Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2022

Ngày LỄ LAO ĐỘNG [LABOR DAY] của Hoa Kỳ & NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1-5. - Nguyễn Châu











Ngày LỄ LAO ĐỘNG [LABOR DAY] của Hoa Kỳ được cử hành vào Ngày thứ Hai đầu tiên (the first Monday) của tháng 9 hàng năm. Năm nay, Lễ Lao Động tại Mỹ là ngày mồng 5 tháng 9/2022. Trong lúc NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG mà hầu hết các quốc gia khác tại Âu châu và Á châu là ngày 1 THÁNG 5 hàng năm, còn được biết đến qua tên gọi "MAY DAY". Đây là ngày biểu dương sức mạnh, sự cống hiến và các thành tựu của Giai Cấp Công Nhân, Thợ Thuyền. Để tưởng lục giai cấp công nhân, ngày Quốc Tế Lao Động cũng được cử hành nhằm nâng cao sự nhận biết về các vấn đề như lao động cưỡng bức, mức lương tối thiểu, quyền của các công nhân nhập cư, vân vân...
<!>
Tại một số quốc gia, các hiệp hội lao động và các đoàn thể lao động đã lợi dụng Ngày Lao Động để tổ chức các cuộc tuần hành, biểu tình tranh đấu cho quyền của công nhân. Thế nhưng rất nhiều người lao động và công nhân không hề biết nguồn gốc và lịch sử của ngày Lễ Lao Động đã đem lại những phúc lợi mà họ đang thụ hưởng.

Lai Lịch Ngày Quốc Tế Lao Động


Vào thế kỷ thứ 19, khi sự kỹ nghệ hóa lên tới đỉnh cao, người lao động đã phải làm việc cực lực để đáp ứng mức cung cầu lớn lao của quần chúng. Vào thời điểm đó, công nhân phải làm việc nhiều giờ trong ngày, số giờ làm việc bắt buộc từ 10 tới 16 giờ/ một ngày. Ngoài ra, các điều kiện làm việc lại không an toàn cho người lao động. Vì vấn đề này mà một số lao động, thợ thuyền, công nhân đã gặp nhiều khó khăn về sức khỏe, về sinh hoạt... thậm chí có nhiều công nhân đã chết vì môi trường làm việc không an toàn và số giờ làm việc quá dài gây kiệt sức...

Để chấm dứt tình trạng bi thảm này và đòi hỏi sự công bằng cho giai cấp lao động, một số phong trào tranh đấu đã khởi động vào cuối thế kỷ thứ 19. Phong trào khởi phát bằng sự đòi hỏi một sắp xếp chuyên biệt về giờ làm việc của công nhân. Theo Sakshi Grover, phong trào đòi tám-giờ lao động một ngày đã khởi phát từ Anh quốc vào đầu thế kỷ 19 và nhanh chóng lan ra các nước khác.

Tại Mỹ, cuộc biểu tình đầu tiên do những người thợ mộc ở Philadelphia tổ chức, họ đình công và đòi số giờ làm việc là 10-giờ/một ngày. Đòi hỏi này đã lan rộng vào thập niên 1930. Rồi vào năm 1864, đòi hỏi "tám-giờ-một ngày" đã nhanh chóng trở thành yêu sách chính thức của Phong trào Lao động Chicago. Để tiếp tục đấu tranh nhằm làm cho yêu sách "tám-giờ-một ngày" thành hiện thực, vào ngày 1 tháng 5/1886 một cuộc tổng đình công đã diễn ra ở Chicago với hàng ngàn người đến với nhau để ủng hộ phong trào lao động. Trong những ngày tiếp theo số người tham gia phong trào ngày càng đông. Đến ngày mồng 4 tháng Năm, khi cảnh sát tìm cách giải tán cuộc tụ tập, bạo lực đã xảy ra... rất nhiều người bị thương và có nhiều người chết.

Năm 1889, một cuộc họp đã diễn ra tại Paris, thủ đô Pháp quốc, do Đệ Nhị Quốc tế (Second International) một tổ chức xã hội chủ nghĩa và các đảng lao động tổ chức, kêu gọi biểu tình trên toàn thế giới để tưởng niệm các cuộc biểu tình ở Chicago. Vào năm 1891, Ngày 1 THÁNG NĂM (May Day) được chính thức công nhận bởi Nghị Hội Đệ Nhị Quốc Tế để được cử hành hàng năm.

Tại Mỹ và Canada, ngày Lễ Lao Động được cử hành vào ngày thứ HAI đầu tiên của tháng 9 mỗi năm, là một ngày quốc lễ để vinh danh các thành tựu của các công nhân trong nhiều lãnh vực lao động.

Lễ Lao Động tại Mỹ được chính thức trở thành quốc lễ vào năm 1894. mặc dù một cuộc tuần hành lớn đã diễn ra tại New York vào năm 1882 và tiểu bang Oregon đã chính thức cử hành Lễ Lao Động năm 1887...

Nguyễn Châu

Không có nhận xét nào: