Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2021

Hà Nội biến thành nhà tù lộ thiên để chiến đấu với coronavirus AFP – VNTB


Hàng rào sắt, tre, kẽm gai, và két bia được vội vã dựng lên trên đường phố Hà Nội để ngăn người dân đi lại và ngăn vi rút corona lây lan khiến thủ đô Việt Nam giống như một nhà tù lộ thiên. “Cứ giống như trại giam vậy,” bà Ho Thi Anh, 72 tuổi, sống bên trong khu vực có những rào chắn tạm bợ vây quanh trông giống như một chiến hào. “Tất cả các con đường vào nhà tôi đều bị phong tỏa. Người thân tôi tiếp thực phẩm ở chỗ hàng rào ba ngày một lần”. Bà cho AFP biết.
<!>

Kể từ năm 1945 đến năm 1975, kể cả những giờ phút đen tối nhất trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cũng chưa bao giờ như vậy cả.

Tám triệu dân đã được lệnh tự giam mình trong nhà từ cuối tháng 7, nhưng các hạn chế đi lại ngày càng thắt chặt khi làn sóng vi rút corona, tuy vẫn còn tương đối xa hiện đang tàn phá khu vực phía Nam, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội hiện nay bị chia thành nhiều khu vực khiến việc đi lại trở nên rất khó khăn.

Mục đích lập hàng rào: cô lập một khu vực ngay khi phát hiện trường hợp nhiễm Covid-19 và phong tỏa các khu vực lân cận để chống dịch. “Vùng chúng tôi là vùng xanh, không có vi rút. Tôi trực để đảm bảo không có người ngoài nào vào đây (…) Chúng tôi không muốn bị mắc Covid ở nhà”, Nguyen Ha Van, tình nguyện viên đứng gác trước con ngõ hẹp dẫn vào nhà mình, cho biết.

Việt Nam bị trừng phạt vì chiến dịch tiêm chủng chậm chạp, dù được ca ngợi vào năm 2020 như một quốc gia kiểu mẫu trong phòng chống dịch với chính sách kiểm dịch và giám sát người nhiễm nghiêm ngặt, hiện đang Việt Nam gặp làn sóng phản ứng dữ dội. Hơn 10.000 ca tử vong đã được ghi nhận kể từ cuối tháng 7, so với chỉ vài chục ca tử vong vào năm ngoái. Hàng nghìn bộ đội và quân dự bị được điều động Thành phố Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế của cả nước, hiện đang là tâm dịch và thành phố như bị bao vây. Quân đội đã triển khai hàng nghìn lính và quân dự bị ở đó để cưỡng chế thực hiện các hạn chế và phân phát các túi thực phẩm cho người dân đang phải ở trong nhà.

Hệ thống y tế của hơn chín mươi triệu dân đang chịu nhiều áp lực. “Ca trực của tôi từ 7 giờ sáng đến nửa đêm, có khi suốt cả đêm”, Truong Van Anh, bác sĩ tại một bệnh viện dã chiến với hơn 2.000 giường bệnh. Bác sĩ đã ngủ ở đó hơn một tháng kể từ giữa tháng 8. Từ thời điểm đó, 17.000 nhân viên y tế từ các tỉnh khác đã được điều động đến để tiếp viện.

Hơn một nửa trong số 98 triệu người Việt Nam hiện đang bị hạn chế đi lại. Ít ai dám công khai chỉ trích chính sách độc đảng vì sợ bị trả thù. Quốc gia này đang triển khai chiến dịch tiêm chủng rất chậm: chỉ mới 17% dân số được tiêm một liều vắc xin, 2,6% được tiêm chủng đủ 2 liều. Chế độ Cộng sản phải vật lộn để kiếm tiền và kêu gọi sự đóng góp của dân chúng. Hoa Kỳ và Trung Quốc đã viện trợ vài triệu liều và các thỏa thuận thương mại đã được ký kết với các hãng dược phẩm Pfizer và Moderna của Hoa Kỳ, AstraZeneca của Thụy Điển-Anh và Sinovac của Trung Quốc.

Mục tiêu: Ít nhất phải đạt được tỷ lệ 70% dân số được tiêm một liều vắc xin vào tháng 4 năm 2022.

* Hình AFP còn bỏ sót:


——————-

Nguồn: France24


VNTB – Chuyện Covid và thay ngựa giữa dòngLê Bá Vận

(VNTB) – Tối hậu Việt Nam kiên cường sẽ chiến thắng biến thể Delta của Covid-19 với vũ khí vaccine. Song Việt Nam phải chăng đang đánh mất ý chí kháng cự, cam bái hạ phong!
Tiến ở quận Cam, Mỹ có thân quyến ở Đà Nẵng, quận Hải Châu, phường Thanh Bình. (1).

Tháng 8/2021 trong đợt 4 dịch tái phát, một người em gái của Tiến ở tổ dân phố 23, trong nhà có người nhiễm dịch nên Tiến cách vài hôm lại gọi điện thoại về Đà Nẵng thăm hỏi. Đà Nẵng hiện có các ca nhiễm Covid-19 nhiều nhất trong các tỉnh miền Trung.

Hai vợ chồng người em gái cho biết bà mẹ bị Covid (gọi là F0) đã được đem đến một trường học nào đó để được điều trị. Bốn người còn lại trong gia đình (F1) xin cách ly tại nhà. Nếu phải đi cách ly tập trung tại một trụ sở công cọng thì mỗi người trả tiền ăn khoảng hai ba triệu cho 2 tuần lễ cách ly. Ở khách sạn phải tự trả tiền phòng.

Trong đợt dịch tháng 7/2020 năm ngoái các F0 được đưa thẳng vào bệnh viện, các F1 thì đem đi cách ly, ăn uống được đài thọ, cũng 14 ngày mới được về lại nhà. Nhà cửa trong tổ khu phố năm đó được phun hóa chất khử khuẩn. Năm nay thì không.

Năm 2021 lần này, các vùng nhiễm dịch bị rào chắn đường ra vào, có nhân viên công lực canh gác. Các nơi khác không bị chắn đường song lệnh chung là trong toàn thành phố, “ai ở đâu ở yên đó”, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố với tổ dân phố… đi ra ngoài phải có lý do cần thiết. Không mang theo giấy cho phép, phạt từ 2-3 triệu. Không đeo khẩu trang, phạt tối đa 3 triệu. Không giãn cách, phạt 2-3 triệu. Có văn bản quy định tiền phạt hẳn hoi.

Các bác sĩ tư đóng cửa, đau ốm thì nhắc điện thoại, bác sĩ sẽ đến nhà khám bệnh, phí tổn cũng vừa phải. Bệnh nặng không được tự ý đến bệnh viện mà phải điện thoại xin xe bệnh viện đến đón.

Mỗi khu phố có tổ trưởng khu phố đi chợ giùm. Tổ trưởng đến siêu thị đặt hàng và nếu Ià hàng trị giá trên một triệu thì có nhân viên siêu thị đến giao tại nhà hoặc tại chốt chắn đường. Các hộ bàn nhau góp chung tiền đặt hàng để có trên 1 triệu, sau đó chia sẻ cho các hộ túng thiếu, giúp đỡ lẫn nhau. Hàng về thực phẩm thì có gạo, thịt đông lạnh, trái cây như cà rốt, chuối, chanh, song không có rau tươi, cá. Các hộ người độc thân thuê nhà ở, không có tủ lạnh thì ăn nhiều mì gói.

Người em gái của Tiến kể rằng có lần có người gõ cửa, đặt 1 bao nhỏ trên thềm nhà rồi bỏ đi. Ra mở cửa thì thấy trong bao tặng phẩm 3 củ khoai lang đã có hà, chưa luộc. Thêm một lần thứ hai thì nhận được khoảng nửa nải chuối có nhiều thâm đen. Không nghe ai nói có hỗ trợ tiền bạc.

Nhân dân trò chuyện qua điện thoại đều bức xúc vì nhà nước hứa chịu khó ở yên trong nhà trong 10 ngày, họ ráng chịu, nay lại bảo thêm 10 ngày rồi lại 10 ngày nữa… họ chịu hết nổi.

Tiến có đứa cháu sinh viên từ Đà Nẵng vào Sài Gòn học, ở với dì ruột nhà trong hẻm. Đứa cháu kể lại một hôm có một chú bộ đội nói giọng Bắc còn rất trẻ, chỉ khoảng 18 tuổi, vào nhà nói đi chợ giùm. Chú bộ đội trao tờ đặt hàng của siêu thị cho biết quầy chỉ còn lại một số mặt hàng giới hạn và muốn mua gì, bao nhiêu thì đánh vào ô trống. Đứa cháu gái ghi mua thêm băng vệ sinh làm chú bộ đội trẻ lúng túng không hiểu là thứ gì, hỏi mãi.

“Đói đầu gối phải bò”, các chợ truyền thống bị đóng cửa thì nay lại mọc ra nhiều chợ nhỏ tự phát họp lúc 5 – 6 giờ sáng và giải tán lúc 7 giờ sáng trước khi đội phòng chống dịch đi tuần tiễu. Trước kia lắm lúc đám đông chạy ào qua chốt chặn, nhiều người chạy thoát, nay có bộ đội cầm súng AK đứng canh nên chẳng ai dám mạo hiểm.

Chồng người dì ruột có cô em gái, gia đình ở cũng không xa. Nghe kể bà mẹ 71 tuổi ho cảm ra hiệu thuốc mua que thử nhanh của Đài Loan, Trung Quốc gì đó về quẹt mũi thử thì hiện lên 2 vạch? như thế là nghi nhiễm Covid. Sợ đi cách ly tiềm tàng nguy hiểm nên trong nhà giấu biệt.

Như thế rất đáng ngại. Quy định hiện hành là xử phạt 20 triệu nếu che giấu không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh Covid-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh.

Sài Gòn điêu đứng thê thảm gây ra chính yếu do các chính sách quyết liệt, không khoan nhượng của nhà cầm quyền muốn tạo một chiến thắng Điện Biên Phủ? đối với con ví rút Delta, bất chấp “đánh chuột chẳng ngại vỡ bình” khiến người dân là cái bình hứng trọn mọi hậu quả.

Thắc mắc của người dân Sài Gòn thì nhiều song có hai điều lạ thật. Một là sự xuất hiện của bộ đội miền Bắc đông đảo và hai là sự bãi chức đột ngột của chủ tịch UBND thành phố.

Chính phủ thông báo gởi quân đội vào viện trợ miền Nam là để giúp đi chợ hộ, đem lương thực đến nhân dân thành phố bị phong tỏa. Song quân đội miền Bắc (dân gọi là bộ đội) vũ trang lại được thấy đứng canh gác mọi nơi. Đi chợ hộ xem ra không phải cớ chính! Ngoài 700 shipper giao hàng tình nguyện nay TP. HCM đề xuất tái lập đội ngũ 25.000 shipper chuyên nghiệp.

Các F0 nay được cách ly tại nhà nếu dưới 50 tuổi không có bệnh nền, hoặc đã tiêm đủ vaccine.

Ở nước ngoài thì ngay từ đầu, mọi F0 đều ở nhà điều trị, bệnh nặng mới vào bệnh viện. Có lúc cao điểm dịch người ta cách ly, phong tỏa nghiêm ngặt cũng không cấm ra đường, chỉ cần đeo khẩu trang, giãn cách 2m, không tụ tập. Và chẳng rào đường, dựng chốt chặn, lập pháo đài tử thủ.

Ta thì thực thi đường lối của trung ương tinh thần “chống dịch như chống giặc”, được TBT NP Trọng nhắc nhủ ngày 29.7.2021. Ở TP. HCM 312 xã phường là 312 pháo đài chống dịch. Vậy là ban bố tình trạng chiến tranh thiết quân luật. Các luật lệ trong thời chiến mặc nhiên được áp dụng.

Và chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh bị Trung ương bãi chức trong lúc thành phố đang trong cao trào chống dịch. Dư luận chung cho rằng đây là đòn “mượn gió bẻ măng” đốn người, có nguyên do chính trị do kỳ thi Bắc Nam, do phe cánh lợi ích, do Trung ương chạy tội v.v… ai biết chỗ ma ăn cỗ!

Được biết lãnh đạo Thành phố không tán thành Trung ương đưa quân đội vào Nam và cả chính sách chống dịch cực đoan. Để đối trọng ông Vũ Đức Đam được phái vào Nam đồng thời cũng bị mất chức trưởng ban phòng CĐQG chống dịch song chẳng hề hấn vì còn giữ chức phó thủ tướng. Chủ tịch UBND thành phố là một chức vụ do dân bầu ra, không do cấp trên bổ nhiệm để cấp trên có thể trực tiếp bãi chức. Ở Hoa Kỳ hoặc bất cứ nơi đâu các nguyên thủ quốc gia không thể bãi nhiệm các chức vụ dân cử có nhiệm kỳ. Nếu đã do dân bầu thì phải do dân truất nhiệm.

Ở nước CHXHCN Việt Nam điều 4 bản Hiến pháp quy định đảng Cộng Sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Hệ luận theo tam đoạn luận là ĐCSVN lãnh đạo Quốc hội.

Ở cấp trung ương, để bãi nhiệm một đại biểu Quốc hội hoặc chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ… tổng bí thư Đảng sẽ chỉ thị cho quốc hội nhóm họp bỏ phiếu để hoàn tất việc này.

Ở cấp thành phố bí thư thành ủy sẽ chỉ thị cho hội đồng thành phố (gồm toàn đảng viên) nhóm họp biểu quyết giải nhiệm các chức vụ trong UBND và bầu lại các chức vụ bỏ trống.

Quy trình bổ nhiệm, giải nhiệm các chức vụ dân cử là thế. Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến Pháp và pháp luật. Làm trái là không tôn trọng lá phiếu bầu của người dân.

Là sai trái ngày 20 tháng 8 năm 2021, Bộ Chính trị tự ý ra quyết định Nguyễn Thành Phong… thôi giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021 – 2026; điều động, phân công Nguyễn Thành Phong giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Con Covid-Delta rất hung dữ, các nước tiên tiến Âu Mỹ cũng chẳng làm gì được. Chỉ có vaccine mới tạm đẩy lùi được nó. Việt Nam độc đáo sử dụng quân đội và hô hào khẩu hiệu song dịch càng tăng. Vấn đề là Việt Nam phải có đầy đủ vaccine để chích cho người dân.

Ở Mỹ vaccine thừa thãi song người dân lắm kẻ không chịu tiêm ngừa nhất là trong giới trẻ. Rút cục, hiện nay ở Mỹ mới chỉ có 52% dân chúng được tiêm đầy đủ. Tuy vậy trong giải tennis vô địch Hoa Kỳ US Open rất lớn diễn ra từ ngày 30/8 đến 12/9/2021 tại New York, các khán giả hầu hết không mang khẩu trang ngồi sát cạnh đầy nghẹt khán đài. Ở các môn thể thao khác cũng thế.

Việt Nam chống Covid-19 cuồng tín, vận dụng chính trị, quân sự thề quyết thắng. Nay thì đất nước tan hoang, dân điêu đứng. Lỗi không do cấp dưới, rất mẫn cán, hà cớ các ông “thay ngựa giữa dòng”. Sai lầm là tại đầu nguồn, lãnh đạo bao giờ cũng nhận lỗi về mình, không đổ thừa.

Lỗi nặng, Trung ương, tướng tá không còn hoang tưởng, phát biểu hung hăng. Ngày 29.8 Thủ tướng Phạm Minh Chính xuống giọng: “Chúng ta phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối”.Chống dịch ào ào của quý ông là tai hại. Cần hợp tình, hợp lý, khoa học.

Nên nhớ Bác Hồ tự tin có nói: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.

Chính phủ thay thế thì cũng là cộng sản, ngại gì! Chắc Bác cũng ngầm nhắc nhở tương quan trách nhiệm: “Đảng không do nhân dân bầu ra”. Lỗi là tại ở ĐCSVN chống dịch thành chống dân.

Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của chính phủ là văn bản thể hiện sự quyết liệt nhất với biện pháp “cách ly toàn xã hội”, là đầu mối các đại họa. Không kèm hỗ trợ ngay cho dân là tội ác. Người dân ăn xôi giả mang vạ thật.

“Gói hỗ trợ, phát lương thực, không để ai bị đói…” Đảng đãi dân phở ngó, bánh vẽ hơi bị nhiều!

Tội lừa gạt, cố hữu, không thể sửa chữa, là tội trọng đại.


Chú Thích:

(1) LBV – “Chuyện Covid: Sợ phạt hơn sợ dịch”.

VNTB – Thiên hạ luận: Hà Hội âu lo - Loan Thảo

(VNTB) – Âu lo lại tiếp tục bao trùm cho viễn cảnh ùn ứ ở hàng chục chốt kiểm soát các loại.
Không lo sao được khi người dân sau hơn tháng trời ‘nằm nhà’ đã bất an hơn với cơm ăn áo mặc, nhiều người phải chìa tay xin cứu giúp; khi vắc xin, thứ vũ khí quan trọng để chiến đấu với dịch Covid-19, có độ phủ còn thấp, nhất là với người già, người có bệnh nền…

Lo hơn nữa là bao nhiêu câu hỏi dành cho Hà Nội đều rất khó để tìm được nơi trả lời. TP.HCM đang dịch bệnh nặng nề, nhưng vẫn tổ chức họp báo, cung cấp thông tin hằng ngày cho phóng viên, miễn là đảm bảo các yêu cầu phòng dịch.Còn tại Hà Nội, nhiều cơ quan báo chí hầu như tiếp nhận thông tin từ những bản tin ‘đồng phục’ do thành phố phát ra, rất khó tiếp cận cơ quan chức năng và lãnh đạo thành phố.

Tình cảnh trên là nỗi ám ảnh của những phóng viên các tờ báo có tòa soạn tại Sài Gòn, đặt văn phòng đại diện tại Hà Nội. Họ đang xoay xở tác nghiệp đầy khốn khó ở ‘chiến trường’ này khi mà dường như các vị ‘chính ủy mặt trận’ luôn tâm thế ‘địch chết mười, ta chết một’.

Người Hà Nội và cả người ‘kẹt lại’ đây đều có những ám ảnh tương tự nhau: Phong toả là biện pháp tình thế bắt buộc để chờ vắc xin. Nhưng chờ đến bao giờ thì không thể biết; Giả sử dịch bùng phát ở Hà Nội thì ai chi viện được cho thủ đô, khi TP.HCM cũng đang phải gồng mình để chống dịch? Và những kinh nghiệm, bài học chống dịch tại TP.HCM liệu đã được Hà Nội đúc rút hay chưa?;

Liệu Hà Nội đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng của ba đợt giãn cách vừa qua tới người lao động, với chủ trương giãn cách tiếp đến 21-9 thì đời sống của họ sẽ thế nào?; Các kịch bản khám, chữa cho người bệnh Covid-19 cũng như các bệnh nhân khác, các giải pháp để duy trì kinh tế và không làm đứt gãy chuỗi sản xuất trong tình trạng dịch bệnh còn kéo dài ra sao?…

Dù có duy ý chí đến đâu đi nữa thì khó thể phủ nhận rằng Hà Nội đang có thuận lợi khi nhìn thấu bài học của TP.HCM trong phòng chống dịch bệnh; theo đó câu chuyện của ‘quân lương’, đảm bảo cung ứng hàng hóa, lo an sinh xã hội… có tầm quan trọng sống còn đến mức độ nào.

Vấn đề là Hà Nội đã rút kinh nghiệm ra sao, vận dụng thế nào để các hoạt động của thủ đô suôn sẻ, trơn tru với lịch trình vừa công bố chiều 4-9 như sau, áp dụng từ 6g ngày 6-9 đến 6g ngày 21-9:

Theo kế hoạch, người và phương tiện được phép ra đường đi từ vùng 1 ra, vào vùng 2 và ngược lại thông qua 6 chốt tại các cầu: Thăng Long, Nhật Tân, Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy và Thanh Trì.

Người, phương tiện tham gia giao thông đi từ vùng 1 ra, vào vùng 3 và ngược lại qua các chốt: Cống Liên Mạc, Cầu Diễn, cầu Xuân Phương, Cầu Ngà, cầu sông Đáy, cầu An Lạc, cầu 72II, cầu Cù Sơn, cầu Tân Phú, cầu Mai Lĩnh, ngã ba đê Tả Đáy, cầu Thạch Bích, cầu Khe Tang, cầu Qua, cầu Quán Gánh và ngã ba đê Hữu Hồng – trạm bơm Hồng Vân.

Người và phương tiện tham gia giao thông lưu thông từ vùng 1 sang vùng 3 và ngược lại không được phép lưu thông qua 27 vị trí chốt rào chắn cứng do Sở Xây dựng lắp tại những nơi giáp ranh giữa các vùng.

Theo phân chia, vùng 1 gồm 10 quận, huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai và một phần địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Vùng 2 gồm toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Vùng 3 gồm toàn bộ địa giới hành chính của thị xã Sơn Tây; 9 huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên) và một phần của 5 quận/huyện của phân vùng 1: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Dễ nhận ra với lộ trình như trên, người và phương tiện tham gia giao thông đi lại giữa các phân vùng sẽ di chuyển qua các cầu với hàng chục chốt kiểm soát trên toàn thành phố Hà Nội.

Âu lo lại tiếp tục bao trùm cho viễn cảnh ùn ứ ở hàng chục chốt kiểm soát các loại ấy. Vết đổ ở TP.HCM đã không được Hà Nội ‘tham khảo’.



Không có nhận xét nào: