Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Quặn lòng với hàng ngàn hài cốt vô danh trong Di tích nhà mồ Ba Chúc - LĐO


Di tích Nhà mồ Ba Chúc là nơi lưu giữ 1.159 bộ hài cốt thường dân đã bị quân Pôn Pốt sát hại dưới nhiều hình thức dã man như thời trung cổ. Ngày 18.4.1978, quân diệt chủng Pôn Pốt tràn vào Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), thẳng tay tàn sát những dân thường vô tội. Trong 12 ngày đêm, bọn chúng đã giết hại hơn 3.000 thường dân dưới nhiều hình thức dã man, tàn độc.
<!>


Sau hơn 40 năm khi cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh chống lại chế độ diệt chủng Pôn Pốt kết thúc, nhiều hạng mục đã được xây dựng, cho thấy chứng tích tội ác của diệt chủng Pôn Pốt.


Nhà mồ Ba Chúc được dựng lên để lưu giữ 1.159 bộ hài cốt thường dân đã bị sát hại dã man và được Bộ Văn hóa (nay là Bộ VHTT-DL) công nhận là di tích cấp quốc gia.


Phóng viên Lao Động theo chân bà Nguyễn Thị Kim Dung – Thành viên BQL Khu di tích lịch sử Văn hóa nhà Mồ Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), bà cho biết: “Khu nhà mồ có hình bông sen 8 cánh trắng, úp ngược thể hiện sự đau thương, mất mát. Mỗi 1 cánh có 3 tầng mỗi 1 tầng trưng bày đầy đủ bộ phận xương cơ thể người”.


Xương cũng được phân chia theo độ tuổi; nam và nữ; trẻ em; và không xác định. Khi giám định đầu tiên để xác định là hộp sọ những phần xương còn lại không giám định được theo độ tuổi. Vào thời điểm năm 1978 ảnh hưởng của mùa nước lên nên nước ngấm vào xương bởi có 2 màu trắng và ngả vàng”. – Bà Dung cho biết thêm.


Phần lớn người dân bị bắn, chém, chặt đầu. Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp, bị đóng cọc vào chỗ kín, trẻ em thì bị đâm lê trước khi giết chết hoặc xé đôi người, nắm hai chân đập đầu vào gốc cây...Đau đớn hơn là 40 năm qua, dù có nhiều nỗ lực, nhưng vẫn chưa thể định danh cho những hài cốt vô danh này.


Hộp sọ bị thủng do bị đạn bắn

.

Nằm sát bên di tích là Nhà trưng bày chứng tích tội ác diệt chủng của bọn Pôn Pốt.


Nơi đây lưu giữ những công cụ mà diệt chủng Pôn Pốt đã dùng để tàn sát người dân Ba Chúc.


Những cây gậy tầm vông mà diệt chủng Pôn Pốt dùng để đập vào đầu, tàn sát người dân Ba Chúc.


Chùa Phi Lai nằm ngay dưới chân núi Tượng, thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Ngày 18.4.1978, quân Pôn Pốt tràn vào bao vây chùa Phi Lai tàn sát người dân đang cầu nguyện.


Bên trong ngôi chùa, bức tường dài hơn chục mét loang lổ những vết đỏ thẫm là những vết máu của người dân Ba Chúc trong cuộc thảm sát kinh hoàng khiến hơn 200 người dân thiệt mạng.


Hơn 40 năm đã qua đi, nhưng dấu máu vẫn không thể phai mờ.


Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Trác – Trưởng Ban Trị sự Trung ương Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa thông tin: “Nhà mồ đã có sự xuống cấp, đã nhiều lần họp hội thảo làm sao tu sửa cho đúng ý nghĩa và tôn kính những người quá cố để gìn giữ lâu dài sau này giáo dục lại cho con, cháu. Hiện tại nhà mồ 5 năm phục chế lại 1 lần bằng hóa chất để giữ gìn, bảo quản được lâu, qua đây mong có những sáng tạo không phải là 5 năm mà là vĩnh viễn để giữ được sự tôn kính và nguyên vẹn không bị mai một”.

TẠ QUANG - LỤC TÙNG

Vậy nhà mồ của đồng bào bị sát hại hồi Tết Mậu Thân ở đâu ?

Không có nhận xét nào: