chùa.
Ông ta cung kính đem lễ vật bày biện trên bàn thờ, rồi quỳ rạp xuống đất, thành kính chắp tay mà hướng Phật Tổ khấn nguyện: “ Đức Phật linh ứng ơi! Con đã thi cả mười năm công danh, nhưng đều không được như ý nguyện.
Pháp lực của Ngài vô biên như vậy, xin hãy niệm tình tấm lòng chân thành của con, mà phù hộ cho con được đề danh bảng vàng năm nay đi ạ ”
Người tín đồ sau khi khấn nguyện xong, thì dọn dẹp lễ vật chuẩn bị trở về nhà.
Khi vừa ra tới cửa chùa, ông ta gặp phải một người hành khất, hắn nài nỉ ông: “ Vị thí chủ đại lượng, tôi đã đói cả ba ngày ba đêm rồi, xin hãy thương hại tôi, mà bố thí cho chút thức ăn cúng dường để tôi lấp bụng đói của mình đi.”
Người tín đồ nhìn bộ dạng dơ bẩn của tên hành khất, chán ghét mà phất tay, nói: “ Tránh ra, tránh ra, nhìn cái bộ dáng rách rưới của ngươi kìa, đừng làm bẩn hết lễ vật của ta, ta còn phải đem về cho vợ con của ta ăn nữa, làm gì mà có phần của ngươi ”.
Người hành khất không ngừng dập đầu mà cầu xin: “ Thí chủ đại lượng, tôi sắp chết đói rồi, cho tôi xin một chút xíu đồ ăn thôi cũng được, van xin anh mà ”
Người tín đồ sợ tên hành khất sẽ cướp lễ vật của mình, vội vàng bưng cao lễ vật, không thèm ngoảnh đầu mà đi vội xuống núi.
Người hành khất đói đến toàn thân vô lực, quấn lấy tấm thảm rách quanh thân mà co ro một góc bên cạnh cổng chùa.
Đêm xuống, càng về khuya không khí càng lạnh dần, người hành khất run rẩy cuộn mình trong tấm thảm rách, bỗng không biết từ đâu xuất hiện một con chó ghẻ, khập khiễng ba chân, khó nhọc từng bước mà chạy đến bên cạnh người hành khất, ngoạm lấy một góc nhỏ của tấm thảm, đắp trên tấm thân lở loét của mình mà sưởi ấm.
Vết thương lở loét của con chó chảy mủ hôi thối, làm cho chiếc khăn của tên ăn mày vừa dơ vừa hôi thối Tên hành khất tức giận mà đạp con chó, quát: “ Cút, cút, chỉ với cái thân thể vừa lở loét vừa hôi thối của mày, đừng làm bẩn hết cái chăn của tao, nơi này không có chỗ cho mày trú ngụ ”.
Con chó nhỏ nhịn không được đau đớn , nước mắt chảy ròng ròng mà rời khỏi tấm thảm, đến giữa đêm thì bị đông lạnh mà chết ở bên cửa lớn của ngôi chùa.
Đến ngày hôm sau, tuy rằng tên ăn mày không bị lạnh chết, nhưng cũng bị đói chết vì thiếu lương thực
Nửa năm sau, người tín đồ đó vào kinh ứng thi nhưng cuối cùng vẫn bị trượt.
Anh ta tức giận bừng bừng mà chạy lên núi Nam, hướng Phật Tổ oán trách: “ Nói cái gì mà Ngài pháp thuật vô biên, thật ra chỉ là gạt người, nếu như Ngài thật sự linh ứng, tại sao ngay cả một cuộc thi nho nhỏ cũng không giúp đỡ tôi, để tôi bị trượt ra khỏi bảng Vàng”
Phật Tổ lấy tờ giấy báo trúng tuyển ra, hỏi Tín Đồ: “ Tại sao Ta lại phải giúp ngươi? ”
Tín đồ nói: “ Tôi thành tâm thành ý đem theo lễ vật lên núi, vì để kịp giờ lễ đản sanh của Ngài, một giây cũng không dám chậm trễ, chỉ dựa vào phần thành tâm này, Ngài đáng ra phải giúp đỡ tôi.”
Phật Tổ gọi linh hồn của tên ăn mày đi ra, tên ăn mày lớn tiếng than vãn với người tín đồ: “ Ta chỉ xin ngươi một chút đồ cúng dường, để cho ta ăn cho đỡ đói lòng, ngươi còn không cho, ngay cả một chút lòng bố thí ngươi còn không có, vậy tại sao Phật Tổ lại phải giúp ngươi ? Nhưng mà Phật Tổ à, Ngài cũng thật nhẫn tâm, Thà ngồi xem tôi chết đói, cũng không chịu cho tôi một chút đồ ăn, chẳng lẽ ngài không có một chút lòng thương xót nào sao ? "
Phật Tổ lại gọi linh hồn của con chó ra, linh hồn con chó lớn tiếng sủa tên ăn mày: “ Ta chỉ xin ngươi cho ta trú ở bên góc thảm một chút, hưởng lấy một chút hơi ấm, đối với ngươi mà nói chẳng có tổn thất gì cả, ngươi còn không chịu, vậy tại sao người tín đồ phải bố thí cho ngươi, Phât tổ lại phải thương xót ngươi ? ”
Cuối cùng, Phật Tổ chỉ người Phật tử và tên ăn mày lần lượt nói: “ Cho các ngươi một người được đề tên trên bảng vàng và một người được cơm no áo ấm thật ra chỉ cần một cái nhấc tay đơn giản. Nhưng các ngươi ngay cả khi bản thân có đủ khả năng giúp đỡ người yếu hơn mà cũng không chịu, ta tại sao lại phải giúp các ngươi chứ ? ”
Phật Tổ nói xong, thuận tay đẩy giấy báo của người tín đồ vào trong núi sâu, người tín đồ từ nay đối với công danh đều không có duyên nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét