Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

NGƯỜI LÍNH VNCH SAU CUỘC CHIẾN - Viết về hai người lính VNCH " Người tù thế kỷ Nguyễn Hũu Cầu" và Thầy Thích Huệ Quang " Người Biệt Kích năm xưa"

Những người lính VNCH trong ngày 30.4.1975, bị bức tử buông súng, cuộc cờ tàn buộc người lính VNCH sa vào hoàn cảnh nghiệt ngã của cuộc chơi, để rồi tự dưng gãy súng, tan hàng.... trong sự ngỡ ngàng của người trong cuộc... 43 năm ngưng tiếng súng, họ đã làm hết trách nhiệm của một chiến sĩ bảo quốc an dân, chiến hữu đồng đội mổi người một số phận trong trôi nổi theo hoàn cảnh tan thương của đất nước trước bầy sói sùng sục khắp đó đây để săn mồi.
<!>
Khi đoàn quân "giải phóng "về thành thì tất cả những ước mơ của người lính sau cuộc chiến, có trước đó đều mờ nhạt dần và biến mất trước cuộc bể dâu quá tang thương chụp lên miền nam VN. Đoàn quân cướp nước này đã bắt đầu những cuộc trả thù khốc liệt lên những người mà chúng gọi là ngụy quân, ngụy quyền, không những người lính bị trả thù mà thân nhân họ cũng đều chung số phân. Người cha đi vào trại cải tạo thì gia đình bị cướp hết tài sản rồi đày lên các vùng rừng thiêng nước độc, nơi mà người cs gọi là "Vùng Kinh tế Mới", các phương tiện sống tối thiểu đều không có. Một chính sách hoàn toàn phi nhân mà csBV gọi là nhân đạo với những người miền nam (?!). Bộ mặt thật của csBV như thế nào thì không cần nói thêm nửa, ngày nay ai cũng biết và biết thật rỏ.

Người lính VNCH mổi người một ước mơ về một cuộc sống an bình sau cuộc chiến, một thi sĩ quân đội (Nguyễn Bắc Sơn) từng thầm nghĩ về một cuộc sống sau khi trút bỏ được bộ đồ trận ra khỏi cơ thể, về lại dưới mái nhà xưa bằng những vần thơ sau:

“Cởi áo trận và hoa mai ném tuốt,
Xin giã từ đời vũ khí, huy chương
Xin trở về như một kẻ hoàn lương
Xin vứt hết, xin bắt đầu lại hết.”

hoặc của nhà thơ Bùi Nghi Trang về một cuộc sống thanh bình ở làng quê..

“ngày nào đó ta trả súng trở về
cha con ta vác sách thánh hiền, vác cần câu ra bờ ruộng.”

hay những giây phút thật lãng mạn trong tình yêu như:

“ngày nào đó ta trả súng trở về,
ta sẽ kẽ lông mày cho hiền thê như Triệu Minh-Vô Kỵ”

Nhìn những vần thơ thật nhân văn của người chiến binh VNCH, cho thấy tư duy của họ đều xuất phát từ nền giáo dục nhân bản trong chế độ VNCH. Họ là người lính của hệ phái vương đạo "lấy trí nhân thay cường bạo". Họ chưa bao giờ có những vần thơ sặc mùi máu tanh trong tư duy như các nhà thơ trong chế độ cộng sản miền bắc, tiêu biểu là Tố hữu:

Xem các vần thơ của Tố Hữu:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”

Trở lại người lính sau cuộc chiến, những ngày sau 30 tháng 4, tất cả những ước mơ nhỏ bé đó nhanh chóng tan biến trước cái ác lên ngội, tất cả lui nhanh vào khoảng không vô định của tương lai. Những bất hạnh đang chờ đợi trước mắt cho số phận những người thuộc phe thua cuộc. Người chiến sĩ VNCH, chỉ còn thờ thẩn nhớ màu áo nhà binh, nhớ chiến hữu, nhớ từng ánh hỏa châu trong đêm đen để rồi lặng người trước bức màn đen của tương lai. Đoàn quân tan hàng mổi người một nèo mổi người một số phận.

NGƯỜI TÙ THẾ KỶ NGUYỄN HỮU CẦU.

Khó có ai ngờ được rằng, 43 năm sau ngày miền Nam Việt Nam bị Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm, đến nay là 43 năm (30/04/1975- 30/04/2018), số phận người lính VNCH sau cuộc chiến, nếu có lấy hết nước bể đông để làm mực cũng không thể nào tả hết. Những nổi bất hạnh truân chuyên của quân, cán, chính, những thương phế binh VNCH dưới sự cai trị của chế độ độc tài lấy đấu tranh giai cấp làm quốc sách cho việc xây dựng VN tiến lên xã hội chủ nghĩa, để hoàn thành cái gọi là cuộc cách mạng " giải phóng" do đảng đề ra theo sự chỉ đạo của các quan thầy Nga Tàu. Trong sự bất hạnh của toàn thể nhân dân miền nam, có một trường hợp đãc biệt, mà dư luận trong và ngoài nước đều biết đến đó là một người lính Việt Nam Cộng Hòa phải ở trong chốn lao tù của Cộng sản đến 37 năm nhưng vẫn giữ một khí tiết và một tinh thần lúc nào cũng Tổ quốc-Danh dự- Trách nhiệm, không khuất phục trước bạo quyền Cộng sản. Người lính ấy là “người tù thế kỷ” Đại úy Nguyễn Hữu cầu, được đồng bào thương mến gọi ông là " Con bò kéo xe" ông hiện ở Rạch Gía, Kiên Giang, nhưng tính kiên cường bất khuất của ông vẫn không hề giảm sút sau 37 năm bị trù dập trong các trại tù trá hình mà người cộng sản gọi là " Trại cải tạo ngụy quân ngụy quyền".


Đại úy Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1947, ngày trước nguyên là Đại úy Địa phương quân ở tỉnh Quảng Tín,miền Trung Việt Nam.

Ông đã tố cáo những quan chức Cộng sản Việt Nam ở tỉnh Kiên Giang tham nhũng, hiếp đáp người dân và hãm hiếp những trẻ vị thành niên bị nhốt trong tù vì tội vượt biên, đó là trường hợp ông viên Viện trưởng viện kiểm sát tỉnh Nguyễn Thế Đồng. Để trả thù Ô Nguyễn Hữu Cầu, liền sau đó ông bị các quan tham ở tỉnh Kiên Giang cấu kết với nhau bắt và đưa ra xét xử vào năm 1983 với những bằng chứng ngụy tạo tội danh để kết án tử hình ông: “Chống phá nhà nước Cộng sản Việt Nam”, bằng chứng mà các tham quan đưa ra là dựa vào những bài thơ và các ca khúc do ông sáng tác như ca khúc “Giọt nước mắt của Chúa” mà theo Viện trưởng viện kiểm sát Nguyễn Thế Đồng thời ấy cho rằng; Trung úy Nguyễn Hữu Cầu với ý thức còn mơ tưởng đến sự trở lại của Hoa Kỳ, ví Hoa Kỳ như là cha để cầu xin bơ thừa sữa cặn. Tuy nhiên, bản án sau đó được giảm xuống thành tù chung thân đày biệt giam ở trại giam Z30A ở Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.



Được quốc tế quan tâm và can thiệp nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã trả tự do cho ông vào ngày 21/3/2014. Khi ra tù ở tuổi 67, ông đã phải một lần nửa dấn thân vào một cuộc đấu tranh mới để đòi lại đất đai cho con cháu. Về việc này ông đã tâm sự : “Tôi đi tù 37 năm, khi trở về, bọn tham quan đã cướp hết đất của mấy đứa cháu, con em của ông và đẩy tất cả sáu đứa ra gầm cầu sinh sống. Đến nay thì việc tranh đấu đòi lại đất nhà cửa, bước khởi đầu đã có chút kết quả tuy không như ý muốn, nhưng ông vẩn kiên trì đi tiếp những bước đấu tranh để bọn tham quan tỉnh Kiên Giang phải trả hết lại những gì chúng đã cướp của ông trước khi bị chúng hãm hại phải vào tù 37 năm. Nếu theo dỏi nơi FB của ông người ta có thể nhận thấy được sự đấu tranh với tà quyền cộng sản vẩn tiếp tục hàng ngày trong tư cách là một dân oan, một cựu tù oan sai bị cướp đoạt tài sản. Người viết luôn cầu nguyện cho ông sức khỏe trường tồn, để đạt nhiều thắng lợi trong việc đòi lại tài sản. đã bị đày tớ cướp đoạt một cách trái phép.

Nếu ai muốn tìm hiểu về ông, xin vào địa chỉ FB của ông
 là:https://www.facebook.com/profile.php?id=100010758215264

TRUYỆN HAI HÌNH ẢNH 1 ĐỜI NGƯỜI .

Kể về cuộc đời khi còn nhỏ của thầy, sanh ra tại Phan Thiết. Năm 8 tuổi mẹ cho vào chùa tu học, “để tránh cho con khỏi đi lính sau này,” bà nói với tôi như thế. Cha tôi là một cán bộ tập kết lúc tôi vừa tròn một tuổi, theo chân Hồ Chí Minh với một ước vọng điên rồ là đẩy đất nước vào thiên đường xã hội chủ nghĩa.


Thầy tâm sự tiếp: trong đời tu hành, tôi may mắn gặp được một vi minh sư, thầy Thích Châu Đức, giảng sư tỉnh hội phật học Phan Thiết. Thầy tôi thuộc dòng Thiên Minh, Huế, đệ tử của Hòa thượng Thích Quảng Huệ, nên đặt pháp danh cho tôi là Quảng Hạnh. Tôi gọi Hòa thượng Thích Mãn Giác, hội chủ Tổng hội Phật giáo VN tại Hoa Kỳ, là sư bác. Ôn mất năm 2009. Thầy tôi có một lời nguyền là không bao giờ nhận đệ tử, nhưng vì mẹ tôi có công với đạo pháp -- bà giúp việc phật sự cho chùa nhiều năm và chính thức vào sống hẳn trong chùa từ năm 1968 -- thầy đã nhận tôi làm người đệ tử duy nhất. Tôi được đưa về làm điệu tại chùa Thiên Minh, ngoài Huế, nên tôi đọc kinh rất ư là Huế và rành rõi việc kinh kệ và tán tụng. Năm 1966 thầy gửi tôi vào tu học tại Phật học viện Hải Đức Nha Trang, tại đây tôi được cạo cái chỏm tóc mà tôi rất ư là ghét và đã thọ sa di giới trong một đại giới đàn do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết chứng minh.


Năm 1968 tôi rời viện vào Sài Gòn tiếp tục việc học.
Năm 1970 tôi chính thức bỏ áo tu và
Năm 1971 gia nhập khóa 4/71 Thủ Đức/Sĩ Quan Trừ Bị-QLVNCH.
Ngày 29 tháng 7 năm 1972 tôi mãn khóa, mang cấp bậc chuẩn úy và phục vụ tại Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù.

Tháng 1 năm 1975, tôi thuyên chuyển về Sư Đoàn Nhảy Dù, phục vụ tại Tiểu Đoàn 5, Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù cho đến ngày đơn vị tan hàng tại mặt trận Khánh Dương. Tôi chạy vào được gần Phan Rang thì bị bắt và nhốt tại trại cải tạo Cà Tót.

Năm 1978 tôi cùng một số lớn tù cải tạo được tạm thả và được đưa về Phan thiết điều trị bệnh, vì quá nhiều tù nhân đã chết vì một chứng bệnh kỳ quái không tên khi ở trong khu rừng thiêng nước độc Cà tót. Khi được lệnh triệu tập của VC để trở lại học tập cải tạo, tôi đã cướp ghe và cùng một số cựu quân nhân vượt biển, đến được bờ tự do sau bốn ngày lênh đên trên biển Thái Bình Dương.

Tháng 12 năm 1978 tôi định cư tại Canada.
Năm 1979 tôi lấy vợ và có hai con, một trai một gái.

Tôi trở lại sinh hoạt với chùa chiền năm 1980 vì dân tỵ nạn tại Ottawa cùng góp công góp của xây chùa, nhưng không ai biết kinh kệ một cách chuyên nghiệp như tôi. Tôi làm trong nghành computer sau khi học xong college. Tôi dốt về kỹ thuật lắm nhưng phải chịu đấm ăn xôi để đem pay cheques về cho vợ nuôi các con. Biết mình sẽ không sống sót lâu trong lãnh vực điện toán, tôi túc ta túc tắc lấy courses ban đêm, năm 2002 tôi hoàn tất được cử nhân tâm lý. Vợ con lúc này cũng khá ổn định về nghề nghiệp và học vấn, tôi xin phép vợ đi tu. May thay, mặc dù là một người công giáo gốc, bà hỗ trợ cho việc trở lại con đường tu tập của tôi. Tôi phục vụ cộng đồng một thời gian và nhờ tìm tòi nghiên cứu, tôi thấy mình thích hợp với truyền thống nguyên thủy hơn là đại thừa. Tôi khăn gói đi Miến Điện (Myanmar tức nước Burma cũ) thọ tỳ kheo giới bên đó, lưu lại tu học cho đến khi thầy cho phép trở lại quê nhà Canada để trao truyền lại pháp môn thiền định Vipassana theo truyền thống Miến Điện.



Năm 2014, tôi học xong cao học nghành Tôn giáo và Chính trị.
Năm 2016 tôi nhận được học bổng để theo học PhD Khoa Chính trị tại đại học Carleton. Hiện nay, tôi vừa học vừa dạy về chính trị cho sinh viên năm thứ nhất và năm thứ nhì cũng tại đại học Carleton, Ottawa, Canada (http://carleton.ca/polisci/people/tan-ngo).

Mọi thư từ, ý kiến hay thắc mắc xin gửi thư về huequangqh@gmail.com, tôi sẽ trả lời thư chung trên tiết mục dành cho Phật giáo. Sẽ trả lời thư riêng nếu có yêu cầu-Thích Huệ Quang.

Tổng hợp - Hậu duệ VNCH Lê Kim Anh

Hiện nay tại VN:

" Nhất Hậu Duệ, nhì Tiền Tệ, ba Quan Hệ, bốn Đồ Đệ, năm mới đến Trí Tuệ".


TS Phạm Chí Dũng, Nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn, Nhà báo- CCB Nguyễn Tường Thụy ( trái - phải)

Không có nhận xét nào: