Tưởng Năng Tiến – Một Người Việt Tên Dang
“Nó nói khổ đều quanh năm chịu được, dồn vào một ngày thì chết. Anh nghĩ có đúng không?”
“Chắc đúng.”
“Mẹ nó bán ruộng, bán vườn để chung tiền cho nó đi, cứ mong nó mang đôla về chuộc đất, xây nhà như những người có thân nhân Việt kiều. Bây giờ nó chết, chưa kịp nhìn thấy tờ đôla xanh. Trước khi chết nó tựa vai em lầm bầm 'Mẹ ơi! Con không muốn làm Việt kiều. Con muốn về nhà. Con muốn cơ cực ở nhà với mẹ suốt đời.' Giọng nó như đứa trẻ con ba tuổi.” (Tâm Thanh. “Người Rơm”. Thế Kỷ 21, Jul. 2010).
<!>
Tài thật! Nguyễn Xuân Phúc biến trụ sở Liện Hiệp Quốc tại New York thành… Chùa Bà Đanh
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
25/9/2021
Việt Nam đang có nhu cầu nguồn cung vaccine rất lớn, với việc dịch bệnh vẫn diễn biến nghiêm trọng, trong khi mới chỉ có khoảng 5 phần trăm dân số được tiêm chủng đầy đủ.
Phần lớn số vaccine đã được đưa vào sử dụng ở Việt Nam là đến từ các nguồn viện trợ thông qua chương trình điều phối vắc-xin COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới, hoặc được gửi trực tiếp từ quốc gia trao tặng.
Không lo đàm phán để mua vaccine là lỗi rất lớn của chính quyền CS. Hiện nay Việt Nam đã hơn 60 vạn người nhiễm, gần 2 vạn người chết và hơn 1.500 trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, tội đó ai gánh.
Với người CS dường như họ không còn dây thần kinh xấu hổ. Ông chủ tịch nước phát biểu bị đại biểu quay lưng là nỗi nhục rất lớn, nhưng họ vẫn phớt lờ, vì sao? Vì họ có một lớp da mặt dày nên họ không cảm giác được nỗi nhục đó.
Đỗ Ngà – Tên nô lệ khốn nạn
25/9/2021
Ngày 21/9, chính quyền CS Việt Nam ký Nghị quyết mua 20 triệu liều Vero Cell của Tập đoàn Sinopharm – Trung Quốc. Việc mua không đáng chú ý, nhưng điều đáng chú ý là ràng buộc hợp đồng hoàn toàn có lợi cho phía trung Quốc. Tranh chấp được giải quyết theo luật pháp của Trung Quốc. Nếu luật trung Quốc không giải quyết được, thì xử lý cấp cao hơn do Uỷ ban Trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung Quốc tại Bắc Kinh, Trung Quốc phán quyết. Nói chung, trong quan hệ mua bán này chính quyền Trung quốc đóng vai trò “Luật là tao, tao là luật” đối với chính quyền CS Hà Nội.
Mạnh Kim - Câu Chuyện Về Jacky Ly
25/9/2021
Từng chỉ huy đại đội lính nhảy dù mũ đỏ (thuộc 82nd Airborne Division) và tham gia chiến trường Afghanistan, Iraq, cũng như công tác tại Hàn Quốc, Hawaii…, cuộc đời Jacky Ly gắn liền với binh nghiệp. Nhập ngũ năm 18 tuổi khi vào Vệ binh North Carolina với dự tính ban đầu chỉ phục vụ quân đội ba năm nhưng sau đó Jacky không rời bộ quân phục. Jacky tốt nghiệp bằng cử nhân quản trị doanh nghiệp về hệ thống thông tin máy tính từ Đại học Appalachian State. Trong thời gian quân ngũ, ngoài những khóa đào tạo chuyên biệt trong quân đội, Jacky còn học National War College, Đại học Johns Hopkins, và Trường tham mưu quân sự Malaysia. Từng là Chánh Văn phòng hợp tác quốc phòng (Chief of the Office of Defense Cooperation) trực thuộc Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Jacky còn là cố vấn quân sự cấp cao và chánh Văn phòng Hợp tác An ninh trực thuộc Phái bộ Hoa Kỳ tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Jakarta, Indonesia. Đại tá Jacky Ly sắp nhận nhiệm vụ mới tại Đông Nam Á với tư cách tùy viên quốc phòng.
Điệp Mỹ Linh – Một hướng đi *
Truyện ngắn
Thời gian gia đình còn kẹt lại Việt Nam, tuy tuổi đời còn non dại, Nga đã nhìn đời bằng tâm thức của một thiếu nữ trưởng thành. Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, Phong được nuông chiều, cho nên, Phong rất vô tư. Thấy Nga không tỏ vẻ háo hức về tin chàng có xe mới, Phong hỏi lơ chuyện khác:
-Sáng nay ai đưa Nga đến trường?
-Ông xe “bus”.
-Từ nay có xe mới, anh sẽ đưa và đón em thường xuyên.
-Cảm ơn anh.
-Đi, đi với anh ra xem xe mới.
Tin tức thế giới ngày Chủ nhật 26 tháng 9 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Tại sao liên minh Aukus được hoan nghênh ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương
Why Aukus is welcome in the Indo-Pacific
Tác giả: Gideon Rachman
Anh Khoa dịch
23/9/2021
Lo lắng trước sự hiếu chiến ngày càng tăng của Trung Quốc, nhiều quốc gia Ấn Độ – Thái Bình Dương đã tìm đến Mỹ chứ không phải Pháp, để cân bằng quyền lực của Trung Quốc.
Hiệp ước an ninh Úc-Anh-Mỹ, tức Aukus, lập tức nhận được những phản ứng thịnh nộ từ Trung Quốc và Pháp. Song, đối nghịch với những thịnh nộ của Bắc Kinh và Paris, là sự hoan nghênh hiệp định này âm thầm của nhiều quốc gia khác.
Nhiều quốc gia Ấn Độ – Thái Bình Dương lo lắng trước sự hiếu chiến ngày càng tăng của Trung Quốc đã tìm đến Mỹ chứ không phải Pháp, để cân bằng quyền lực của Trung Quốc. Nhật Bản và Ấn Độ, hai nền kinh tế lớn nhất trong khu vực ngoài Trung Quốc, chào đón Aukus. Cuối tuần này, Nhà Trắng sẽ tổ chức cuộc họp thượng đỉnh các lãnh đạo Bộ Tứ – Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia. Mỹ đang tăng cường rõ ràng mạng lưới quan hệ an ninh trên khắp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Hoàng Anh Tuấn - 10 nhận xét nhanh rút ra từ Cuộc họp Thượng đỉnh Nhóm bộ tứ (QUAD) tại Washington DC ngày 24/9/2021
Phần 1
25/9/2021
Ngày 24/9, các nhà lãnh đạo của Nhóm bộ tứ gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Suga đã gặp nhau hơn 2 giờ tại Nhà trắng. Đây là Cuộc họp Thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của Nhóm Bộ tứ.
Sau đây là 10 nhận xét nhanh rút ra từ Cuộc họp Thượng đỉnh này.
1. Cuộc họp này là sự tiếp tục của các hợp tác thực chất hơn trong khuôn khổ Nhóm bộ tứ kể từ năm 2019 đến nay, bao gồm: (i) Khuôn khổ hợp tác rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực; (ii) Hợp tác sâu và thực chất hơn; (iii) Không gian không chỉ giới hạn trong phạm vi Nhóm bộ tứ, mà bao trùm toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng lớn, vượt ra ngoài phạm vi khu vực và vươn ra toàn cầu; (iv) Mức độ thể chế hóa được nâng cao lên một bước.
Nguồn : Bản tin Điểm Nhấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét