Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Hoàng Hải Thủy viết về Tạ Quang Khôi

https://hoanghaithuy.files.wordpress.com/2008/05/hht_choe.jpg?w=468
Vê Cu,
Không biết tao đã gửi cho mày truyện này chưa? Ðây là truyện cuối cùng cuả tao. Hết xí quách rồi, không viết gì được nũa. Truyện này không dài mà cũng không ngắn, chỉ dở dở ương ương thôi. Tiện thể gửi  cho CTHÐ xem chơi.<!->Khói.
Trên đây là đoạn thư  ngắn ông Nhà Văn Tạ Quang Khôi, hiện sống và viết ở Virginia, Kỳ Hoa, gửi qua I-Meo Internet cho bạn ông là ông Nhà Văn Quang hiện sống ở Sài Gòn, Việt Nam. Nhân tiện ông TQ Khôi gửi bản “Truyện Cuối Cùng” của ông cho CTHÐ – tức là Tui – nên tui mới được đọc truyện cuối cùng của ông Tạ, và sáng nay tôi viết bài này.
Ông TQ Khôi gọi ông Văn Quang là Vê Cu – VQ – như năm xưa – trước năm 1975 – các ông văn nghệ sĩ Sài Gòn thường gọi ông Nhà Văn Vũ Khắc Khoan là VêCaCa – VKK – tiếng gọi thân thương. Ông TQ Khôi vì nước da của ông trắng như bông bưởi nên được các ông văn nghệ sĩ gọi là Tạ Ống Khói. Ông TQK còn có cái tên thứ ba là TêCuKa. TQK. Ông ký tên là “Khói” dưới đoạn thư  ông gửi ông VQ như quí vị thấy trên đây.
Năm 1956 khi tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong – Chủ nhiệm Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng – Số 1 ra đời ở Sài Gòn, ông Tạ Quang khôi – thanh niên Hà Nội dzô Sài Gòn năm 1954 – viết truyện dài Mưa Gió Miền Nam trên VNTP. Cùng khi ấy ông Mai Thảo giữ Trang Thơ VNTP. Ông không ký tên Mai Thảo, ông ký tên gì tôi không nhớ, và ông chỉ giữ Trang Thơ VNTP chừng hai, ba tháng là ngừng để lo việc biên tập Tạp Chí Sáng Tạo. Cùng khi ấy tôi được viết phóng sự Vũ Nữ Sài Gòn trên VNTP.
Tôi gặp ông TêCuKa lần đầu trong tòa soạn Văn Nghệ Tiền Phong. Ngoài việc viết tiểu thuyết, ông là nhà giáo. Có lẽ vì nặng chất mô phạm nên ông TQK là người viết truyện có đời sống ngang bằng, sổ ngay – tức đàng hoàng — nhất trong giới viết truyện có nhiều người sống bê tha, bê bối.
Ngày vui, ngày buồn, tháng hồng, tháng sám, năm sớm, năm muộn rồi cũng qua mau. Ba chìm, bẩy nổi, chín lênh đênh trong cuộc biển dâu quốc nạn, rồi tôi và vợ con tôi cũng sang được Kỳ Hoa. Tháng 10 năm 1994 khi tôi đến Virginia được khoảng 10 ngày, nhiều lúc tôi còn tưởng như tôi đang sống ở Sài Gòn, ông TQK – tức ông Tạ Quang Khôi – đến đón tôi, đưa tôi đi xem phong cảnh Washington DC. Sau 1975 bà vợ ông qua đời ở Sài Gòn, năm 1980 ông dắt các con ông vượt biên sang Mỹ. Ở Virginia, ông từng làm vài năm trong tòa soạn Văn Nghệ Tiền Phong. Nay ông đã retire. Trên xe đi, ông nói:
“Tao đưa mày đi mua quần áo. Ngày tao đến Mỹ, các bạn cho bố con tao quần áo cũ. Tao tủi thân lắm. Nay có bạn đến, tao đưa đi mua quần áo mới. Một bộ thôi, nhưng là đồ mới. Mày chọn cho mày một bộ, chọn cho vợ mày một bộ.”
Văn Quang, Uyên Thao và tôi ra đời năm 1933; Tạ Quang Khôi cao tuổi nhất trong ba chúng tôi. Tôi nghi ông vào cõi đời này năm 1930, có thể là năm 1928. Từ 10 năm nay ông sống một mình trong một apartment Bộ Xã Hội Mỹ dành cho những người già có tiền thu nhập thấp: Old Senior Low Income. Ông sống rất thư thái với hai dàn máy computer, một dàn để viết, một dàn để sơ-cua. Sống một mình nhưng ông không buồn một ly ông cụ nào. Mấy năm nay vì tuổi già, ông mắt mờ, tai điếc, tâm trí ông vẫn minh mẫn. Nay thấy ông cho biết ông ngưng viết vì tuổi cao, tôi bùi ngùi vừa thương ông vừa thương thân. Tôi cũng sắp không còn viết được nữa như ông. Thay vì viết tiếc thương ông khi ông không còn ở đời này, tôi viết về ông ngay khi ông còn sống.

Không có nhận xét nào: