Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2025

ĐIỄM TIN 13/01/2025 - Long Do


Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu chia tay với thế giới
Đây là tuần cuối cùng ở Nhà Trắng của Joe Biden. Hôm nay, 13/01/2025, tại bộ Ngoại Giao Mỹ, tổng thống mãn nhiệm có bài phát biểu chia tay với thế giới, tập trung vào chính sách đối ngoại. Đặc biệt, ông sẽ nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo của Mỹ trên trường quốc tế và tầm quan trọng các mối liên minh chiến lược. Hình ảnh tổng thống mãn nhiệm Hoa Kỳ Joe Biden tại phòng Bầu Dục, Washington ngày 30 tháng 12 năm 2024. AP - Mark Schiefelbei -  Minh Anh Thông tín viên Loubna Anaki tường thuật từ New York :
<!>
« Vào năm 2020, Joe Biden ra tranh cử bằng cách nhấn mạnh đến kinh nghiệm lâu năm của mình trên phương diện đối ngoại, như từng là thượng nghị sĩ và phó tổng thống trước khi được bầu vào Nhà Trắng.

Trong bài phát biểu hôm nay, tổng thống mãn nhiệm sẽ tập trung vào những thành tích đối ngoại của mình. Ông sẽ phải khẳng định rằng ông để lại một nước Mỹ hùng mạnh hơn trên trường quốc tế so với thời điểm ông kế nhiệm Donald Trump, và các mối liên minh quốc tế cũng vững chắc hơn.

Do vậy, Joe Biden cũng sẽ đề cập đến NATO, thỏa thuận khí hậu Paris hay liên minh tại vùng Châu Á – Thái Bình Dương để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.

Tổng thống mãn nhiệm dự trù sẽ nói về cuộc rút quân hỗn loạn tại Afghanistan, việc tăng viện trợ cho Israel, và nhất là chi viện của Mỹ cho Ukraina, quốc gia đang chờ đợi một tương lai bất định khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

Joe Biden sẽ phát biểu tại bộ Ngoại Giao Mỹ trước khi có bài diễn văn chia tay trước toàn dân dự kiến vào tối thứ Tư, 15/01. »

Hoa Kỳ : Gió « hỏa ngục » vẫn tiếp tục, lửa tại Los Angeles có thể lại bùng lên

Tính đến tối Chủ Nhật, 12/01/2025, cơn bão lửa tại Los Angeles Hoa Kỳ bắt đầu từ gần một tuần qua đã cướp đi sinh mạng của 24 người, 16 người khác vẫn chưa có tung tích. Mặc dù tình hình đã bớt căng thẳng cuối tuần qua, nhưng ngọn lửa vẫn chưa hoàn toàn được kiểm soát, nhất là những cơn gió « hỏa ngục » vẫn tiếp tục thổi qua những quả đồi ở California.


Quang cảnh một khu vực bị hỏa hoạn tại Pacific Palisades Bowl Mobile Estates, Los Angeles, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 12/01/2025. © Noah Berger / AP
Chi Phương
Từ Los Angeles, đặc phái viên Guillaume Naudin tường trình :

« Những cơn gió tưởng chừng đã ngừng, sẽ tiếp tục thổi trở lại. Đó là những cơn gió Santa Anna, nguyên nhân gây ra đám cháy với cường độ mạnh như vậy (từ thứ Ba tuần trước). Tuy được dự báo với cường độ nhẹ hơn, nhưng các cơn gió này khiến chính quyền đưa ra báo động đỏ có thể đến hết ngày thứ Tư. Điều này có nghĩa là tình hình vốn đã rất thảm khốc có thể tồi tệ hơn nữa. Do vậy chính quyền không có kế hoạch cho phép hơn 100 000 người đi sơ tán, quay trở về nhà trước thứ Năm tới. Những cư dân này sẽ phải kiên nhẫn chờ đợi tại những nơi tiếp đón ở trung tâm thành phố.

Có thể thấy sự tương trợ, tình đoàn kết được thúc đẩy. Nhiều tình nguyện viên dành thời gian để thu gom đồ cứu trợ, phân phát thực phẩm, nước uống, quần áo hoặc các thiết bị y tế. Tuy nhiên, không có nghĩa là không có những hành vi lừa lọc. Chính quyền đã tố giác một số địa điểm thu gom đồ quyên góp giả đã mọc lên, hoặc một số trò lừa đảo tiền quyên góp và thực hiện các vụ bắt giữ. Nhưng đó chỉ là những trường hợp hi hữu. Thống đốc vùng California Gavin Newsom đã tăng cường huy động lực lượng vệ binh quốc gia để giám sát các khu vực xảy ra thảm họa. »

Chiến tranh Ukraina : 300 lính Bắc Triều Tiên thiệt mạng, theo tình báo Hàn Quốc

Hôm nay, 13/01/2025, một nghị sĩ Hàn Quốc dẫn nguồn tin cơ quan tình báo của nước này cho biết khoảng 300 binh sĩ Bắc Triều Tiên đã tham chiến cùng với Nga chống Ukraina đã bị thiệt mạng.


(Ảnh minh họa) Trong hình ảnh do bộ Quốc Phòng Nga công bố vào ngày 7 tháng 11 năm 2024, các binh sĩ Nga chiến đấu với các lực lượng vũ trang Ukraina ở Sudzhansky, thuộc vùng Kursk của Nga. AP
Anh Vũ
Sau một cuộc họp với cơ quan tình báo Hàn Quốc, hôm nay, 13/01/2025, nghị sĩ Lee Seong-keweun thông tin với các nhà báo rằng « theo các thẩm định, số thương vong của quân Bắc Triều Tiên đã vượt quá 3000 người, trong đó khoảng 300 binh sĩ đã chết ».

Dân biểu thuộc Ủy ban Tình báo của Quốc Hội này cho biết thêm là những ghi chép tìm thấy trên các binh sĩ tử trận cho thấy họ còn bị chính quyền Bình Nhưỡng gây áp lực phải tự sát để tránh bị bắt làm tù binh.

Hôm thứ Bảy (11/01), Kiev thông báo hai lính Bắc Triều Tiên đã bị bắt làm tù binh trong vùng Kursk của Nga, nơi quân đội Ukraina đang chiếm hàng trăm cây số vuông từ sau cuộc đột kích hồi tháng 8 năm ngoái. Hai binh sĩ trên đã được đưa về Kiev để cơ quan tình báo thẩm vấn.

Hôm qua (12/01), tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky cho biết Kiev sẵn sàng trao đổi các tù binh Bắc Triều Tiên với tù binh Ukraina bị Nga bắt giữ.

Ông Zelensky tuyên bố trên mạng X : « Ukraina sẵn sàng trao trả binh sĩ cho Kim Jong-un, nếu ông ấy có thể sắp xếp việc trao đổi với các chiến sĩ của chúng ta bị giam giữ ở Nga ». Tổng thống Ukraina cũng cho biết thêm là những binh sĩ Bắc Triều Tiên nào không muốn trở về nhà thì có thể sẽ có lựa chọn khác cho họ và cơ hội này chỉ dảnh cho những ai nói ra « sự thật về cuộc chiến tranh này bằng tiếng Triều Tiên ».
Kiev, Washington và Seoul vẫn tố cáo Bắc Triều Tiên đã đưa 10 ngàn quân đến chiến đấu hỗ trợ Nga trên các mặt trận chống Ukraina. Matxcơva cũng như Bình Nhưỡng đều không xác nhận hay phủ nhận thông tin trên.

Mỹ, Nhật Bản và Philippines cam kết thắt chặt hợp tác đối phó Trung Quốc

Lãnh đạo ba nước Nhật Bản, Hoa Kỳ và Philippines trong cuộc trao đổi điện đàm hôm nay, 13/01/2025, tuyên bố thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong khuôn khổ thỏa thuận ba bên trước tình hình căng thẳng gia tăng tại nhiều vùng biển châu Á có tranh chấp.


Ảnh tư liệu: Tàu Stratton (WMSL 752) của tuần duyên Hoa Kỳ (P) bên cạnh tàu Melchora Aquino của tuần duyên Philippines trong cuộc tập trận ba bên ở ngoài khơi tỉnh Bataan, Philippines, thứ Ba, ngày 6 tháng 6 năm 2023. AP - Aaron Favila
Minh Anh
Theo Reuters, thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. và tổng thống Mỹ mãn nhiệm Joe Biden, đã có cuộc họp từ xa vào sáng hôm nay, theo giờ châu Á. Cuộc họp này diễn ra sau lần họp thượng đỉnh đầu tiên giữa thủ tướng Marcos, tổng thống Biden và thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Washington hồi tháng 4/2024 nhằm bảo vệ luật lệ quốc tế và ổn định khu vực.

Thông cáo của phủ tổng thống Philippines cho biết, các nhà lãnh đạo « thống nhất tăng cường và siết chặt hơn nữa hợp tác kinh tế, hàng hải và công nghệ » giữa ba nước. Và tổng thống Joe Biden tỏ ra lạc quan về khả năng người kế nhiệm Donald Trump sẽ thấy được lợi ích của việc tiếp tục mối quan hệ hợp tác này.

Phía Nhà Trắng trong thông cáo, nêu rõ lãnh đạo ba nước đã thảo luận về « hành vi nguy hiểm và phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông » và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tiếp tục phối hợp ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Bộ Ngoại Giao Nhật Bản ra thông cáo riêng tuyên bố cả ba nhà lãnh đạo phản đối « bất kỳ ý đồ đơn phương làm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực » tại các vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông nhưng không nêu đích danh Bắc Kinh.

Vài giờ sau cuộc họp ba bên, Philippines đã phản đối Trung Quốc có « hành động leo thang » khi cho điều hai tàu hải cảnh cùng một trực thăng đến bãi cạn trong hai ngày 05 và 10/01/2025. Trong hai tầu này, có một tầu hải cảnh dài 165 mét mà Philippines ví là « quái vật ».

Philippines luôn khẳng định bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, nhưng Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền.

Hạt nhân : Iran đàm phán với các nước châu Âu trước khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng
Theo AFP, các cuộc thương lượng về chương trình hạt nhân của Iran với các nước Pháp, Đức và Anh Quốc bắt đầu hôm nay, 13/01/2025 tại, Genève, Thụy Sĩ, một tuần ông Donald Trump chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ.


Đài truyền hình Cộng hòa Hồi giáo Iran công bố hình ảnh các máy ly tâm tại Cơ sở làm giàu uranium Natanz, cách thủ đô Tehran, Iran khoảng 200 dặm (322 km) về phía nam vào Chủ nhật, ngày 11 tháng 4 năm 2021. AP
Anh Vũ
Cố gắng tìm giải pháp ngoại giao với Iran để ngăn chặn nước này có bom nguyên tử và giành lại thế chủ động trong các cuộc đàm phán trong tương lai. Đó chính là mục đích của ba cường quốc châu Âu, một tuần trước lễ nhậm chức của Donald Trump.

Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Iran, « mục tiêu chính của các cuộc thương lượng là gỡ bỏ trừng phạt Iran, đồng thời Iran cũng lắng nghe những chủ đề mà các bên tham gia muốn đề cập ».

Các cuộc thảo luận sẽ kéo dài dưới 2 tháng, sau các cuộc đàm phán bí mật giữa Iran và các đại diện của ba cường quốc hạt nhân châu Âu.

Theo giới quan sát, các nước châu Âu không hẳn muốn cố gắng làm sống lại thỏa thuận về chương trình hạt nhân Iran đã được ký tại Vienna năm 2015 với 5 nước thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ( Mỹ, Anh, Pháp, Nga , Trung Quốc) và Đức, nhằm hạn chế chương trình phạt nhân của Iran, đổi lại việc nới lỏng lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Teheran.

Thỏa thuận cũ đã trở nên lỗi thời sau những hoạt động phát triển hạt nhân của Iran từ 2018 đến nay, thời điểm ông Donald Trump trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên đã đơn phương rút Mỹ ra khỏi văn bản này. Trước nhiệm kỳ thứ 2, ông Donald Trump vẫn tuyên bố sẽ trở lại chính sách « gây sức ép tối đa » với Iran.

Tổng thống Iran Massoud Pezeshkiancho biết ông ủng hộ các cuộc đàm phán mới. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, ông có thể tìm cách nới lỏng các lệnh trừng phạt nhắm vào đất nước mình. Nhưng trước tình hình bất ổn trong khu vực, Iran sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.

Từ khi ông Massoud Pezeshkian làm tổng thống Iran, một người được đánh giá có tư tưởng cải cách, hồi tháng 8 năm ngoái, Teheran đã tỏ ý muốn khởi động lại các cuộc đàm phán để khôi phục thỏa thuận.





Không có nhận xét nào: