Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2023

Xây Sân Bay - Đỗ Duy Ngọc

Việt Nam vẫn còn là nước nghèo, nhất là đang thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Dân còn khổ, bệnh viện còn thiếu, trẻ con vùng cao, vùng sâu, vùng xa không có ngôi trường ra hồn để học. Người công nhân, lao động kiếm ăn từng bữa hụt hơi, thất nghiệp đe doạ, cái đói chực chờ.Thế mà nhà nước lại cứ mở thêm sân bay. Phí tổn không hề nhỏ. Hà Nội với sân bay Nội Bài chưa thấy đủ, lại tính mở thêm ở Hà Nội một sân bay nữa. Theo dự tính, đến năm 2050, Việt Nam sẽ có 33 sân bay. Theo quy hoạch, thời kỳ 2021-2030, cả nước sẽ hình thành 30 sân bay gồm:
<!>
14 sân bay quốc tế: Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc.

16 sân bay quốc nội: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Thành Sơn và Biên Hòa.

Như vậy, từ nay đến 2030, cả nước sẽ có thêm 8 sân bay gồm Long Thành (Đồng Nai), Lai Châu, Sa Pa (Lào Cai), Nà Sản (Sơn La), Quảng Trị, Phan Thiết (Bình Thuận), Thành Sơn (Ninh Thuận) và Biên Hòa (Đồng Nai).

Đến năm 2050, cả nước sẽ có thêm 3 sân bay nữa gồm Hải Phòng (sân bay quốc tế xây tại huyện Tiên Lãng), Cao Bằng và sân bay thứ 2 của vùng thủ đô (dự kiến nằm ở đông nam, nam Hà Nội).

Làm chi mà lắm thế! Hiện nay, nước ta có 63 tỉnh thành. Đến 2050 ta có 33 sân bay, thế là chưa đến hai tỉnh thành có một sân bay. Mỗi tỉnh cách nhau bao nhiêu kilomet mà cần sân bay. Nó cũng như trước đây, tỉnh nào cũng phải có nhà máy đường, nhà máy xi măng. Cuối cùng cũng chẳng sản xuất được gì, chỉ tốn ngân sách. Với kế hoạch này, nước ta sẽ lạm phát sân bay, rồi sẽ lỗ chổng gọng bởi chắc sẽ chẳng có đủ khách mà bay, lấy đâu thu được tiền.

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, phấn đấu khoảng 97% dân số có thể tiếp cận tới cảng hàng không trong phạm vi 100 km. Đi máy bay phải ra trước giờ bay hai hoặc ba tiếng đồng hồ. Hai tỉnh gần nhau, cách có vài trăm kilomet, đi xe hơi khỏe mà tiện hơn nhiều, cũng chỉ tốn từng ấy thời gian, chẳng có ai chọn đi máy bay. Lúc đấy sân bay đầy cỏ mọc dùng để nuôi bò thay vì nuôi ở bãi rác he...he...

Chẳng hiểu các ông tư duy kinh tế kiểu gì nữa? Hay các ông muốn cho dân xài sang, đi toàn máy bay cho nó oai. Việt Nam lúc nào cũng muốn có kỷ lục mà. Nhưng vấn đề là dân kiếm tiền đâu để mua vé, đi xe đò còn không đủ tiền, ở đó mà trèo lên máy bay.

Hệ thống giao thông đường bộ, tàu hỏa, đường cao tốc đang rất cần lại chậm phát triển. Sân bay lại lên kế hoạch để xây dựng. Chi phí có ít đâu, mỗi sân bay hàng chục, hàng trăm ngàn tỉ chứ không ít. Lại thêm khổ dân đen.

ĐỖ DUY NGỌC 07.07.2023

Không có nhận xét nào: