Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

Nhắc Nhở: Giữ Gìn Sức Khỏe Khi Mùa Thu Về và Lời Mời Tham Dự Chiều Nhạc “Em Có Nghe Mùa Thu!” Tuần Này! - Lê Văn Hải


Nhắc Nhở: Giữ Gìn Sức Khỏe Khi Mùa Thu Về và Lời Mời Tham Dự Chiều Nhạc “Em Có Nghe Mùa Thu!” 3 Giờ Chiều Chủ Nhật Tuần Này! Tại Cà Phê Lover (Đường Capitol). Những lưu ý cần cho sức khỏe vào Mùa Thu!
Bước vào mùa Thu, thời tiết trở nên mát mẻ phù hợp với nhiệt độ cơ thể con người. Nhiệt độ hạ thấp, nhu cầu ăn uống của chúng ta dần dần tăng lên, sức tiêu hóa cũng tăng cao, đây chính là mùa thích hợp để bồi bổ dinh dưỡng.
<!>


Tuy nhiên, mùa Thu cũng là mùa các bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển mạnh nhất. Chỉ khi nào cơ thể bạn được bảo vệ đúng cách và cung cấp đầy đủ lượng vitamin cần thiết, bạn mới có thể ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể. Giữ ấm cổ & cột sống ngay từ lúc vào Thu đã có sự khác biệt nhiệt độ giữa ngày và đêm. Vì vậy, nếu không cẩn thận, nhiều người có thể sẽ bị cảm lạnh. Trong trường hợp bị cảm lạnh, có thể dẫn tới co thắt mạch máu và độ cứng cơ ở cổ.

Khi mùa thay đổi, đàn ông nên cố gắng mặc áo cổ cao, phụ nữ nên có khăn quàng hoặc khăn choàng sẽ tốt hơn. Ngoài ra, do nhiệt độ ban ngày chưa tăng cao, nhiều người vẫn thường chủ quan mặc áo mỏng, khi gặp một cơn gió heo may dễ gây rùng mình ớn lạnh ở lưng. Điều này khiến cho các lỗ chân lông trên cơ thể đột ngột mở rộng, dễ gây cảm cúm. Thay quần áo kịp thời. Cũng do sự khác biệt nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa trong nhà và ngoài trời mà mùa này chúng ta dễ gặp các bệnh như viêm họng, viêm phổi và các bệnh hô hấp xảy ra thường xuyên. Do vậy, chúng ta nên chú ý thay quần áo theo đúng điều kiện thời tiết thay đổi để tránh bị nóng quá hoặc lạnh quá. Đừng đứng trước quạt hay điều hòa để làm mát sau khi ra mồ hôi, không ăn nhiều và ăn quá nhanh các đồ uống lạnh và các loại thực phẩm khác. Bạn cũng nên uống nhiều nước đun sôi để ấm. Phòng ngừa những cơn ho mùa Thu là mùa chứng ho bùng phát. Do đó, bạn cần lưu ý đến việc phòng ngừa ngay từ bữa ăn gia đình, tăng cường các thực phẩm dưỡng phổi để phòng ngừa chứng ho. Bạn nên ăn thường xuyên các thực phẩm như bách hợp, mật ong, lê, hạt sen, ngân nhĩ, nho, và các loại rau tươi… Nên ít ăn các thực phẩm cay nóng. Ngoài ra, bạn cũng nên tích cực tham gia các hoạt động dưỡng khí ngoài trời, để tăng cường thể chất, củng cố hệ miễn dịch.Thực đơn rau xanh, súp lơ có hàm lượng vitamin các loại phong phú, cứ mỗi 200g súp lơ tươi có thể cung cấp trên 75% vitamin A cần thiết cho cơ thể hoạt động trong một ngày ở người trưởng thành. Đặc biệt, lượng vitamin C dồi dào trong súp lơ nhiều hơn gấp 4 - 5 lần bắp cải, nhiều hơn 3 lần so với lượng vitamin C có trong cam ngọt, cứ khoảng 100g súp lơ chứa khoảng 80mg vitamin C. Do đó, bạn nên thường xuyên chế biến loại thực phẩm này trong thực đơn mùa thu.


Ngoài ra, tiết trời Thu khô hanh khó chịu, khiến cơ thể mất dần cảm giác muốn ăn. Cần tây có thể gây hưng phấn trung khu thần kinh, thúc đẩy tiết dịch dạ dày, từ đó tăng cảm giác thèm ăn, đồng thời có tác dụng tiêu đờm hiệu quả. Có thể xào cần tây với thịt bò, thịt heo hoặc cho vào những món canh hằng ngày hoặc ép lấy nước uống cùng với cà rốt.

Ăn trái cây của mùa Thu là thời điểm bắt đầu vào mùa cam. Đây là trái cây lý tưởng để bạn cho vào thực đơn. Cam mùa Thu giàu vitamin C nhất. Ăn cam sẽ giúp bạn nhanh khỏi cúm, ho, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cam giúp cho xương cứng chắc, chống đau họng, giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn…

Lê cũng là trái cây giàu chất xơ, một quả lê cỡ trung bình có thể cung cấp khoảng 4g chất xơ, tương đương với gần hai bát cơm. Hầu hết chất xơ trong lê đều có thể hòa tan nên có thể giúp hạ thấp nồng độ cholesterol trong máu và giúp kiểm soát lượng đường huyết. Mùa Thu, bạn có thể ăn nhiều lê mà không sợ béo.Đề phòng bệnh dạ dày mùa Thu cũng làm cho nhiều người bị tái phát bệnh dạ dày. Do sự kích thích của không khí lạnh, lượng vitamin trong máu tăng lên, dịch chua trong dạ dày bài tiết nhiều, đường tiêu hoá bị co bóp mạnh, làm giảm sức đề kháng và tính thích ứng với khí hậu của cơ thể.

Ngoài ra, không khí mát lạnh cũng khiến chúng ta ăn ngon miệng hơn và nhiều hơn, làm tăng thêm gánh nặng cho đường tiêu hóa, khiến bệnh dạ dày dễ tái phát. Những người bị bệnh này, ngoài việc phải chú ý mặc ấm. (HP)


Giới thiệu 8 thực phẩm ngon và bổ dưỡng sức khỏe trong Mùa Thu, có thể bạn đã quên, không nghĩ đến!

Mùa Thu là mùa thu hoạch cá thu đao (Pacific Saury), có thể nói cá thu đao là loại cá phổ biến đại biểu cho hương vị mùa Thu. (Ảnh: Shutterstock)

Nếu như nói mùa hè nóng nực khiến người ta không ngon miệng, vậy thì mùa Thu là “mùa thèm ăn” với thực phẩm dồi dào, từ các loại trái cây ngọt ngào đến các loại củ như khoai lang, khoai môn… Có vô số thực phẩm tươi ngon theo mùa, vậy loại nào được yêu thích nhất?

Trang web xếp hạng thực phẩm của Nhật Bản đã thống kê khoảng 20 loại thực phẩm trong mùa Thu được yêu thích. Dưới đây là 8 loại thực phẩm phổ biến, trong đó có một loại mà có thể bạn không nghĩ đến. Loại thực phẩm này không phải là thực vật, đó là cá thu đao sống ở trong biển.

1. Cá thu đao

Mùa Thu là mùa thu hoạch cá thu đao (Pacific Saury), có thể nói cá thu đao là loại cá phổ biến đại biểu cho hương vị mùa thu, nhất là ở Nhật Bản. Cá thu đao sinh trưởng ở các vùng biển Nhật Bản, Đài Loan thuộc vùng biển ôn đới Thái Bình Dương.

Vào mùa Thu, đối với những người thích hải sản thì món cá thu đao nướng chắc chắn sẽ làm họ vừa lòng thỏa ý. Mặc dù món này có vị béo ngậy một chút, nhưng khi ăn, phối hợp với củ cải bào nhỏ chấm nước tương sẽ đem đến cảm giác thanh mát ngon miệng.

Điều đáng nói chính là, phần đen trên lưng cá thu đao chứa rất nhiều vitamin B12, có tác dụng ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Cá thu đao tuy được nhiều người yêu thích nhưng lại không thích hợp cho người bị xơ gan.

Khi ăn món cá thu đao, có thể ăn kèm với củ cải trắng để giảm cảm giác béo ngậy dễ ngán. (Ảnh: Shutterstock)

2. Khoai lang

Ăn khoai lang tươi vào mùa Thu có tác dụng dưỡng sinh. Khoai lang có vị ngọt giống như đường, là thực phẩm giàu chất xơ giúp điều tiết môi trường đường ruột và giảm táo bón, cũng như các Vitamin giúp nâng cao khả năng miễn dịch và dưỡng da.

Có nhiều cách ăn khoai lang, có thể nấu với cơm để làm thành món “cơm khoai lang”, hoặc có thể nấu riêng làm món ăn kèm với những món khác. Nhưng cách ăn kinh điển nhất thơm ngon nhất là khoai lang nướng, hương vị ngọt ngào của nó thật khiến người ta khó quên!

3. Hạt dẻ

Hạt dẻ vào mùa Thu rất hấp dẫn, đi trên những con phố bán đồ ăn, sẽ dễ dàng bắt gặp mùi thơm của hạt dẻ rang. Trong các tiệm bánh ngọt cũng có rất nhiều hạt dẻ, đây là một món ăn vặt không thể thiếu trong mùa Thu.

Hạt dẻ rất giàu chất dinh dưỡng, gồm có Protein, Vitamin và các nguyên tố vi lượng. Đây cũng là loại hạt chứa nhiều acid béo không bão hòa, rất tốt cho tim mạch.

Ngoài cách mua hạt dẻ đã được nấu chín, cũng có thể mua hạt dẻ sống về làm món cơm hạt dẻ, gà nấu hạt dẻ. Nên chọn hạt dẻ có vỏ ngoài màu nâu sẫm đều, những hạt như vậy mới chín và còn tươi. Nếu vỏ ngoài có màu nâu nhạt, là hạt dẻ chưa chín.

4. Bí đỏ

Bí đỏ chứa nhiều Vitamin, là loại rau củ có nhiều công dụng không thể thiếu trong các món ăn mùa Thu, có thể dùng làm món ăn chính, cũng có thể làm món ăn kèm. Nhưng nếu không ngại thưởng thức vị ngọt và cảm giác mềm dẻo của bí đỏ tươi, thì hãy thử làm món bí đỏ hấp.

Mặc dù bí đỏ có thể cất giữ được lâu, nhưng cần phải được bảo quản nguyên trái ở nơi râm mát và thoáng gió thì có thể cất giữ được khoảng 1-2 tháng. Nếu đã cắt ra, thì phải loại bỏ hạt và xơ, dùng màng bọc thực phẩm bao kín, cho vào tủ lạnh, cố gắng ăn trong vòng một tuần.

Bí đỏ còn có thể bảo quản bằng cách đông lạnh, như vậy càng thuận tiện hơn khi chế biến món ăn. Cắt bí đỏ thành từng miếng rồi luộc chín, để nguội, nghiền nhỏ, cho vào túi giữ thực phẩm, cất vào ngăn đông tủ lạnh. Cũng có thể phân ra từng phần để bảo quản để tránh chúng dính chung vào với nhau. Mỗi khi muốn dùng bí đỏ làm món hầm thì có lấy từ trong tủ lạnh ra bất kỳ lúc nào.

5. Trái lê

Lê chắc chắn là một đại diện tiêu biểu cho các loại trái cây mùa Thu. Một trái lê ngọt ngào mọng nước, giàu chất xơ, có thể ngăn ngừa táo bón. Ở Nhật Bản, người ta đem lê ướp lạnh rồi ăn sẽ ngọt và ngon hơn, một số người còn xay nhuyễn lê để làm thức ăn dặm cho trẻ sơ sinh.

Người ta thường nói rằng trái lê càng to thì càng ngon, khi mua lê ở siêu thị, quan trọng là phải chọn trái có phần thịt ở gần cuống tròn đầy và chắc. Ngoài ra, những trái lê chín sẽ có vỏ trơn bóng không có vân thô ráp.

6. Nho

Nho có rất nhiều loại như nho xanh, nho đỏ, nho tím, chứa nhiều chất dinh dưỡng, được mệnh danh là “bảo thạch của trái cây”, hay “sữa thực vật” mọc lên từ đất. Đối với các loại trái cây mùa Thu, sẽ rất thiếu vắng nếu không có nho.

Nho chứa nhiều chất chống oxy hóa, một trong số đó chính là Resveratrol, một hợp chất Polyphenol được tìm thấy trong vỏ nho đỏ và hạt nho. Hóa chất thực vật (phytochemical) này có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đồng thời giúp ngăn ngừa ung thư.

Nho thuộc loại trái cây có hàm lượng đường cao, cho dù ngon đến đâu cũng không nên ăn nhiều. Những người có tỳ vị hư hàn, người mắc bệnh tiểu đường nên ăn với số lượng hạn chế.

7. Trái hồng

Ăn một trái hồng chín ngọt mới có thể cảm nhận được mùa Thu đã đến, vì trái hồng chưa chín sẽ có vị rất chát, trái hồng chín vàng báo hiệu mùa thu thực sự đã đến.

Trái hồng có rất nhiều lợi ích. Nó là loại trái cây có hàm lượng calo thấp, hơn nữa còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật, Flavonoid vàng và chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, còn có thể ngăn ngừa hiện tượng xuất huyết trong các mạch máu nhỏ. Trái hồng còn chứa nhiều iodine, có thể ngăn ngừa và cải thiện bệnh bướu cổ do thiếu iod.

Có nhiều loại hồng khác nhau, trái hồng cứng có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường, đợi đến khi chín mềm mới có thể ăn được, nếu không sẽ có vị chát; trái hồng ngọt có thể ăn trực tiếp khi còn cứng, sẽ có vị tươi giòn khác biệt.

Cần lưu ý không nên ăn hồng quá nhiều hoặc ăn lúc bụng đói, cũng không nên ăn cùng với cua, nếu không sẽ bị đau bụng.

8. Nấm thông

Mùa nấm thông là từ tháng 7 đến tháng 10, vì vậy muốn ăn nấm thông tươi thì phải chờ vào mùa Thu.

Nấm thông hay còn gọi là nấm Matsutake, nấm tùng nhung, sinh trưởng ở vùng Đông Bắc và Tây Nam của Trung Quốc và ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, được mệnh danh là “Vua của các loài nấm”. Sở dĩ loài nấm này quý là do yêu cầu rất cao về nhiệt độ và đất trồng, rất khó trồng nhân tạo, vì vậy ở Nhật Bản nó được gọi là “Vua nấm thần kỳ”.

Theo các tài liệu y học ghi chép, nấm thông có các công hiệu bồi bổ cơ thể, ích dạ dày, giảm đau, lưu thông khí huyết, tiêu đờm, đuổi côn trùng. Các món như Súp gà hầm nấm thông, nấm thông xương sườn, cơm nấm thông… đều rất ngon.

Nhiều người rất tin tưởng công dụng dưỡng sinh mạnh mẽ của nấm thông, vì vậy đã kết hợp với những nguyên liệu nấu ăn ngon. Nấm thông của mùa Thu càng thêm hấp dẫn.(TN)



Giới Thiệu Buổi Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật Độc Đáo Hiếm Có Tại San José:

Văn Thơ Lạc Việt và Chiều Nhạc: “Em Không Nghe Mùa Thu!”

*Nhằm giới thiệu những Tác Phẩm Thơ Văn của các Tác Giả trong VTLV, những dòng nhạc, bài thơ đặc biệt nói về Mùa Thu!

*Cũng để Mừng Sinh Nhật các thành viên, có ngày sinh trong tháng 7, 8, 9. Và đây cũng là dịp “Hội Ngộ” các Văn Nghệ Sĩ trong VTLV gồm: Thi sĩ Song Linh, Nhà truyền thông, Thi sĩ Mạc Phương Đình, Ca sĩ Thúy Nga, Ca Sĩ Khánh Ngân, Báx sĩ Trần Nam, Nhạc sĩ Thiên Phương, Nghệ sĩ L. Hữu Lộc, Nhà văn Thanh Xuân, Nghệ sĩ Đỗ Minh Giang…

*VTLV, trong mục đích “bảo tồn và phát huy tiếng Việt”, đã hoạt động mạnh mẽ, bền bỉ hơn 30 năm nay! Quy tụ nhiều Cây Viết, Nhà Thơ, Nhà Văn, Nhà Báo, Nhạc Sĩ, Nghệ Sĩ hùng hậu, sáng tác phong phú, vào bậc nhất trong các Văn Đoàn tại Hải Ngoại. Gồm những ngòi viết và những nghệ sĩ như: Chinh Nguyên, Cao Mỵ Nhân, Kiều Mỹ Duyên, Lê Tuấn, Mạc Phương Đình, Minh Thúy, Phương Hoa, Phạm Phan Lang, Song Linh, Dương Huệ Anh, Nguyễn Hồng Dũng, Ấu Tím, Đỗ Dung, Giao Chỉ, Hoàng Mai Nhất, Mai Thanh Truyết, Phạm Mạnh Đạt, Thiên Phương, Vệ Trà Huỳnh Kim Anh, Hoàng Phong Linh, Thanh Thanh, Hạnh Thảo, Thanh Xuân, Tracy, Tina, Đóm Đóm, Thúy Nga…..

*Chiều Nhạc, với những giọng ca, giọng ngâm độc đáo, truyền cảm, của nhiều nghệ sĩ trong VTLV và Thân Hữu.

*Những Nhạc phẩm hay nhất, tiêu biểu cho Mùa Thu: Mùa Thu Cho Em (HẠNH THẢO) Thu Quyến Rũ (VĂN KHOA) Thu Tím Lá Vàng (THÙY NGA) Thu Hát Cho Người (THÙY NGA) Mùa Thu Yêu Đương (DON PHẠM) Thu Hát (DON PHẠM) Thu Ca (BÉ TƯỜNG VY) Đâu Phải Bởi Mùa Thu ( TƯỜNG VY)…..Và còn rất nhiều nhạc phẩm nổi tiếng về Mùa Thu khác.

*Vào cửa, nước giải khát, hoàn toàn miễn phí!


Lời Mời Tham Dự: Chiều Nhạc “Em Không Nghe Mùa Thu!”

Lúc 3 giờ chiều Chủ nhật, ngày 2 tháng 10 năm 2022.

Tại Quán cà phê Lover, số 1855 Aborn Rd, San Jose, Ca 95121.


“Em không nghe mùa thu!”

Tên chủ đề của Chiều Nhạc. Bài thơ chỉ có 9 câu, mỗi câu 5 chữ, vị chi vỏn vẹn có 45 từ! Ít như thế, keo kiệt chữ nghĩa như thế, nhưng cũng đã quá đủ, làm nên tên tuổi một nhà thơ danh tiếng! trong văn học. Bởi đây là một trong những bài thơ hay nhất, viết về mùa thu! Cái hay của bài thơ này, rất tiếc kiệm từng câu, từng chữ. Nhưng cho người đọc cảm giác nâng hồn bay bổng, hoàn toàn siêu thoát! Người thưởng thức chỉ cảm nhận được, chứ không thể nói ra được một cách rõ ràng, rất mơ hồ! Đây là bức tranh thiên nhiên tuyệt hảo của Mùa Thu! Nhưng không được vẽ bằng mầu, mà lại được vẽ bằng hồn, bằng cả điệu nhạc, chất thơ, rất riêng của tâm hồn thi sĩ như…Lưu Trọng Lư!

Tiếng Thu

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?


Mùa Thu là Mùa Của Thi Nhân, Nghệ Sĩ. Mùa Thu được xem là mùa của cảm xúc, mùa của nỗi nhớ, mùa của hoài niệm. Với chút hơi gió hơi se lạnh và những hàng cây, tán lá rụng xào xạc, khiến con người cảm thấy bâng khuâng, mơ mộng và trầm lặng. Từ những cảm xúc đặc biệt này, mà các Nhà Thơ, Nhạc Sĩ tác đã cho ra đời những ca khúc, bài thơ về mùa thu chạm tới trái tim của người người đọc. Nên những Thơ Nhạc ca tụng về Mùa Thu phong phú hơn hẳn các mùa khác.

Những bài hát về mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận đối với các nhạc sĩ. Thêm một nhạc phẩm nữa mà ai cũng quen:

Mùa Thu Cho Em

Em có nghe
Mùa thu mưa giăng lá đổ
Em có nghe
Nai vàng hát khúc yêu đương
Và em có nghe khi mùa thu tới
Mang ái ân mang tình yêu tới

Em có nghe nghe
Hồn thu nói mình yêu nhau nhé

(Tùng Dương)


Chờ mãi! “Kìa Thu Đã Về!” nên không thể bỏ qua, Chiều Nhạc Độc Đáo, Bâng Khuâng, Mơ Mộng: “Em Không Nghe Mùa Thu!” Do VTLV tổ chức:

Lúc 3 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 2 tháng 10 năm 2022.

Tại Quán cà phê Lover, số 1855 Aborn Rd, San Jose, Ca 95121.

*Vào cửa, nước giải khát, hoàn toàn miễn phí!

Trân trọng kính mời









Không có nhận xét nào: