Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2022

Bản tin ngày Thứ hai 05 tháng 9 năm 2022 - Hà Trung Liêm

Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Viện Tăng Thống Trân Trọng Công Bố

01/09/2022

https://docs.google.com/document/d/13XoEW9XThY3mrZurpK6aOXE1NlO6QkJx/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Viện Tăng Thống

Phật lịch 2566                                                                                                                       

Số 01/VTT/HDGPTW/TC

 HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM TRUNG ƯƠNG TRÂN TRỌNG CÔNG BỐ

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, trong lời mở đầu của Hiến Chương, đã nêu rõ: “Công bố lý tưởng hòa bình của Giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáo, Nam Tông và Bắc Tông tại Việt nam, thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

<!>

“Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặt sự tồn tại của mình nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc.

“Quan niệm thống nhất Phật Giáo Việt Nam được thể hiện theo chủ trương điều hợp, nghĩa là giáo lý, giới luật và nếp sống của các tông phái, cũng như của hai giới Tăng sĩ và Cư sĩ, chẳng những được tôn trọng mà còn phải nỗ lực phát triển trong sự kết hợp có chỉ đạo. Chính đó là sắc thái đặc biệt của nền Phật giáo thống nhất tại Việt nam.”

Sổ Tay Thượng Dân K’ Tiên – Nguyên Ngọc

https://docs.google.com/document/d/1xaT01ba8_fNEigRedgQicFU1W8eUwH7p/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nếu chưa đọc hồi ký Lời Ai Điếu thì e khó mà biết được nỗi niềm mà Nguyên Ngọc (N.N) đã tâm sự với tác giả Lê Phú Khải về cuộc cách mạng  vô sản ở VN : “Chúng ta sai từ thời đại hội Tours”!

Giai thoại này – may thay – vừa được thi sĩ Thái Bá Tânvt thuật lại, một cách rất gẫy gọn, bằng những câu ngũ ngôn (quen thuộc) của ông :

Còn Nguyên Ngọc thì nói,

Mọi người nghe, tưởng đùa:

Chúng ta sai, thưa chị,

Từ thời Đại Hội Tours!

Bà Bình không đồng ý.

Nhưng ngay sáng hôm sau

Tự đến tìm Nguyên Ngọc,

Rồi nói, vẻ buồn rầu:

Hôm qua chị không ngủ,

Nằm suy nghĩ suốt đêm,

Và buộc phải thừa nhận,

Chị đồng ý với em!

Tuấn Khanh - Vì sao Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ bước ra nhận Phật sự, lại được ủng hộ?

05/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1PnrrUqC1I-S8yiBzqXAH2QTrb_jnsg94/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong ngày cuối tháng 8-2022, ở Việt Nam xôn xao tin tức về sự ra mắt của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, chính thức vào chức vụ Chánh Thư Ký – Xử lý thường vụ Viện Tăng Thống. Bậc minh sư lâu nay ẩn danh đột nhiên xuất hiện ở lễ nhận di chúc, ấn tín, và khai ấn từ Đệ ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ khiến những người yêu Phật giáo chân chính và tự do của Việt Nam đều vui mừng.

Tuy nhiên, có không ít người nhầm lẫn vị trí hiện nay của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ là một Tăng thống mới, tức vị trí của người lãnh đạo toàn diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN). Trên thực tế, khi phụng thừa ủy thác tâm nguyện của Hòa thượng Thích Quảng Độ vào năm 2020, ngài Tuệ Sỹ đã thông báo rằng sau giai đoạn sắp xếp lại nhân sự, nội bộ lãnh đạo của GHPGVNTN, khi “điều kiện thuận duyên”, ngài cùng Giáo hội sẽ tổ chức đại hội để suy cử Đệ Lục Tăng Thống, người lãnh đạo tối cao tiếp nối của Giáo hội. Hiện tại, nói nôm na, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ có vai trò như quyền tổng quản.

Nguyễn Lê – Về cụm từ "xử lý thường vụ" trong chức vụ mới của thầy Tuệ Sỹ

05/9/2022

https://docs.google.com/document/d/16S8nxpKRYQVE-aMj7aJx0Xf6ibX0HzgY/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

I) Theo nhiều nguồn tin khác nhau phổ biến trong mấy ngày qua thì thầy Thích Tuệ Sỹ được Hội đồng giáo phẩm trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) suy cử làm “Chánh Thư ký xử lý thường vụ Viện Tăng thống” của Giáo hội.

Với những bạn đọc trưởng thành sau 1975, 4 từ Xử lý thường vụ (XLTV) quả là xa lạ, vì không hề có trong ngôn ngữ xã hội Việt Nam trong hơn 47 năm qua. Có thể vì lẽ đó mà có một vài bạn đã hỏi tôi về những từ này, xem có dưới thời VNCH (tức trước 1975) không, và nếu có thì nghĩa là gì?

Nếu ta chẻ cụm từ này làm hai thì sẽ có động từ “xử lý” và danh từ “thường vụ”, cả hai khác nhau hoàn toàn về ngữ nghĩa. Theo nghĩa hiện nay, động từ xử lý áp dụng chủ yếu trong ngành tư pháp và hành chánh: xử lý một trường hợp phạm tội, xử lý công việc… còn danh từ thường vụ được sử dụng để chỉ bộ phận thường trực trong một tổ chức hay cơ quan: Thường vụ Quốc Hội, Thường vụ Tỉnh ủy ….

Chén cơm bị bể của Việt Nam

 (Vietnam's Broken Rice Bowl)

James Borton – Bình Yên Đông lược dịch

Asia Times – August 26, 2022

https://docs.google.com/document/d/1_jJ0ftMv-3G92zwdkMcCSQ2U48c7UoU2/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong nhiều thế hệ, nông dân và gia đình canh tác ruộng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phì nhiêu đã dựa vào tài nguyên cá phong phú của sông và sản lượng lúa để sống còn.

Đối với hàng triệu người, nhịp sống là dòng chảy cố định của sông.  Những người sống dọc theo sông Mekong và các nhánh trong ĐBSCL đã công nhận “văn minh nước” của họ như tài sản tự nhiên được bảo tồn và duy trì cho các thế hệ tương lai.

Nhưng các chuyên viên và nông dân biết rằng hệ thống chằng chịt của sông và kinh đào bị đe dọa nghiêm trọng bởi thay đổi khí hậu, mực nước biển dâng, ô nhiễm kỹ nghệ và ảnh hưởng tai hại của các đập thủy điện ở thượng lưu.

Nguyễn Lương Hải Khôi - Học tập tư duy sử học qua câu chuyện Chính phủ Trần Trọng Kim

01/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1Eau34gthg0yHGnPbSyMND0MIe7Nng9sw/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hơn nửa thế kỷ trước, giáo dục lịch sử ở Việt Nam Cộng hòa không chỉ dạy học sinh một bức tranh lịch sử do các sử gia hay nhà nước vẽ ra, mà còn dạy học sinh tư duy sử học, tức phương pháp suy nghĩ khoa học để tự mình tư duy về lịch sử, tự mình đánh giá bức tranh lịch sử do người khác vẽ ra, một cách độc lập và có chất lượng.

Sách “Luận đề về Trần Trọng Kim” (Bạn Trẻ xuất bản) của tác giả Kiêm Thêm dành cho học sinh trung học (đệ tứ) xuất bản năm 1960 ở Sài Gòn theo chương trình khung của Bộ Giáo dục đương thời, đã dạy học sinh các bước của thao tác của tư duy sử học như sau:

Sưu tầm sử liệu

Khảo sát sử liệu

Phê bình sử liệu

Xây dựng bức tranh lịch sử (trang 24, 25)

Từng bước nói trên đều phải được thực hiện một cách khách quan để có thể đi đến một nhận thức đúng về lịch sử. Đó là gợi ý của bài viết này.

Phạm Đình Trọng - Gần một thế kỷ lạc bước Phần 3. Hết

04/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1YRZS3ZHbJOBPlvYL51gmQUULjn8JQBQr/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

DỐC NGÂN SÁCH NGHÈO TỔ CHỨC BỘ MÁY CẢNH SÁT KHỔNG LỒ DUY TRÌ SỰ CẦM QUYỀN KHÔNG CHÍNH DANH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN

Ngày 24.9.2021 đầu đảng cộng sản Việt Nam có cuộc bẩm báo qua điện thoại với đầu đảng cộng sản Trung Hoa. Phía cộng sản Việt Nam giấu nhẹm cuộc bẩm báo thực ra chỉ là cuộc chầu kiến online để nhận chỉ thị của đảng lớn cộng sản Trung Hoa. Nhưng phía cộng sản Trung Hoa đã huênh hoang công bố chỉ thị của đầu đảng lớn Tập Cận Bình với đầu đảng nhỏ Nguyễn Phú Trọng: Bảo vệ an ninh cầm quyền của Đảng Cộng sản và an ninh chế độ xã hội chủ nghĩa là lợi ích chiến lược căn bản nhất của hai nước Hoa – Việt

Nhắc nhở bảo vệ an ninh cầm quyền là nhắc tới bài học Thiên An Môn, Bắc Kinh, 4.6.1989. Bài học về khát vọng tự do dân chủ của dân là nỗi đe doạ cận kề nhất, to lớn nhất với nhà nước độc tài cộng sản. Bài học về bố trí và sử dụng sức mạnh bạo lực thường trực bóp chết khát vọng tự do dân chủ của người dân là bài học còn mất, sống chết với sự cầm quyền không chính danh của đảng cộng sản.

Thời sự đó đây ngày Thứ hai 05 tháng 9 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1Iln2c9-d2u-GDRW2iEpc5-j5LcqgqPyS/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Loren Thompson * - Tại sao Mỹ nên cân nhắc lại chính sách xoay trục sang châu Á?

Nguồn: Loren Thompson, “Five Reasons The Ukraine War Could Force A Rethink Of Washington’s Pivot To Asia”, Forbes, 21/06/2022.

Biên dịch: Trần Hoàng Minh Quân

04/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1aoGFpg33FVgod0IkitXv-tJAyA9Z2I2V/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Việc Nga xâm lược Ukraine đã làm phức tạp hóa rất nhiều các tính toán ngoại giao và quân sự của Mỹ, nhưng dường như điều đó không làm thay đổi niềm tin chính thức của Washington rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn.

Một tờ thông tin về chiến lược quốc phòng của chính quyền Biden do Lầu Năm Góc phát hành đã mô tả cách tiếp cận của Hoa Kỳ để ngăn chặn xâm lược là “ưu tiên thách thức mà CHND Trung Hoa gây ra ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, sau đó là thách thức mà Nga gây ra ở châu Âu.”

Trần Quốc Hùng * - Chiến lược “friend-shoring” (Chuyển Sản xuất đến những nước cùng phe) của Hoa Kỳ: Tiềm năng, Hạn chế và Hệ quả

03/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1rcCKCcCdTc97GYv64VsXljWyGwszN5sd/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 

Ông Trần Quốc Hùng là cựu Phó Giám đốc Vụ Tiền tệ và Thị trường Vốn tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Từ 1987 đến 1998, ông làm việc tại Deutsche Bank, kinh qua các vị trí Director of Global Fixed Income Research từ 1987-1990 tại New York, sau đó là Đồng sáng lập và Giám đốc Điều hành của Deutsche Bank Research GmbH từ 1991-1995 tại Frankfurt, và cuối cùng là Head of Equity Business cho Deutsche Bank Group ở Châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore. Từ năm 1998 đến năm 2001, ông là Giám đốc Điều hành, Kinh tế trưởng và Trưởng phòng Nghiên cứu Toàn cầu của Rabobank International tại London, một ngân hàng đa quốc gia của Hà Lan. Từ 2001 đến 2007, ông Trần là Phó Giám đốc Vụ Tiền tệ và Thị trường Vốn tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Từ năm 2007 đến khi nghỉ hưu vào năm 2018, ông là Executive Managing Director tại Institute of International Finance (IIF), một định chế tài chính toàn cầu được thiết lập bởi 38 ngân hàng của các quốc gia phát triển. Ông Trần nhận bằng tốt nghiệp đại học và Cao học về Kinh tế và Kế toán tại Đại học Bang California, Fullerton và hoàn thành khóa học chương trình tiến sĩ Kinh tế tại Đại học New York.

Nguồn:

Bản tin Điểm Nhấn

Báo Quốc Dân 

Không có nhận xét nào: