TT Ukraina Zelensky công du Thụy Điển bàn về tài trợ vũ khí Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky thứ Bảy 19/08/2023 thông báo trên mạng X (trước đây là Twitter) rằng ông và đệ nhất phu nhân đã đến Thụy Điển để hội đàm với thủ tướng Ulf Kristersson và hoàng gia, cũng như đại diện của các đảng phái chính trị tại Thụy Điển Trong cuộc gặp gần Stockholm với thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersso, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky cho biết Ukraina đã bắt đầu thảo luận với Thụy Điển về việc giao máy bay tiêm kích Gripen. Ông Zelensky cũng đã nói đến dự án của Kiev về việc khởi động sản xuất loại xe chiến đấu bọc thép CV-90 ngay tại lãnh thổ Ukraina và sớm nhất có thể.
<!>
Hai nhà lãnh đạo cũng đã đã thảo luận về nhiều chủ đề khác, như hợp tác song phương, nhất là trong ngành công nghiệp quốc phòng, việc Ukraina gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và an ninh chung trong không gian Liên Âu - Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.
Chuyến công du của tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tới Thụy Điển diễn ra trong bối cảnh Stockholm đang chờ được gia nhập Minh Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO). AFP nhắc lại là chỉ ít lâu sau khi Nga tấn công Ukraina, Thụy Điển đã từ bỏ chính sách không cũng cấp vũ khí cho các nước có chiến tranh và chuyển cho Kiev hàng ngàn vũ khí chống tăng.
Phi công Ukraina bắt đầu được huấn luyện lái chiến đấu cơ F-16
Theo trang tin Challenges, cũng trong ngày hôm qua, bộ trưởng Quốc Phòng Ukraina Oleksii Reznikov cho biết khóa huấn luyện phi công Ukraina lái chiến đấu cơ Mỹ F-16 đã bắt đầu. Theo bộ trưởng Reznikov, cần có ít nhất 6 tháng huấn luyện cho các phi công Ukraina, nhưng không rõ các kỹ sư và thợ máy cần bao nhiều thời gian huấn luyện. Bộ trưởng Quốc Phòng Ukraina cũng không cho biết chi tiết về lịch trình và địa điểm huấn luyện.
Trước đó 1 hôm, Washington ngày 18/08 thông báo đã đồng ý để Đan Mạch và Hà Lan giao chiến đấu cơ F-16 của Mỹ cho Kiev ngay sau khi các phi công của Ukraina hoàn thành khóa huấn luyện do một liên minh 11 nước đảm nhiệm.
Telegraph: Trung Quốc cung cấp cho Nga trực thăng, drone và nhiều vật tư công nghiệp quốc phòng
Bất chấp cam kết giữ trung lập trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, nhưng Trung Quốc được cho là đã đang cung cấp trực thăng, drone và các nguyên vật liệu khác cho các công ty công nghiệp quốc phòng của Nga, theo tờ Telegraph đưa tin.
Tác giả Sophia Yan trong bài viết đăng trên Telegraph hôm 19/8 nhận định rằng tuyên bố trung lập của Trung Quốc đã bị xóa bỏ bởi thực tế ngành công nghiệp quốc phòng bị chế tài của Nga đã đang nhận được hàng hóa từ Trung Quốc trị giá gần 200 tỷ USD trong năm nay, một mức cao kỷ lục. Trong khi đó, giao thương của Trung Quốc với các quốc gia khác đều đang giảm đáng kể.
Những công ty của Nga bị phương Tây chế tài đã đang nhận được hàng nghìn chuyến hàng vật dụng hoặc nguyên vật liệu trong giao thương với Trung Quốc là các nhà sản xuất hệ thống phóng tên lửa, xe thiết giáp và máy bay ném bom chiến lược.
Trong năm tài khóa năm nay kết thúc vào tháng Sáu, xuất khẩu hàng hóa có khả năng liên quan đến sử dụng trong quân đội từ Trung Quốc sang Nga đã tăng hơn gấp ba lần so với năm ngoái, theo dữ liệu của OEC, trang web của Viện Công nghệ Massachusetts chuyên cung cấp dữ liệu về các hoạt động kinh tế toàn cầu.
Theo Telegraph, những hàng hóa mà thường dân sử dụng là những thứ Trung Quốc có thể xuất sang Nga trong thời chiến, bởi vì những món hàng này ít có khả năng bị dấy lên báo động hoặc vi phạm các chế tài phương Tây đang áp lên Nga sau khi Moscow xâm lược Ukraine từ cuối tháng 2/2022.
Telegraph dẫn số liệu từ một bản kiểm toán trên giấy mà tờ báo này đã rà soát cho biết 1000 drone từ một nhà bán buôn đồ chơi Trung Quốc đã được chuyển tới Nga trước khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ. Samson, công ty của Nga nhận chuyến hàng drone này cũng tuyên bố là một công ty sản xuất đồ chơi, nhưng Telegraph nhận định dường như đó là một công ty bình phong.
Bản kiểm toán nêu trên cũng chỉ ra Trung Quốc đã xuất trực thăng sang Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước láng giềng phía Tây.
Những vật tư nhỏ hơn thậm chí còn dễ lẩn tránh chế tài hơn, trong đó nhiều kính ngắm quang học đã được chuyển từ Trung Quốc sang Nga với vỏ bọc ghi trong hóa đơn hàng hóa là sử dụng trong “săn bắn”. Các chuyến hàng kính ngắm quang học này năm ngoái đã được chuyển tới khoảng 50 công ty Nga với tổng trị giá 2,5 triệu USD, cao hơn gấp hai lần so với năm trước đó.
Theo Telegraph, các chuyến hàng hợp kim titan từ Trung Quốc xuất sang Nga đã tăng gấp đôi năm ngoái. Đã đang có ít nhất 520 chuyến hàng hợp kim titan chuyển từ Trung Quốc tới một nhà máy sản xuất xe thiết giáp của Nga.
Telegraph cho biết tất cả các công ty liên quan mà tờ báo liên hệ được đều đã từ chối trả lời về các thông tin nêu trên. Trong khi đó, một số công ty liên quan khác là không thể tiếp cận bằng nhiều hình thức.
Căn cứ không quân chứa 60 máy bay ném bom của Nga bị tấn công
Các hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy, hậu quả của cuộc tấn công của Ukraina vào căn cứ không quân Syolts của Nga, nơi các máy bay ném bom Tu-22M3 đồn trú. Những máy bay này được trang bị để mang tên lửa Kh-22 và Kh-32 và đã được sử dụng cho các phi vụ, nhắm vào khu vực gần Mariupol bằng bom công suất cao.
Những hình ảnh tái hiện sống động máy bay ném bom Tu-22M3 chìm trong biển lửa. Quy mô của ngọn lửa cho thấy rằng máy bay đã được nạp đầy nhiên liệu. Tâm điểm của những hình ảnh này là phần mũi của máy bay, nằm trên mặt đất, cho thấy phần trung tâm của thân máy bay đã bị phá hủy do hỏa hoạn. Điều này đánh dấu sự mất mát vĩnh viễn và không thể khắc phục đối với một tài sản quan trọng đối với nước Nga. Tuy nhiên thách thức nằm ở chỗ, mặc dù số lượng chính thức có khoảng 60 máy bay ném bom Tu-22M3 trong hạm đội Nga, nhưng không phải tất cả chúng đều đang hoạt động.
Cuộc tấn công diễn ra vào khoảng 10 giờ sáng ngày 19/8. Theo tuyên bố của chính phủ Nga, cuộc tấn công có sự tham gia của máy bay không người lái loại quadcopter, chúng được phóng tương đối gần với căn cứ không quân. Bộ Quốc phòng Nga cũng nhanh chóng báo cáo rằng một máy bay bị hư hại do cuộc tấn công.
Đập nước Nga vỡ nhấn chìm tuyến đường sắt xuyên lục địa Á – Âu
Theo một quan chức địa phương của Nga, nền kinh tế Nga có thể mất “hàng tỷ rúp” sau khi một con đập ở vùng Buryatia thuộc Siberia bị phá hủy. Điều này đã khiến nước một con sông tràn vào bờ và làm hỏng một tuyến đường sắt trung chuyển quan trọng.
Thống đốc khu vực Alexey Tsydenov viết trên Telegram ngày 19/8: “Các bờ sông Kholodnaya đã tràn ngập nước và ảnh hưởng đến một phần đường sắt vận chuyển quan trọng qua quận Severo-Baikal của nước cộng hòa phía đông Siberia”.
Nền kinh tế Nga đã bị đe dọa bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm cắt đứt nguồn lực của Nga để tiến hành nỗ lực chiến tranh.
Thống đốc khu vực tuyên bố: “Thiệt hại đối với nền kinh tế đất nước do hàng hóa nhàn rỗi sẽ lên tới hàng tỷ rúp, cộng với chi phí khôi phục đường sắt”.
Nước dường như đã ảnh hưởng đến Tuyến chính Baikal-Amur (BAM), một đường sắt trung chuyển quan trọng cắt qua Siberia. Trải dài khoảng 4.300 km, đây là một trong những mạng lưới đường sắt dài nhất thế giới. Tuyến đường sắt chạy ngay về phía bắc của Hồ Baikal, qua Severobaikalsk và kết thúc tại thành phố cảng Sovetskaya Gavan, nằm cạnh Thái Bình Dương.
Đoạn phim do kênh truyền thông độc lập NEXTA của Belarus đăng tải trên mạng xã hội cho thấy nước chảy xiết qua một đoạn cầu bị hư hỏng. Một đoạn video khác lan truyền trên mạng cho thấy một đoạn đường sắt bị sập, nước tràn vào và bao phủ đường ray.
Không rõ từ tuyên bố của thống đốc vùng Buryatia là con đập nào đã gây ra lũ lụt, hoặc chính xác là khi nào nó bị vỡ.
Trong một bài đăng cập nhật vào sáng ngày 20/8, thống đốc Tsydenov cho biết các quan chức đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên khắp Buryatia vì hậu quả của việc con đập bị phá. Ông nói rằng không có mối đe dọa nào đối với cư dân địa phương, đồng thời thông báo rằng mực nước đang rút và chính quyền sẽ sớm khôi phục các con đường du lịch.
Ông Tsydenov cho biết trong một bài viết riêng, đề cập đến công ty đường sắt nhà nước của Nga: “Đường sắt Nga đang làm mọi thứ cần thiết để khôi phục hoạt động của đoạn BAM bị hư hỏng của tuyến đường sắt trên sông Kholodnaya”.
Ukraina : Nga oanh kích vào trung tâm thành phố Tchernihiv làm 7 người chết
Trưa thứ Bảy, 19/08/2023, quân Nga đã oanh kích vào giữa khu vực trung tâm thành phố Tchernihiv, miền bắc Ukraina, cách biên giới với Nga khoảng 100 km, khiến ít nhất 7 người chết và 148 người bị thương, theo số liệu được cập nhập vào hôm nay 20/08. Liên Hiệp Quốc hôm qua lên án vụ tấn công tàn ác của Nga
Vào đầu cuộc chiến nổ ra hồi tháng 02/2022, thành phố Tchernihiv đã bị bao vây nhưng chỉ trong một thời gian rất ngắn. Những tháng qua, thành phố Tchernihiv cũng đã may mắn thoát được các vụ tấn công quy mô lớn của Nga.
Đang công du Thụy Điển khi vụ oanh kích xảy ra, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky lên án Nga đã biến một ngày thứ Bảy bình thường thành một ngày đau đớn và mất mát cho Ukraina. Hôm nay, thống đốc vùng Tchernihiv cho biết vẫn còn 41 nạn nhân đang phải nằm viện.
Điều phối viên các hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc tại Ukraina, Denise Brown, nhấn mạnh : « Thật là tàn ác khi tấn công vào quảng trường chính của một thành phố lớn vào buổi sáng khi mọi người đang đi dạo, một số người đến nhà thờ ». Đại diện Liên Hiệp Quốc yêu cầu chuyện tương tự không được lặp lại. Trong khi đó, ngành ngoại giao Pháp nhận định : « Theo luật quốc tế, việc cố ý nhắm vào các mục tiêu dân sự cấu thành nên tội ác chiến tranh » và xem vụ tấn công này là một « minh họa mới cho sự hèn nhát và vô đạo đức của Nga ».
Theo AFP, vụ tấn công gây thương vong nặng nề xảy ra chỉ ít giờ sau cuộc gặp của tổng thống NgaVladimir Poutine với các tướng lĩnh nước này tại Rostov-sur-le-Don, cách không xa biên giới với Ukraina.
Đặc phái viên Emmanuelle Chaze đã đến Tchernihiv và gửi về bài tường trình :
« Hơn 140 người bị thương ngày hôm qua ở Tchernihiv sau một cuộc tấn công, dường như là do tên lửa đạn đạo đã rớt xuống khu vực trung tâm thành phố. Như hôm qua chúng tôi đã thấy, tên lửa đã nhắm trúng quảng trường trung tâm, Học viện bách khoa và một nhà hát. Mái của tất cả các tòa nhà xung quanh nơi này đã cháy và bị phá hủy hoàn toàn. Ít nhất có 7 người chết, người ta đã trông thấy những thi thể nằm đó.
Hôm nay chúng tôi đến đây, một ngày quốc tang ở thành phố và vùng Tchernihiv. Người dân vô cùng bàng hoàng, mọi người bắt đầu một ngày cuối tuần mọi khi, rồi đến giữa ngày thì vụ oanh kích xảy ra. Bộ trưởng Nội Vụ Igor Klimenko đã đến Tchernihiv và nói rằng một cuộc điều tra đã được tiến hành ở khắp khu vực trung tâm thành phố đã bị tên lửa nhắm bắn.
Về phần mình, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky cũng nói đến cuộc tấn công mới nhắm vào dân thường ở Tchernihiv này. Ông giải thích rằng hơn 140 nhân viên cứu hộ đã làm việc trong suốt nhiều giờ để tìm cách cứu sống tất cả những ai họ có thể cứu.
Chúng tôi cũng đã có thêm một chút thông tin về bối cảnh ở thành phố. Báo Kiev Independent xác nhận là đã có một cuộc triển lãm của các nhà chế tạo drone ở thành phố Tchernihiv. Đó có thể là lý do cho cuộc tập kích này của Nga ».
Nga vượt Mỹ thành nhà cung cấp dầu mỏ hàng đầu ở thị trường lớn nhất Mỹ Latinh
Hãng tin Bloomberg gần đây cho biết: lệnh cấm của phương Tây đối với việc xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga bằng đường biểnm, đã dẫn tới cuộc cải tổ trong nguồn cung dầu toàn cầu. Và điều này khiến Mát-xcơ-va phải xoay trục sang châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.
Trong nỗ lực xây dựng thị trường mới, Nga đã củng cố vị thế là nhà xuất khẩu nhiên liệu hàng đầu sang Brazil, kể từ khi EU và G7 áp đặt lệnh cấm vận kèm giá trần với các sản phẩm dầu mỏ của Nga vào đầu tháng 2.
Ông Viktor Katona – nhà phân tích dầu thô hàng đầu của Kpler – cho biết: “Brazil là thị trường Mỹ Latinh lớn nhất, vì vậy các nhà máy lọc dầu của Nga tập trung vào nguồn cung cho nước này”.
Xuất khẩu của Nga sang Brazil trong tháng 8 dự kiến tăng 25% so với tháng trước, lên khoảng 235.000 thùng/ngày. Dữ liệu của Kpler cho thấy, điều này có thể giúp Nga vượt Mỹ, trở thành nhà cung cấp nhiên liệu nước ngoài hàng đầu cho Brazil.
Theo ông Katona, những thùng dầu được giảm giá là lợi ích tài chính cho Brazil, trong bối cảnh chính phủ quốc gia Nam Mỹ này đang nỗ lực giảm chi phí nhiên liệu vận tải.
Bên cạnh đó, các ước tính của Kpler cho thấy, việc mua dầu diesel của Nga giúp làm giảm giá nhiên liệu nhập khẩu của Brazil từ 10 đến 15 USD/thùng. Kpler cho biết thêm, Nga cũng đã khai triển xuất khẩu xăng và naphtha sang Brazil, và những mặt hàng xuất khẩu này dự kiến cũng tăng trưởng.
Các chiến binh Wagnerrời Belarus vì lương thấp
Lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner.
Trung tâm Kháng chiến Quốc gia Ukraina ngày 19/8 đưa tin: Hơn một nghìn lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner đã rời khỏi Belarus, vì họ không hài lòng với mức lương.
Trung tâm này trích dẫn nguồn tin ở Belarus nói: Số lượng chiến binh đánh thuê Wagner đã giảm từ 5.800 xuống còn 4.400.
Theo báo cáo của Trung tâm, “thiếu kinh phí từ Nga” là nguyên nhân gây ra tình trạng kể trên. Do không hài lòng với thu nhập, lính đánh thuê Wagner đóng quân ở Belarus đã ký hợp đồng chiến đấu ở các quốc gia châu Phi, hoặc đi nghỉ mà không có ý định quay trở lại.
Chính phủ Belarus đã thiết lập quan hệ đối tác với Tập đoàn Wagner vào tháng 7 vừa qua, khi công ty quân sự tư nhân này chuyển đến Belarus sau cuộc nổi dậy vào tháng 6 của ông Yevgeny Prigozhin. Các thành viên của Wagner kể từ đó đã huấn luyện các binh sĩ Belarus về kỹ thuật chiến đấu. Trung tâm cho biết, do mức lương thấp, nên hầu hết những lính Wagner nói trên đều không có kế hoạch ở lại Belarus.
Trong khi quân Wagner dường như đã rút khỏi Ukraina, sự hiện diện của họ ở Belarus đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Ba Lan, Litva và Latvia đều nêu khả năng đóng cửa biên giới với Belarus, do hoạt động của quân Wagner dọc biên giới.
Mỹ ‘ra đòn’ với các công ty năng lượng mặt trời Trung Quốc
Hôm 18/8, Hoa Kỳ đã hoàn tất quyết định áp thuế nhập khẩu nhằm vào các nhà sản xuất pin mặt trời của Trung Quốc, có sản phẩm được hoàn thiện ở Đông Nam Á. Lý do là các công ty này đang cố gắng trốn tránh các quy tắc thuế quan của Hoa Kỳ áp lên Trung Quốc.
Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức của Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho hay, quyết định trên được đưa ra sau khi cơ quan này có một phát hiện sơ bộ vào tháng 12 năm ngoái rằng các công ty năng lượng mặt trời đã tìm cách hoàn thiện sản phẩm ở các nước Đông Nam Á như Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam để né tránh thuế quan mà Hoa Kỳ áp lên hàng hóa do Trung Quốc sản xuất.
Hoa Kỳ từ lâu đã áp đặt thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm năng lượng mặt trời do Trung Quốc sản xuất, để bù đắp các khoản trợ cấp không công bằng của chính quyền Bắc Kinh.
Các nhà sản xuất tấm pin mặt trời của Hoa Kỳ từ lâu đã phàn nàn rằng Trung Quốc sử dụng việc bán phá giá, nhằm khiến các nhà sản xuất chi phí cao của Hoa Kỳ khó cạnh tranh hơn.
Đồng thời, Washington cũng đang xem xét liệu chuỗi cung ứng pin và linh kiện xe điện ở Trung Quốc có liên quan đến lao động cưỡng bức hay không.
Theo Đạo luật ngăn chặn lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ mới được ban hành, chính quyền Mỹ cấm các công ty Hoa Kỳ nhập khẩu các sản phẩm được sản xuất tại Tân Cương, Trung Quốc.
Hoa Kỳ tin rằng, ĐCSTQ đã thành lập các trại lao động ở Tân Cương để giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác. Do đó, các công ty cần bằng chứng chắc chắn để chứng minh rằng, không có hình thức lao động cưỡng bức nào trong chuỗi cung ứng của mình.
Hai năm trước, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ đã cấm các công ty nước này nhập khẩu vật liệu chính của tấm pin mặt trời từ Hoshine Silicon của Trung Quốc, viện dẫn các cáo buộc liên quan đến lao động cưỡng bức.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các tổ chức vi phạm đạo luật trên.
Tài chính Trung Quốc dần cạn kiệt? Các ngân hàng nhà nước lại hạn chế rút tiền với lý do ‘chống lừa đảo’
Với những cơn giông bão liên tục trong ngành bất động sản của Trung Quốc, tài chính của chính phủ Trung Quốc đang dần cạn kiệt. Gần đây, chính quyền địa phương nhiều nơi đã cố gắng dùng mọi cách để kiếm tiền thông qua tiền phạt. Cách đây vài ngày, một số ngân hàng lớn quốc doanh cũng công khai tuyên bố hạn chế số tiền mà người gửi rút ra với lý do chống lừa đảo. Điều này làm dấy lên sự tức giận của cư dân mạng Trung Quốc.
Theo một số phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, cách đây vài ngày, một số ngân hàng như: Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc Chi nhánh Nội Mông, Ngân hàng Thanh Đảo, Ngân hàng Trung Quốc Chi nhánh Thiên Tân, Ngân hàng Nam Kinh, Ngân hàng Thương mại Nông thôn Chương Thụ, Ngân hàng Thương mại Nông thôn Lương Sơn, v.v. đã đưa ra thông báo liên quan đến việc hạ giới hạn giao dịch của các kênh phi đối ứng (không qua quầy).
Theo báo cáo, sau khi điều chỉnh, hạn ngạch (tức giới hạn số tiền rút ra) của từng ngân hàng cũng khác nhau. Ngân hàng Hải Hạp Phúc Kiến tuyên bố rằng, giới hạn chuyển khoản không qua quầy là không quá 5.000 nhân dân tệ (tức hơn 16 triệu VND) mỗi ngày và không quá 100.000 nhân dân tệ (hay 327 triệu VND) mỗi tháng. Ngân hàng Thanh Đảo tuyên bố rằng giới hạn hàng ngày của một số tài khoản cá nhân sẽ được điều chỉnh xuống dưới 5.000 nhân dân tệ.
Một số ngân hàng cho biết, điều này nhằm kiểm soát gian lận mạng và viễn thông, đồng thời ngăn chặn hành vi lừa đảo thất thoát tiền.
Một số chuyên gia thì lý giải, đối với các giao dịch giá trị lớn qua các kênh phi quầy khó xác nhận ý định giao dịch thực sự của khách hàng, (nếu bị lừa đảo) khách hàng khó lấy lại được tiền sau khi chuyển khoản thành công, vì vậy cần hoàn thiện các biện pháp giám sát giao dịch. Xác định thói quen giao dịch hàng ngày của khách hàng thông qua các phương tiện kỹ thuật, kịp thời tiến hành đánh giá rủi ro của khách hàng và thực hiện các hạn chế tài khoản đối với các hoạt động bất thường có thể bảo vệ hiệu quả “túi tiền” của khách hàng.
Về vấn đề này, cư dân mạng Trung Quốc đã bày tỏ sự tức giận:
“Lừa đảo lớn nhất chính là ngân hàng”.
“Tiêu tiền của chính mình còn bị họ hạn chế. Lý do đưa ra chỉ vì lợi ích của chính họ”.
“Tại sao tôi cảm thấy đây không phải là phòng chống gian lận mà là ràng buộc gian lận nhỉ?”
“Họ quan tâm đến việc tiền của tôi có bị lừa hay không hơn cả tôi sao?”.
“Xem ra ngân hàng nào đó đã hết tiền rồi”.
“Khi tôi nhìn thấy hai từ “chuyên gia”, tôi muốn liền muốn mắng người.
Một số cư dân mạng cũng cho biết: “Đối với các giao dịch tại quầy, ngân hàng cũng không mở cửa hết các quầy. Mọi người phải xếp một hàng theo thứ tự. Một hàng kéo dài cả buổi sáng. Ai mà đợi được”.
Một số cư dân mạng cũng xác nhận rằng, họ vừa đi đăng ký thẻ Ngân hàng Trung Quốc, hạn mức rút tiền tối đa hàng ngày là từ 1.000 đến 5.000 (hơn 3 đến 16 triệu), nhưng không có giới hạn gửi tiền. Tất nhiên, bạn cũng có thể đăng ký rút hơn 10.000 nhân dân tệ mỗi ngày, nhưng bạn cần cung cấp rất nhiều thông tin.
Ngoài các ngân hàng, các cơ quan chính quyền trên khắp TQ đang lấp đầy thu nhập của họ bằng các khoản tiền phạt quy mô lớn.
Một doanh nhân tham gia vận chuyển quốc tế đã tiết lộ với giới truyền thông vào tháng 5 năm nay rằng, họ gần đây đã gặp phải sự thực thi pháp luật nghiêm ngặt nhất của Cục Hàng hải Thượng Hải. Một số lượng lớn tàu đã bị phạt và thậm chí bị giữ thuyền. Một tàu chở hàng rời bị phạt 50.000 nhân dân tệ (hơn 163 triệu đồng) chỉ vì thủy thủ Indonesia trên tàu treo ngược cờ Trung Quốc. Cái gọi là thực thi pháp luật thông qua phạt tiền đang sinh ra tham nhũng nghiêm trọng hơn.
Cư dân mạng “Thuyền trưởng Tiết ở LA” đã tweet vào ngày 18 rằng: Năm nay, một trong những chiếc thuyền nhỏ của tôi thường bị phạt hàng chục nghìn Nhân dân tệ. Thị trường năm nay không tốt, không có lãi, nhiều công ty lỗ nặng. Ông tiết lộ, lý do phạt là do Cục hàng hải phải chia tiền cho các đơn vị trực thuộc, có Cục hàng hải nào đó yêu cầu mỗi bến phải nộp 2 triệu NDT (hay 6,5 tỷ đồng), nếu không sẽ đến kiểm tra tàu thuyền cập bến mỗi ngày.
Hiện tại rất nhiều người đã thấy rằng, với sự suy thoái kinh tế, chế độ ĐCSTQ đã lung lay sắp đổ.
Tạp chí Phố Wall cho biết trong một báo cáo vào ngày 18/8 rằng, nếu chính phủ Trung Quốc không thể chứng minh cho người dân thấy rằng họ vẫn có khả năng thực hiện các hành động mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích của họ, thì Trung Quốc có thể sẽ rơi vào thời kỳ đình trệ kinh tế đau đớn và cuối cùng là bất ổn chính trị.
Cư dân mạng nhận xét, thật không ngờ, các phương tiện truyền thông chính thống như Tạp chí phố Wall cũng nói rằng nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục trì trệ sẽ gây ra hỗn loạn, ĐCSTQ khí số đã tận.
Nhan Thuần Câu, một người làm truyền thông cấp cao, đã đăng trên Facebook vào ngày 19 rằng: “Sự ổn định của chế độ phụ thuộc vào sự đối chiếu các biến số giữa chính phủ và người dân. Khi kinh tế, quân sự của quốc gia mạnh thì sự phản kháng của người dân chắc chắn sẽ yếu, vì nhà nước thừa sức dùng tiền để giải quyết nỗi bất bình của dân. Ngược lại, khi sức mạnh quốc gia suy yếu, lực bất tòng tâm, yêu cầu của người dân không được đáp ứng, thì dân sẽ nổi dậy khắp nơi, và khủng hoảng xã hội sẽ bùng phát”.
Ông chỉ ra: “Sức mạnh quốc gia và sự bất bình của công chúng là những biến số của nhau, và chúng phát triển để tạo thành một lực lượng chung, đó cũng là động năng khỏng lồ thúc đẩy sự sụp đổ của chế độ ĐCSTQ”.
Xe điện Trung Quốcmuốn ‘bành trướng’ ở châu Âu nhưng gặp vấn đề nan giải
Các nhà sản xuất xe điện (EV) của Trung Quốc đã vượt qua nhiều đối thủ nước ngoài để giành vị trí dẫn đầu về doanh số bán hàng tại quê nhà. Giờ đây, họ đang nỗ lực mở rộng thị trường sang châu Âu.
Theo công ty tư vấn ô tô Inovev, 8% số xe điện mới được bán ở châu Âu trong năm nay được sản xuất bởi các thương hiệu Trung Quốc.
Con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Theo một nghiên cứu của dịch vụ tài chính quốc tế Allianz, Đức, có ít nhất 11 mẫu xe điện mới do Trung Quốc sản xuất sẽ ra mắt tại châu Âu vào năm 2025.
Gian nan cuộc chiến giá cả
Sự xuất hiện ngày càng nhiều các thương hiệu xe điện Trung Quốc khiến các hãng xe phương Tây lo lắng. Hồi tháng 7, ông Carlos Tavares, Giám đốc điều hành của tập đoàn Stellantis đã cảnh báo về một “cuộc tấn công” của các mẫu xe điện giá rẻ Trung Quốc vào châu Âu.
Tuy nhiên, các hãng xe ở Châu lục này cũng đã tung ra hàng loạt mẫu xe điện của riêng mình, đồng thời cắt giảm chi phí sản xuất cũng như giá thành để cạnh tranh với các “tay chơi” từ Trung Quốc.
Hãng Renault của Pháp cho biết, họ đang tính cắt giảm tới 40% chi phí sản xuất các mẫu xe điện. Theo CEO của Renault, ông Luca de Meo cho biết, chi phí sản xuất của tập đoàn sẽ bắt đầu giảm đáng kể từ nửa cuối năm nay nhờ chi phí nguyên vật liệu giảm.
Nỗ lực của các quốc gia châu Âu đã đặt ra một thách thức cho các hãng xe điện Trung Quốc, khi họ coi giá cả là “quân át chủ bài”.
Theo các nhà nghiên cứu tại Jato Dynamics, giá trung bình của một chiếc xe điện ở Trung Quốc là dưới 32.000 Euro (830 triệu đồng) trong nửa đầu năm 2022, thấp hơn phân nửa so với mức giá khoảng 56.000 Euro (1,45 tỷ đồng) ở châu Âu.
Tuy nhiên, khi sang đến châu Âu, các thương hiệu Trung Quốc khó có thể bán xe điện với giá rẻ như ở quê nhà.
Ông Spiros Fotinos, Giám đốc điều hành của thương hiệu xe điện Trung Quốc Zeekr tại châu Âu cho biết, các hãng xe Trung Quốc sẽ phải bỏ thêm nhiều chi phí hơn vào tiến trình vận chuyển, nộp thuế bán hàng, thuế nhập khẩu và xin cấp chứng nhận châu Âu.
Nỗ lực chiếm niềm tin người tiêu dùng
Trong khi các thương hiệu như MG đã trở nên quen thuộc ở châu Âu, thì những tên tuổi khác như Xpeng hay Nio vẫn đang loay hoay tìm chỗ đứng ở thị trường này.
Các cuộc khảo sát cho thấy, hầu hết những người mua xe điện tiềm năng ở châu Âu đều không nhận ra các thương hiệu Trung Quốc. Nếu họ có nhận ra, họ cũng lưỡng lự không muốn mua xe từ quốc gia này.
Đây là điều dễ hiểu, bởi các hãng xe từ Nhật Bản và Hàn Quốc cũng phải mất hàng thập niên để giành được lòng tin và đáp ứng thị hiếu của khách hàng châu Âu.
Theo một cuộc khảo sát năm 2022 của YouGov, chỉ có 14% trong số gần 1.700 người tiêu dùng Đức biết đến BYD – đây nhà sản xuất xe điện lớn thứ hai thế giới sau Tesla. Cuộc khảo sát này cũng cho thấy, 95% người tiêu dùng biết đến hãng Tesla.
Một số nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã nỗ lực giành xếp hạng an toàn 5 sao theo tiêu chuẩn châu Âu, đồng thời đáp ứng các yêu cầu pháp lý để xóa bỏ tâm lý e ngại của khách hàng khu vực này.
Ông Fotinos cho biết, hãng Zeekr sẽ tìm cách chiếm được lòng tin của người tiêu dùng thông qua các buổi lái thử và phòng trưng bày, nơi họ có thể trực tiếp đánh giá chất lượng xe điện của hãng.
Hãng xe điện GAC lớn thứ ba Trung Quốc đã mở một văn phòng thiết kế ở Milan, Ý để nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng trước khi chính thức bán hàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét