Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Anh Bằng, tôi còn nợ anh - Nguyễn Bá Chổi


Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nhạc sĩ Anh Bằng vừa đi hết đường trần. Chẳng hay, cho đến khi nằm xuống, người nhạc sĩ tài hoa luôn nặng lòng với quê hương đã trả xong chưa, cho ai đó, những món nợ như “Công viên ghế đá, lá đổ chiều hôm”, như “Dòng sông bến cũ, con sông êm đềm”, như “Chim về núi nhạn, trời mờ mưa đêm”, như “Nụ hôn vội vàng, nắng chói qua rèm”(1), như “Con tim bối rối” và “Cuộc tình đã lỡ”. Nhưng tôi thì còn nợ anh Anh Bằng.<!->

Món nợ tôi với Anh chỉ có một mình tôi biết, một mình tôi hay.

Món nợ ấy tôi tự “manh nha” (chuốc) lấy cho mình sau khi được nghe lần đầu tiên, trong một đêm dừng quân ở bên kia biên giới Việt Miên, dưới chân dãy núi Thất Sơn, bài hát “Nỗi lòng người đi” của nhạc sĩ.

“Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương
thành khói tan theo mây chiều
Khèn trong.... buôn xa còn vang"

Ngày ấy, tôi nghĩ, chẳng biết đúng hay sai, “Nàng” trong bài hát chỉ là cái cớ cho Anh dàn trải nỗi lòng khi phải rời xa Hà Nội. Ấy cũng là nỗi lòng của triệu người dân Miền Bắc phải bỏ lại quê cha đất tổ để xuôi Nam, thời 1954.

Thuở Anh “xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu” với "Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương" tan thành mây khói, thì tôi tuy chỉ là một cậu bé lên mười cũng đã biết ngậm ngùi xa Hà Tịnh với bao kỷ niệm dù chẳng mấy khi được êm đềm của tuổi ấu thơ.

Cảm ơn Anh, “Nỗi lòng người đi” của Anh đã đánh thức tôi, làm sống dậy trong tôi một quê hương đã bỏ lại.

Tình tự quê hương ấy lại càng được khơi dậy thấm thía nồng nàn hơn khi đoàn quân đang qua đêm ở ven bên này hay bên kia bên giới mở cái radio Sony trong lòng bàn tay, nghe được lời Anh:

“Mẹ ơi... biên cương giờ đây
Trời không... mưa nhưng nhiều mây
Nửa đêm nghe chim muông hú trong rừng hoang
Nghe... gió rung cây đổ lá vàng
Sương xuống mênh mang
Khèn trong... buôn xa còn vang
Nhịp chìm... tiêu sơ nhặt khoan
Tưởng nhớ đến những phút sống bên mẹ yêu
Con... hát ca vui lều tranh nghèo
Ôi đẹp làm sao...” (2)

Càng thôi thúc tôi...

Ngày đó, tôi đã hứa rằng tôi sẽ trở về. Không phải về trong áo gấm, mà ngồi trên chiến xa trong đoàn quân Nam giải phóng đất Bắc khỏi thảm họa Cộng Sản. Nhưng tôi đã không thực hiện được lời hứa, như Anh đã làm được với Sài Gòn tưởng rằng Anh đã vĩnh biệt (3).

Bây giờ thì Anh đã nằm xuống. “Về bên kia thế giới”, Anh chẳng “sẽ lấy lại được gì, ngoài trống vắng mà thôi”, như “Khúc thụy du”.

Dù “Nỗi lòng người đi” nơi Anh giờ chẳng còn nghĩa gì, nhưng tôi vẫn còn nợ Anh, đã giữa đường gẫy súng, đã không thể đưa Anh về lại Đất Bắc để chàng trai Hà Nội thanh lịch ngày nào trở về “ân ái trao nàng mấy câu”(4) Nỗi lòng người đi.

Tôi xin mượn “Khúc thụy du” lời Du Tử Lê, nhạc Anh Bằng để thay lời chào vĩnh biệt Anh, và

Nguyện xin Chúa nhân lành đón nhận linh hồn Giu Se Nguyễn An Bường vào nước Trời.

danlambaovn.blogspot.com
Dân Làm Báo
Viễn Xứ (Danlambao) - Ngày xưa, đại 
văn hào Victor Hugo nổi tiếng với tác phẩm 
"Les Miserables" tạm dịch là "Những người 
cùng khổ ...
Trên ngàn người 

tiễn đưa nhạc sĩ Anh Bằng đi xa 
Saturday, November 21, 2015 7:14:08 PM 

 

Đức Tuấn/Người Việt

HUNGTINGTON BEACH (NV) - Từng chiếc hoa hồng được đặt xuống nắp quan tài nhạc sĩ Anh Bằng, như lời chia tay, cũng là lời chúc lên đường bình an.
Quan cảnh trước lúc hạ huyệt. (Hình: Đức Tuấn/Người Việt)

Trên một ngàn người đã đến tham dự tang lễ, tiễn đưa nhạc sĩ Anh Bằng đến nơi an nghỉ cuối cùng vào chiều 21 tháng 11 tại nghĩa trang Good Shepherd, thành phố Huntington Beach, California.
Lễ động quan bắt đầu khoảng trưa tại nhà quàn thuộc nghĩa trang Peek Family, sau đó di quan đến nhà thờ Santa Barbara, thành phố Santa Ana.
Ngày Thứ Bảy nhưng có rất đông quan khách, bao gồm khán giả yêu thích các chương trình của trung tâm Asia, những người hâm mộ dòng nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng, và rất nhiều khuôn mặt ca nghệ sĩ, nhạc sĩ, các trung tâm ca nhạc lớn tại hải ngoại... từ khắp nơi hội tụ về đây, để nhìn mặt ông lần cuối.
Trong số này, có thể kể đến đại diện trung tâm Thúy Nga, ca sĩ Khánh Ly, ca sĩ Lê Uyên, ca sĩ Thanh Tuyền, ca sĩ Trúc Mai, chị Thái Xuân (trung tâm Diễm Xưa), ca sĩ Mai Thanh Sơn, ca sĩ Hoàng Anh Thư, ca sĩ Nguyên Khang, ca sĩ Ngọc Huyền, ca sĩ Mỹ Huyền, ca sĩ Lan Ngọc, nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh, nhạc sĩ Nam Lộc, nhạc sĩ Trúc Hồ, MC Diệu Quyên, bà Thúy Uyển (Kịch đoàn Dân Nam Thúy Uyển), ca sĩ Quang Thành, ca sĩ Lâm Nhật Tiến...
Nhạc sĩ Lam Phương và ca sĩ Phương Hồng Quế tại nghĩa trang Good Shepher
đưa tiễn nhạc sĩ Anh Bằng lần cuối. (Hình: Đức Tuấn/Người Việt)

Về phía các linh mục tham dự, có khoảng 14 linh mục tại quận Cam cũng như các nhà thờ ở những tiểu bang xa, hoặc những quốc gia như Canada, Việt Nam, và Âu Châu...
Đức giám mục Dominico Mai Thanh Lương là chủ tế Thánh Lễ an táng nhạc sĩ Anh Bằng.
Bên cạnh đó còn có ca đoàn giáo xứ Santa Barbara tham dự.
Chương trình thánh lễ gồm phần cầu nguyện cho nhạc sĩ Anh Bằng, và ôn lại tiểu sử cùng những hoạt động nghệ thuật rất xúc động, tinh tế, do linh mục Joseph Nguyễn Thái rao giảng.
Chương trình Thánh Lễ an táng tại nhà thờ Santa Barbara chấm dứt khoảng 2 giờ 30, sau đó di quan đến nghĩa trang Good Shepherd.
Nhạc sĩ Anh Bằng tên thật Trần An Bường, sinh ngày 5 Tháng Năm, tại Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ông từng là chủng sinh tiểu chủng viện Ba Làng, trước những năm đất nước chia đôi.
Ông từng bị kết án tử hình, bị giam giữ tại trại tù số 5, Lý Bá Sơ, Thanh Hóa, sau khi người anh ruột là chỉ huy trưởng tự vệ, Đại Uy Trần An Lạc, bị Việt Minh hạ sát ở Phát Diệm.
Nhạc sĩ Anh Bằng ra đi để lại gia tài âm nhạc đồ sộ với trên 650 ca khúc, trong đó có trên 200 ca khúc đã được trình làng và có rất nhiều nhạc phẩm tình ca được nhiều người yêu chuộng, như Anh Còn Nợ Em, Anh Còn Yêu Em, Mai Em Đi, Đêm Nguyện Cầu, Nỗi Lòng Người Đi...
Ca sĩ Khánh Ly, ca sĩ Thiên Trang, ca sĩ Thanh Thúy và một thân hữu, tại
tang lễ nhạc sĩ Anh Bằng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Trả lời nhật báo Người Việt về cảm nhận khi tham dự Thánh Lễ an táng nhạc sĩ Anh Bằng, ca sĩ Khánh Ly nói: “Có những mất mát trong cuộc đời mà tôi nghĩ không có gì có thể bù đắp được, như ngày hôm nay sự ra đi của nhạc sĩ Anh Bằng là một sự kiện rất lớn, đối với chúng tôi, tất cả những anh chị em ca nghệ sĩ sống với nhau như một gia đình, và chúng tôi hướng về nhạc sĩ Anh Bằng như cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, hay như người cha chung. Ông là tấm gương trong sáng soi chiếu trong cuộc sống này, và chúng tôi soi vào đó để đi tới những điều thánh thiện, đối xử tử tế...”
Cũng buổi trưa hôm nay, trong Thánh Lễ an táng, ca sĩ Nguyên Khang, ca sĩ Mai Thanh Sơn, ca sĩ Lâm Nhật Tiến cùng nhạc sĩ Trúc Hồ trình bày các ca khúc Nỗi Lòng Người Đi, Đêm Nguyện Cầu, Mai Tôi Đi, thật xúc động.
Ca sĩ Nguyên Khang cho biết: “Có thể nói đây là giờ phút chót để đưa tiễn người thầy, người cha đến nơi an nghĩ cuối cùng. Thật sự đó cũng không phải là điểm cuối cùng của ông, mà tôi vẫn nghĩ ông đang đi đến một nơi chốn nào đó thật tốt đẹp, nơi đó không còn những đau đớn về thể xác như ông đã từng chịu đựng trong suốt tám năm qua với căn bệnh hiểm nghèo. Mọi người trong trung tâm đều rất buồn, tuy nhiên với gia tài ông để lại trên sáu trăm mấy chục bài, trong đó có trên 40 bài chưa được phổ biến, và hi vọng là ca sĩ chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để trình bày những sáng tác mới ấy. Mong ông được mau sớm về chốn thiên đàng, về với Chúa.”
Ca sĩ Thanh Tuyền tâm tình: “Đối với chú Anh bằng, tôi rất được chú yêu mến, lúc còn khỏe mạnh, có lần chú nói chừng nào chú ra đi, Thanh Tuyền phải có mặt để tiễn chú nhé, và hôm nay để thực hiện ước nguyện đó của chú, tôi bay sang đây để đến viếng chú lần cuối, cũng như tham dự lễ an táng.”
Khán giả Phạm Trọng Hiệp, cư dân Fountain Valley, cũng là bạn thân của anh Trần An Thanh, con trai nhạc sĩ Anh Bằng, cho biết: “Tôi rất xúc động trước sự chung thủy, tình cảm của đồng hương, khán giả tại hải ngoại dành cho bác Anh Bằng. Đó là sự trân quý, nói lên được sự đôn hậu, tính tình hiền hòa, và tài hoa của người nhạc sĩ, lúc nào cũng được mọi người kính nể, hâm mộ.”
Quan tài di chuyển đến địa điểm làm lễ an táng tại nghĩa trang Good
Shepherd. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) 

Tương tự tại nhà thờ Santa Barbara, tại nghĩa trang Good Shepherd, rất đông người chờ đợi từ lúc xe tang chưa đến, đến khi buổi lễ hạ huyệt được hoàn tất và mọi người xếp hàng dài để lần lượt đi vào đặt những cánh hoa hồng lên nắp quan tài, thay cho lời chia tay cuối cùng giữa người ở lại và người ra đi.
Hình ảnh gây nhiều xúc động nhất là nhạc sĩ Lam Phương, sức khỏe kém, ngồi xe lăn, hai lần được người em rể đẩy xe đến thăm viếng người bạn vong niên, cũng là đồng nghiệp.
Nói với chúng tôi, nhạc sĩ Lam Phương cho hay: “Đây là mất mát rất lớn cho nền âm nhạc Việt Nam hải ngoại, tuy biết rằng ngày này ai cũng sẽ có một lần, thế nhưng mình vẫn ngậm ngùi, thương cảm... Rồi cũng sẽ đến ngày của mình thôi.”

Không có nhận xét nào: