Nhiều nhà tuyển dụng lao động phổ thông không thích cử nhân đại học, cao đẳng.
Làm chạy bàn cũng thiếu kỹ năng
Một cửa hàng giặt là (ngõ 467 Lĩnh Nam, Hoàng Mai) tuyển dụng nhân viên giặt là cho biết: "Công nhận là những người học đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) đi làm dễ bảo hơn, làm việc cũng linh hoạt hơn và biết cách xử lý tình huống. Tuy nhiên, công việc không đòi hỏi phải có trình độ Cử nhân nên cần xét thêm các khía cạnh khác như có sức khỏe, nhanh nhẹn không".
<!->
Biết thông tin shop giày nam (ngõ 110 Quan Nhân, Hà Nội) đang tuyển nhân viên, đề cập vấn đề có bằng ĐH, quản lý cho hay: "Tiền lương không cao hơn khi bạn có bằng ĐH, mình nghi ngờ các bạn trụ nổi không ấy chứ. Chứ còn bằng thì không thiếu gì người có. Các bạn bán hàng bên mình 10 người có 5 người là có bằng rồi".
Quản lý cửa hàng cafe, anh Nguyễn Mạnh Hùng, cho biết, số người nộp
hồ sơ và gọi điện thoại hỏi vị trí lao động phổ thông như nhân viên thu
ngân, nhân viên order, chạy bàn… và trình bày có bằng cao đẳng, đại học
hiện nay rất cao.
Anh giải thích rằng: Bây giờ, bằng cấp đầy ra, nhiều bạn mang cái bằng ĐH đi xin việc cũng chỉ làm các việc ban đầu như chạy bàn hay ghi order.
"Vì thật ra, các bạn thiếu nhiều kỹ năng lắm. Cửa hàng mình cũng có rất nhiều người học đại học, cao đẳng, mình là cửa hàng trưởng, cũng học đại học đây. Không mang bằng mà yêu cầu một công việc và đòi hỏi lương cao được", anh Hùng cho hay.
Thậm chí, chị Trần Hoài Dương (Kim Mã), nhân viên của Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Trường Thành còn bật mí "bí quyết" nho nhỏ để đi tìm việc làm: "khi đi phỏng vấn, đừng mang bằng đại học theo. Cứ nói rằng em học trung cấp xong rồi, đang đợi cấp bằng nên đi xin việc. Như thế có khả năng sẽ được nhận việc ngay".
Chị Dương cũng cho biết, tâm sự với Quản lý nhân sự của công ty thì được biết, các em có bằng ĐH, CĐ làm chỉ được vài tháng rồi nghĩ ngợi phải có công việc tốt hơn nên lại bỏ việc, công ty lại phải đi tuyển lại người, mà số người đến phỏng vấn lại cũng có rất nhiều … cử nhân.
Tâm tư các cử nhân thất nghiệp
Một bạn nam có tên Facebook là C. N. Toàn (sinh năm 1993), tốt nghiệp một trường CĐ lĩnh vực cơ khí chia sẻ: "Mình có bằng Cao đẳng rồi nhưng đi học tại chức thêm 1 cái bằng nữa cho dễ xin việc".
Toàn đang mong muốn tìm một công việc làm toàn thời gian ban ngày, tận dụng để học tại chức buổi tối, không cần phải xin hỗ trợ của bố mẹ. Trước đây, Toàn đã từng làm ở quán tào phớ ca chiều từ 5h - 10h tối, mức thu nhập 1,5tr/tháng. Sau thấy không sắp xếp được thời gian nên nghỉ để học tại chức.
Bạn Phùng Hoài Thu (sinh năm1992, Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết, "mình làm ở shop bán hàng cho du khách nước ngoài trên khu vưc phố cổ, mức thu nhâp 3 triệu/tháng không đủ cho chi tiêu nên vẫn cần bố mẹ hỗ trợ hàng tháng. Khi đi phỏng vấn xin việc, mình đã hụt hẫng và vất bỏ niềm tự hào là Cử nhân loại khá ở trường ĐH để làm những công việc lao động phổ thông này, bởi các công việc cần chất xám mà mình biết đều yêu cầu có kinh nghiệm".
Bạn Nguyễn Văn Quảng (sinh năm 1990, Đại học Văn hóa Hà Nội) ra trường 2 năm, cầm tấm bằng tốt nghiệp ĐH loại khá đi xin việc song gặp thất bại trong việc đàm phán mức lương và chưa tìm được công việc phù hợp với sở thích nên chưa đi làm ở đâu lâu dài.
Quảng cho biết, trước đây làm bảo vệ của tòa nhà ở Tây Sơn, công việc hàng ngày của Toàn là đứng canh gác, soát vé xe ra vào tòa nhà. Mức lương 4 triệu đồng/tháng trong khi công việc thường xuyên yêu cầu tăng ca, thường là 18 tiếng/ngày.
Quảng tâm sự, bố mẹ ở quê không biết Quảng đi làm bảo vệ bởi vì Quảng giấu thông tin về công việc, sợ bố mẹ buồn.
Quảng buồn rầu nói: "Mình vẫn sống ở Hà Nội được, cố gắng không xin tiền bố mẹ nữa và thỉnh thoảng xin nghỉ được 1 ngày về thăm, biếu bố mẹ được vài đồng, thấy bố mẹ vui nhưng mình thì buồn lắm".
Một cửa hàng giặt là (ngõ 467 Lĩnh Nam, Hoàng Mai) tuyển dụng nhân viên giặt là cho biết: "Công nhận là những người học đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) đi làm dễ bảo hơn, làm việc cũng linh hoạt hơn và biết cách xử lý tình huống. Tuy nhiên, công việc không đòi hỏi phải có trình độ Cử nhân nên cần xét thêm các khía cạnh khác như có sức khỏe, nhanh nhẹn không".
<!->
Biết thông tin shop giày nam (ngõ 110 Quan Nhân, Hà Nội) đang tuyển nhân viên, đề cập vấn đề có bằng ĐH, quản lý cho hay: "Tiền lương không cao hơn khi bạn có bằng ĐH, mình nghi ngờ các bạn trụ nổi không ấy chứ. Chứ còn bằng thì không thiếu gì người có. Các bạn bán hàng bên mình 10 người có 5 người là có bằng rồi".
Lựa chọn làm nhân viên bảo vệ cũng là một trong những "bến đỗ" cho các cử nhân, thậm chí còn cho cả các thạc sĩ. Ảnh: Đất Việt. |
Anh giải thích rằng: Bây giờ, bằng cấp đầy ra, nhiều bạn mang cái bằng ĐH đi xin việc cũng chỉ làm các việc ban đầu như chạy bàn hay ghi order.
"Vì thật ra, các bạn thiếu nhiều kỹ năng lắm. Cửa hàng mình cũng có rất nhiều người học đại học, cao đẳng, mình là cửa hàng trưởng, cũng học đại học đây. Không mang bằng mà yêu cầu một công việc và đòi hỏi lương cao được", anh Hùng cho hay.
Thậm chí, chị Trần Hoài Dương (Kim Mã), nhân viên của Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Trường Thành còn bật mí "bí quyết" nho nhỏ để đi tìm việc làm: "khi đi phỏng vấn, đừng mang bằng đại học theo. Cứ nói rằng em học trung cấp xong rồi, đang đợi cấp bằng nên đi xin việc. Như thế có khả năng sẽ được nhận việc ngay".
Chị Dương cũng cho biết, tâm sự với Quản lý nhân sự của công ty thì được biết, các em có bằng ĐH, CĐ làm chỉ được vài tháng rồi nghĩ ngợi phải có công việc tốt hơn nên lại bỏ việc, công ty lại phải đi tuyển lại người, mà số người đến phỏng vấn lại cũng có rất nhiều … cử nhân.
Tâm tư các cử nhân thất nghiệp
Một bạn nam có tên Facebook là C. N. Toàn (sinh năm 1993), tốt nghiệp một trường CĐ lĩnh vực cơ khí chia sẻ: "Mình có bằng Cao đẳng rồi nhưng đi học tại chức thêm 1 cái bằng nữa cho dễ xin việc".
Toàn đang mong muốn tìm một công việc làm toàn thời gian ban ngày, tận dụng để học tại chức buổi tối, không cần phải xin hỗ trợ của bố mẹ. Trước đây, Toàn đã từng làm ở quán tào phớ ca chiều từ 5h - 10h tối, mức thu nhập 1,5tr/tháng. Sau thấy không sắp xếp được thời gian nên nghỉ để học tại chức.
Bạn Phùng Hoài Thu (sinh năm1992, Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết, "mình làm ở shop bán hàng cho du khách nước ngoài trên khu vưc phố cổ, mức thu nhâp 3 triệu/tháng không đủ cho chi tiêu nên vẫn cần bố mẹ hỗ trợ hàng tháng. Khi đi phỏng vấn xin việc, mình đã hụt hẫng và vất bỏ niềm tự hào là Cử nhân loại khá ở trường ĐH để làm những công việc lao động phổ thông này, bởi các công việc cần chất xám mà mình biết đều yêu cầu có kinh nghiệm".
Bạn Nguyễn Văn Quảng (sinh năm 1990, Đại học Văn hóa Hà Nội) ra trường 2 năm, cầm tấm bằng tốt nghiệp ĐH loại khá đi xin việc song gặp thất bại trong việc đàm phán mức lương và chưa tìm được công việc phù hợp với sở thích nên chưa đi làm ở đâu lâu dài.
Quảng cho biết, trước đây làm bảo vệ của tòa nhà ở Tây Sơn, công việc hàng ngày của Toàn là đứng canh gác, soát vé xe ra vào tòa nhà. Mức lương 4 triệu đồng/tháng trong khi công việc thường xuyên yêu cầu tăng ca, thường là 18 tiếng/ngày.
Quảng tâm sự, bố mẹ ở quê không biết Quảng đi làm bảo vệ bởi vì Quảng giấu thông tin về công việc, sợ bố mẹ buồn.
Quảng buồn rầu nói: "Mình vẫn sống ở Hà Nội được, cố gắng không xin tiền bố mẹ nữa và thỉnh thoảng xin nghỉ được 1 ngày về thăm, biếu bố mẹ được vài đồng, thấy bố mẹ vui nhưng mình thì buồn lắm".
Theo Cúc Phương/Báo Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét