Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2023

Ở mức độ nào thì tấn công cơ sở dân sự bị xem là tội ác chiến tranh? - VOA

 Bắp chứa tại cảng Izmail, vùng Odesa, Ukraine, ngày 22/7/2023.

Các cuộc không kích của Nga trong tuần này đã đánh trúng các kho và bến cảng vận chuyển ngũ cốc của Ukraine, có khả năng vi phạm luật pháp quốc tế, vốn cấm tấn công vào các nguồn tài nguyên thiết yếu cho thường dân.Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã phá hủy các tòa nhà ở cảng Izmail và ngăn các tàu trên sông Danube bốc ngũ cốc để xuất khẩu. Theo thống kê của Kyiv, khoảng 100.000 tấn ngũ cốc đã bị phá hủy.

<!>

Các công tố viên Ukraine và Tòa án Hình sự Quốc tế ở The Hague đã điều tra các tội ác chiến tranh có thể xảy ra dưới hình thức một chiến dịch không kích mùa đông nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng và tiện ích của Ukraine cũng như cuộc tấn công vào đập thủy điện Nova Kakhovka ở khu vực phía nam Kherson.

Luật quốc tế nói gì?

Công ước Geneva năm 1949 về ứng xử nhân đạo trong chiến tranh và các nghị định thư của công ước nghiêm cấm các cuộc tấn công vào các địa điểm được coi là thiết yếu đối với thường dân: “Trong mọi trường hợp, không được thực hiện các hành động chống lại các chủ thể này đẩy thường dân vào tình trạng thiếu đồ ăn thức uống dẫn tới đói khát hay buộc phải di dời.”

Công ước rõ ràng nghiêm cấm các cuộc tấn công vào “các vật thể không thể thiếu đối với sự sống còn của thường dân, chẳng hạn như lương thực, khu vực nông nghiệp sản xuất lương thực, cây trồng, vật nuôi, hệ thống cung cấp và lắp đặt nước uống và các công trình thủy lợi...”

Nga đã tiến hành hơn 100 cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng cảng và ngũ cốc của Ukraine kể từ khi xâm lược Ukraine toàn diện vào tháng 2 năm 2022, theo văn phòng tổng công tố Ukraine, cơ quan đang điều tra các cuộc tấn công đó như là các tội ác chiến tranh khả dĩ.

Luật sư cao cấp Yousuf Syed Khan tại công ty luật nhân đạo quốc tế Global Rights Compliance, công ty đang làm việc với Ukraine để ghi lại các tội ác chiến tranh, nói:

“Ý định...bóp bao tử thường dân như một chiêu thức chiến tranh là khá rõ ràng ở đây, và việc bỏ đói thường dân như một phương thức chiến tranh được coi là tội ác chiến tranh...

“Dân thường bị ảnh hưởng không chỉ bao gồm người Ukraine mà cả những thường dân được hưởng lợi từ việc xuất khẩu, bao gồm cả những người ở các quốc gia châu Phi.”

Đây có thể là ‘mục tiêu quân sự’ chăng?

Công ước Geneva và các nghị định thư bổ sung quy định rằng các bên liên quan đến xung đột quân sự phải phân biệt giữa “các mục tiêu dân sự và mục tiêu quân sự”, và các cuộc tấn công vào các mục tiêu dân sự đều bị cấm.

Lệnh cấm này cũng được quy định trong Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế ICC, cơ quan này đã mở cuộc điều tra về các tội ác chiến tranh có thể xảy ra ở Ukraine ngay sau cuộc xâm lược.

Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA cho biết hôm 2/8, mà không cung cấp bằng chứng, rằng cảng và các cơ sở ngũ cốc bị tấn công là nơi trú ngụ của lính đánh thuê nước ngoài và khí tài quân sự.

Các Công ước nói rằng một số cơ sở hạ tầng do thường dân sở hữu và sử dụng có thể bị coi là mục tiêu quân sự khi nào “các đối tượng mà theo bản chất, vị trí, mục đích hoặc cách sử dụng của chúng có đóng góp hiệu quả cho hành động quân sự” và việc phá hủy hoặc chiếm giữ chúng “mang lại lợi ích quân sự nhất định”.

Nhu cầu quân sự được cân bằng với dân sự như thế nào?

Bà Katharine Fortin, phó giáo sư luật quốc tế tại Đại học Utrecht, cho biết ngay cả khi một số mục tiêu có thể được coi là mục tiêu quân sự, thì câu chuyện vẫn chưa kết thúc.

Bà nói, quân đội phải xem xét liệu thiệt hại và mất mát mà dân thường phải gánh chịu trong các cuộc tấn công như vậy có quá mức so với lợi thế quân sự cụ thể và trực tiếp hay không.

Nếu một con đập như đập ở Nova Kakhovka có thể được coi là một mục tiêu quân sự, thì những cái chết hoặc thiệt hại ngẫu nhiên của dân thường về mặt pháp lý vẫn có thể được coi là không thỏa đáng.

Tấn công vào đập Nova Kakhovka

Nghị định thư của Công ước từ năm 1977 đặc biệt nói rằng không nên tấn công các cơ sở như các đập nước ngay cả khi chúng là mục tiêu quân sự hợp pháp, “nếu cuộc tấn công như vậy có thể gây ra các nguồn lực nguy hiểm và gây ra tổn thất nghiêm trọng cho dân thường.”

Đạo luật thành lập năm 1998 của Tòa án Hình sự Quốc tế quy định việc cố ý tiến hành một cuộc tấn công “khi biết rằng cuộc tấn công đó sẽ gây ra thiệt hại tai nạn về tính mạng hoặc thương tích cho dân thường hoặc thiệt hại cho các đối tượng dân sự hoặc thiệt hại nghiêm trọng, lâu dài và rộng rãi cho môi trường tự nhiên rõ ràng vượt mức so với lợi thế quân sự tổng thể cụ thể và trực tiếp theo dự kiến.”

Nga cáo buộc chính Ukraine đã phá hủy con đập vào ngày 6 tháng 6 và giải phóng tới 18 km khối nước được giữ lại sau nó, một cáo buộc mà Kyiv bác bỏ.

Các cơ sở năng lượng thì sao?

Cơ sở hạ tầng điện dân sự từ lâu đã được coi là một mục tiêu quân sự hợp lệ miễn là nó còn hỗ trợ các hoạt động của quân đội đối phương, chuyên gia luật quân sự Michael Schmitt đã viết trên trang blog ‘Articles of War’ do Viện Lieber điều hành tại học viện quân sự West Point của Hoa Kỳ.

Giáo sư luật quốc tế Marko Milanovic của Đại học Reading đã viết rằng vấn đề chính trong việc đánh giá giá trị quân sự của cuộc tấn công vào nhà máy thủy điện ở đập Nova Kakhovka là liệu nó có “đóng góp hiệu quả” cho hành động quân sự hay không.

Không có nhận xét nào: