Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2022

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI :2/9/2022


Các chuyên gia quốc phòng Mỹ cảnh báo Trung Quốc có thể đang phát triển vũ khí sinh họcCác chuyên gia quốc phòng Hoa Kỳ cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đang tiến hành nghiên cứu vũ khí sinh học , và những kết quả nghiên cứu khoa học này có thể được sử dụng để tấn công Hoa Kỳ cùng các đồng minh trong một cuộc xung đột.Peter Brookes, một thành viên cấp cao tại Quỹ Di sản Hoa Kỳ và là cựu phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, đã viết trên trang web của tổ chức rằng ĐCSTQ đang tiến hành nghiên cứu công nghệ sinh học lưỡng dụng (nghĩa là có thể ứng dụng cho dân sự và quân sự). Ngoài ra, Bắc Kinh đã chần chừ tiết lộ kết quả của một chương trình vũ khí sinh học có mức độ như thời Chiến tranh Lạnh.
<!>
China’s Secretive Work in Biotechnology

While U.S. intelligence toils to identify the exact origins of the SARS-COV2 (COVID-19) virus in China, there ar...
Ông Brooks cũng nói rằng ĐCSTQ đã hoãn hoặc hủy bỏ việc tham gia các hội nghị quốc tế về Công ước Vũ khí Sinh học trong hai năm liên tiếp.

Trong bài báo, ông Brooks trích dẫn một báo cáo gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho Quốc hội, trong đó cho biết đang có lo ngại về việc liệu Bắc Kinh có đang vi phạm Công ước về Vũ khí Sinh học hay không.

Theo Công ước về Vũ khí Sinh học, các quốc gia thành viên có thể tham gia vào nghiên cứu hòa bình (chẳng hạn như phát triển vắc xin), nhưng cấm phát triển, sở hữu, lưu trữ hoặc sử dụng các tác nhân này cho các mục đích tấn công.

Trong báo cáo của mình, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lưu ý rằng Bắc Kinh tiếp tục tham gia vào các hoạt động lưỡng dụng (dân sự và / hoặc quân sự), gây lo ngại về việc nước này tuân thủ Điều I của Công ước Vũ khí Sinh học.

Theo báo cáo, Bắc Kinh đã có chương trình vũ khí sinh học từ những năm 1950 đến cuối những năm 1980, được cho là sẽ bị chấm dứt, chuyển giao hoặc phá hủy khi Trung Quốc gia nhập Công ước năm 1984. Nhưng cho đến ngày nay, Bắc Kinh vẫn chưa thừa nhận sự tồn tại của chương trình vũ khí sinh học, cũng như không công bố việc bố trí vũ khí hiện tại.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc có kế hoạch sử dụng “ricin, độc tố botulinum, và tác nhân gây bệnh than, bệnh tả, bệnh dịch hạch và bệnh sốt rét” làm vũ khí.

Báo cáo của Bộ cũng lưu ý rằng cơ sở y tế quân sự của Bắc Kinh đã xuất bản các tài liệu thảo luận về cách “xác định, kiểm tra và mô tả đặc điểm của một loạt các chất độc mạnh có công dụng kép (dân sự / quân sự)” có thể gây ra mối đe dọa về vũ khí sinh học.

Ông Brooks nói rằng, trong báo cáo của Bộ Ngoại giao, có thể có một lượng đáng kể các phân tích dựa trên các nguồn thông tin tình báo và phương pháp luận nhạy cảm và do đó không được công bố rộng rãi.

Trong đó, ông lưu ý rằng Bắc Kinh đã hoãn một cuộc họp ảo song phương năm 2021 với Hoa Kỳ về Công ước Vũ khí Sinh học và hủy một cuộc họp tương tự khác vào đầu năm 2022, làm dấy lên những lo ngại sâu sắc hơn.

Brooks lưu ý rằng báo cáo thường niên của Ngũ Giác Đài trước Quốc hội vào cuối năm 2021 cũng bày tỏ quan ngại về sự phát triển công nghệ sinh học của Trung Quốc.

Ông Brooks kêu gọi sự quan tâm của quốc tế tới vũ khí sinh học, ngoài sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh về nguồn gốc của COVID-19. Mục đích cơ bản của nghiên cứu sinh học cũng có thể là một mối đe dọa quan trọng và ngày càng tăng đối với Hoa Kỳ và các đồng minh cũng như đối tác của Hoa Kỳ.

Cảnh báo của Brooks được đưa ra sau khi một chuyên gia Hoa Kỳ làm chứng tại phiên điều trần tại Thượng viện vào đầu tháng 8 rằng một phân tích pháp y cho thấy Viện Vi rút học Vũ Hán của Trung Quốc đang nghiên cứu Nipah, một mầm bệnh gây chết người cao, có thể sửa đổi gen vi phạm Công ước về vũ khí sinh học.

Châu Âu: Giá điện giảm sau tin chính quyền sẽ lên kế hoạch ngăn chặn khủng hoảng năng lượng


Giá điện tiêu chí chuẩn của châu Âu đã giảm gần một nửa trong ba ngày qua, sau khi có tin các nhà hoạch định chính sách Liên minh Châu Âu sẽ đưa ra biện pháp can thiệp trong nỗ lực giảm bớt tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên.
Giá điện giao vào năm sau của Đức trên Sàn giao dịch Năng lượng Châu Âu — giá tiêu chí chuẩn của châu Âu — đã giảm 54% so với mức đỉnh vào đầu tuần, từ 1.000 euro/MWh xuống mức thấp nhất là 486 euro/MWh vào ngày 1/9/2022.

Tuy nhiên, Bloomberg cho hay giá điện hiện tại vẫn cao hơn ít nhất 10 lần so với mức trung bình theo mùa, do giá cả tăng cao và sự biến động của thị trường đã buộc nhiều nhà giao dịch phải bơm thêm tiền vào lệnh nắm giữ, làm giảm thanh khoản.

Thông tin rằng Liên minh Châu Âu (EU) sẽ có nhiều động thái hơn để giảm giá điện khiến thị trường rơi vào xu hướng giảm giá.

"Sự can thiệp dự kiến của EU vào thị trường để kiềm chế giá đã thể hiện ra sự giảm giá lớn, mặc dù vẫn còn nhiều điều không chắc chắn xung quanh việc EU sẽ thực hiện những sáng kiến nào và chúng cụ thể sẽ như thế nào", các nhà phân tích tại Energi Danmark cho biết.

Các lệnh trừng phạt đối với Nga vì cuộc chiến tại Ukraina đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên ở EU, khiến giá điện liên tiếp đạt kỷ lục mới trong nhiều tháng, dẫn đến khó khăn cho hàng triệu người dân khu vực này.

Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã thông báo ngừng dẫn khí qua đường ống Nord Stream 1 tới châu Âu vào ngày 31/8/2022, với lý do bảo trì. Điều này đã gây ra nhiều lo ngại về độ tin cậy của nguồn cung cấp năng lượng cho mùa đông.

Đường ống Nord Stream 1 chạy dưới biển Baltic là đường cung cấp khí đốt tự nhiên chính cho EU.

Ủy ban Châu Âu xem xét các biện pháp can thiệp
"Tình hình vẫn còn rất, rất nghiêm trọng", Mechthild Woersdoerfer — một quan chức cấp cao về năng lượng tại Ủy ban Châu Âu — cho biết.

"Có nguy cơ đổ vỡ rất mạnh, thậm chí ngày càng mạnh hơn, vì đã có một nửa số quốc gia thành viên của chúng tôi bị ảnh hưởng toàn bộ hoặc một phần".

Ủy ban Châu Âu cho biết sẽ thực hiện nhiều biện pháp bổ sung khác nhau để can thiệp vào thị trường năng lượng nhằm ngăn chặn khủng hoảng mùa đông và suy thoái kinh tế toàn châu lục.

"Đang có kế hoạch cho các biện pháp khẩn cấp về giá điện. Có thể cũng sẽ có gì đó để giảm nhu cầu điện", bà Woersdoerfer nói.

EU đang xem xét một số lựa chọn để giảm giá năng lượng, chẳng hạn như đưa ra giới hạn giá, thu thuế từ những công ty có lãi nhiều từ giá năng lượng tăng vọt và dùng tiền thuế đó để cân đối lại giá điện.

Đức — nền kinh tế lớn nhất châu Âu — đặc biệt phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên và đang chứng kiến sản lượng công nghiệp giảm và chi phí sản xuất phân bón thiết yếu tăng vọt.

Mùa đông đang tới
Trong khi đó, "mùa sưởi ấm" tiêu tốn nhiều năng lượng — thường bắt đầu vào khoảng tháng 10 — là thời hạn cuối cùng cho các nhà chức trách Đức, vì lượng khí đốt dự trữ sẽ là cần thiết nhất lúc đó.

Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Đức Robert Habeck cho biết chính phủ Đức, giống như các nước EU khác, đang tích trữ khí đốt để chuẩn bị cho một mùa đông được dự báo sẽ rất lạnh.

Các kho trữ khí đốt ở Đức đã đầy gần 83% vào ngày 29/8/2022.

Mục tiêu của chính phủ Đức là trữ đầy 85% vào ngày 1/10/2022, và 95% vào ngày 1/11/2022.

Mục tiêu của EU là các kho trữ khí đốt trong toàn khối đầy 80% vào ngày 1/11/2022 và nhiều cơ sở lưu trữ khí đốt đã đạt 80% công suất đầy đủ.

"Sự nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và dẫn khí mạnh từ đường ống không phải của Nga đã giúp tăng mức dự trữ khí đốt của châu Âu lên 80% vào cuối tháng 8, vượt quá kỳ vọng" — theo Massimo Di Odoardo, phó chủ tịch về nghiên cứu khí đốt và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của hãng tư vấn năng lượng toàn cầu Wood Mackenzie — cho biết.

"Chúng tôi dự đoán con số này sẽ tăng lên 86% vào đầu tháng 10".

Một mùa đông sắp đến và việc cắt giảm thêm nguồn cung cấp khí đốt từ Nga có thể khiến tình hình khan hiếm trở nên tồi tệ hơn.

Các thị trường năng lượng đang chờ xem liệu Gazprom có đưa đường ống Nord Stream 1 trở lại hoạt động sau khi ngừng bảo trì 3 ngày hay không.

"Nếu dòng chảy khí đốt của Nga từ Nord Stream tiếp tục ở mức hiện tại sau đợt bảo trì 3 ngày vào tháng 9, thì châu Âu có thể có khả năng vượt qua mùa đông này và mùa đông tới mà không cần cắt giảm nhu cầu", ông Di Odoardo cho hay.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen sẽ đưa ra phác thảo các kế hoạch giải quyết khủng hoảng năng lượng của EU trong một bài phát biểu vào ngày 14/9/2022.

Ông trùm sản xuất chip tuyên bố tài trợ cho đội quân dân sự Đài Loan chống lại Trung Quốc


Nhà sáng lập hãng sản xuất chip Đài Loan UMC đã công bố kế hoạch tài trợ hơn 30 triệu USD vào đào tạo quân sự cho hàng triệu chiến binh dân sự ở Đài Loan để chống lại bất kỳ cuộc xâm lược nào từ Trung Quốc.

1/9/2022, cựu Chủ tịch hãng sản xuất chip UMC Tào Hưng Thành tuyên bố sẽ tài trợ 1 tỷ Đài tệ (~32,7 triệu USD) vào huấn luyện quân sự cho 3 triệu chiến binh dân sự mang tên "chiến binh gấu đen" và 300.000 thiện xạ dân sự.

Khoản tài trợ 1 tỷ Đài tệ này là một phần của cam kết tài trợ 3 tỷ Đài tệ (~100 triệu USD) mà Tào Hưng Thành đưa ra vào đầu tháng 8, để hỗ trợ Đài Loan tự vệ trước một Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày càng hung hăng.

ĐCSTQ khẳng định Đài Loan là một tỉnh ly khai của Trung Quốc, và đã thề sẽ thống nhất hòn đảo này với đại lục bằng mọi cách cần thiết.

Trung Quốc đã tăng cường diễn tập quân sự xung quanh Đài Loan trong một tháng qua.

Mặc áo chống đạn trong suốt cuộc họp báo, Tào Hưng Thành cũng tuyên bố từ bỏ quốc tịch Singapore và trở lại quốc tịch Đài Loan — quốc tịch mà ông đã từ bỏ vào năm 2011.

"Hôm nay tôi rất vui mừng vì tôi đã lấy lại được quốc tịch Đài Loan Trung Hoa Dân Quốc và từ bỏ quốc tịch Singapore. Từ nay, tôi có thể sát cánh cùng tất cả đồng bào Đài Loan dũng cảm chiến đấu chống lại sự xâm lược của ĐCSTQ và bảo vệ đất nước, để Đài Loan luôn là vùng đất của tự do và là ngôi nhà của những người dũng cảm, giống như nước Mỹ", ông Tào nói.

Ông Tào chỉ trích rằng một số lượng lớn các quan chức ĐCSTQ đang công khai kêu gọi tẩy não 20 triệu người ở Đài Loan. Ông đề cập đến tuyên bố của đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã rằng, Trung Quốc sẽ "giáo dục lại" người Đài Loan sau khi thống nhất Đài Loan.

"Với việc ĐCSTQ có những hành động tàn bạo đối với người dân của mình và với sự thống trị tàn bạo của họ trên những người như người Duy Ngô Nhĩ — vốn thậm chí không phải là người Trung Quốc — thì những lời đe dọa của ĐCSTQ chỉ khơi dậy trong người dân Đài Loan một lòng căm thù cay đắng đối với kẻ thù đầy đe dọa này và một quyết tâm kháng cự chung", ông Tào cho biết.

"Tôi đã trở lại Đài Loan, và tôi sẽ chết ở Đài Loan. Tôi sẽ không nhìn ĐCSTQ biến Đài Loan thành một Hồng Kông nữa", Tào Hưng Thành tuyên bố.

Không có nhận xét nào: