Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và ca khúc Mùa Thu Cho Em ... - Việt Hải LA


 Mùa thu về tôi vẫn thích nghe bài thu ca hay bài tình ca mà tôi vẫn thích: có thu về, có thiên nhiên vàng úa, có hươu nai hiền hoà đạp trên ll vàng khô như bài thơ bất hủ "Tiếng Thu" của Lưu Trọng Lư, như bài thu ca nổi danh "Say hồn lạc bước vào vùng Cao" (My heart's in the Highlands) của thi sĩ Robert Burns (Scottish, 1759-1796),.. và gần hơn với tôi đó là bài "Mùa Thu Cho Em" của NS. Ngô Thụy Miên. Nhạc bản với giai điệu nồng nàn cùng nét nhẹ buồn đằm thắm nhưng không mang air sầu bi, yếm thế, không như cho thu về dáng vẻ tiêu diêu ảm đạm, thu thác cho xót xa não nề. Trái lại  "Mùa Thu Cho Em" là một bài hoan ca vỗ về ái tình, ngợi ca tình yêu trog tâm hồn, trong thính nhĩ thính giả. Nhạc Ngô Thụy Miên cuốn hút người nghe về vẻ đẹp đài các, thanh cao, chút kiêu sa mà thanh âm rất thanh thoát. 

Xin kể đôi nét về Ngô Thụy Miên, mà một đời chỉ viết tình ca... 
<!>


Theo trang Góc Xưa, Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh năm 1948 tại Hải Phòng, trong một gia đình có 7 người con mà ông là người con thứ hai. Cha của ông,trước kia là chủ nhà sách Thanh Bình ở Hải Phòng, sau vào Sài Gòn vẫn tiếp tục đứng ra trông coi tiệm sách cùng tên trên đường Phan Đình Phùng (nay sau 1975 là Nguyễn Đình Chiểu). Ngô Thụy Miên lớn lên trong sự gần gũi với sách vở, thơ văn. Do đó tâm hồn lãng mạn của ông sớm có cơ hội phát triển. Ông bắt đầu học nhạc dưới sự chỉ dẫn của nhạc sĩ Hùng Lân và Đỗ Thế Phiệt.

Thập niên 60, song song với việc theo bậc trung học ở trường Nguyễn Trãi và Đại học Khoa học, ông học trường Quốc Gia Âm Nhạc, tốt nghiệp về violin và phương pháp sáng tác. Ông tập tễnh sáng tác từ năm 1963. Hai năm sau đó, nhạc phẩm đầu tay của ông là Chiều Nay Không Có Em ra đời. Ca khúc này cho đến nay vẫn được ông yêu thích nhất vì đã đánh dấu một cột mốc quan trọng (key milestone) trong quá trình sáng tác của ông, cũng như ghi lại một quãng đời thơ mộng, một cuộc tình nhẹ nhàng với hình ảnh đường phố, quán nước đầy ắp kỷ niệm của Sài Gòn.

Đến năm 67, tên tuổi Ngô Thụy Miên trở nên nổi bật trong địa hạt tình ca với Mùa Thu Này Cho Em (sau đổi là Mùa Thu Cho Em). Tiếp đó là Gọi Nắng (tức Giọt Nắng hHồng), Dấu Vết Tình Yêu (aka Dấu Tình Sầu), Cho Những Mùa Thu (aka Thu Trong Mắt Em), Tình Khúc Tháng 6, Mùa Thu Về Trong Mắt Em (Mắt Thu), Ngày Mai Em Đi,… Năm 1969, ông cho xuất bản tập nhạc đầu tay Tình Khúc Đông Quân, tập hợp những ca khúc đã viết từ năm 1965. Đông Quân chính là bút hiệu đầu tiên của Ngô Thụy Miên. Tuyển tập này gồm 11 bài tình ca đã trở nên quen thuộc với thính giả thời bấy giờ và một ca khúc mới của ông là Một Lần Là Mãi Mãi. Bất cứ sáng tác nào của Ngô Thụy Miên sau đó cũng đều được đón nhận nồng nhiệt, nhất là những ca khúc phổ từ thơ Nguyên Sa. Sau 1975, Ngô Thụy Miên sang Mỹ định cư và vẫn đều đặn sáng tác tình ca, bởi ông quan niệm âm nhạc của ông là tiếng nói tâm tình của ông, ông viết để sẻ chia những cảm xúc thật của mình. Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên chân tình bày tỏ: “Tôi không viết nhạc để sống, nhưng sống để viết nhạc”. Vì thế, những tình khúc của ông đã thoát ra sự gò bó, 
sự gượng ép như "mì xơi liền" (rapid instant noodle-styled) của việc dùng âm nhạc và lời ca để làm sinh kế. Nghề "cơm gạo" (bread and butter) của ông chắc nịch, "an abalone job", một chuyên viên điện toán cao cấp. Bravo anh Miên!

"Tôi không viết nhạc để sống, nhưng sống để viết nhạc", Ngô Thụy Miên:


Cảm xúc âm nhạc hoan ca khi thu về với Mùa Thu Cho Em của Ngô Thụy Miên

Theo trang nhac xưa thì làng nhạc miền Nam trước 1975, nhắc đến dòng nhạc tình ca, người ta sẽ nghĩ ngay đến nhạc sĩ Ngô Thụy Miên trước tiên. Mỗi bài hát của nhạc sĩ họ Ngô là một màu sắc, hương vị và thanh âm riêng biệt và tất cả đều là ca tụng tình yêu. Tình yêu trong nhạc của ông có thể không trọn vẹn, nhưng tuyệt nhiên không có sự bi lụy hay đau thương nào, thay vào đó là những lời dịu ngọt, êm đềm, vỗ về tình nhân. Vì vậy dòng nhạc Ngô Thụy Miên luôn nhận được sự yêu thích đặc biệt của nhiều thế hệ khán giả. Hai bài hát đầu tiên mà Ngô Thụy Miên ra mắt công chúng yêu nhạc ở miền Nam thập niên 1960 là bài Chiều Nay Không Có Em (năm ông 17 tuổi) và Mùa Thu Cho Em (khi ông vừa tròn 20 tuổi). Nếu như bài hát đầu tiên được công chúng đón nhận nồng nhiệt, đặc biệt là ở lớp tuổi thanh niên, sinh viên thời đó, thì bài hát thứ 2 – Mùa Thu Cho Em – luôn có trong danh sách những ca khúc trữ tình top hít hay nhất về mùa Thu mang vẻ đẹp cô liêu, trầm lắng và lãng mạn muôn đời của mùa thu đã trở thành nguồn cảm hứng cho người nghệ sĩ.bên phím đàn.

Vâng, thu về phải có EM:....  Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương Và em có nghe khi mùa thu tới mang ái ân mang tình yêu tới em có nghe, nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé Em có hay mùa thu mưa bay gió nhẹ em có hay thu về hết dấu cô liêu Và em có hay khi mùa thu tới bao trái tim vương màu xanh mới em có hay, hay mùa thu tới hồn anh ngất ngây...

(VHLA, Datanet, ST.)

Không có nhận xét nào: