Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Điểm Tin Thế giới Sáng 27 + Chiều 26/10/2020 - Hoa Tự Do

 

Biden gọi nhầm Trump thành George Bush

Trong một sự kiện trực tuyến hôm 25/10, ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đã nói nhầm tên đối thủ của mình, theo Fox News.“Đây là cuộc bầu cử quan trọng nhất – không phải vì tôi ra tranh cử mà vì đối thủ của tôi – đây là cuộc bầu cử quan trọng nhất trong một thời gian rất dài”, ông Biden nói. “Và những đặc điểm của nước Mỹ, theo quan điểm của tôi, phụ thuộc vào những lá phiếu bầu. Nước Mỹ của chúng ta sẽ trở thành điều gì? Thêm 4 năm nữa (trong nhiệm kỳ của) George… George, nếu Trump tái đắc cử, chúng ta sẽ ở một thế giới khác”, ông Biden phát biểu thêm.

<!>

Đoạn video ghi lại thông điệp trên đã được tổ chức ủng hộ đảng Cộng hòa RNC Research đăng tải trên Twitter. Tổ chức này cho rằng ông Biden dường như đã nhầm tên của ông Trump với cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush.

Tổng thống Trump hôm 26/10 viết trên Twitter: “Hôm qua, Joe Biden đã gọi tôi là George. (Ông ấy) không thể nhớ nổi tên tôi”.

Bắc Kinh trả đũa truyền thông Mỹ

Reuters đưa tin, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Hai (26/10) yêu cầu sáu hãng truyền thông Hoa Kỳ báo cáo hoạt động trong vòng bảy ngày, sau khi Washington coi 6 cơ quan truyền thông Trung Quốc là phái bộ nước ngoài.

Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, các công ty truyền thông Hoa Kỳ bị Bắc Kinh siết hoạt động là American Broadcasting Corporation (ABC), Los Angeles Times, Newsweek, Feature Story News, Văn phòng các vấn đề quốc gia và Minnesota Public Radio.

Động thái này của phía Bắc Kinh nhằm trả đũa việc Washington đã đưa 6 cơ quan truyền thông vào danh sách cơ quan chính phủ Trung Quốc, buộc nhân viên của họ đăng ký như phái viên nước ngoài. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo giải thích động thái này đảm bảo người dân Mỹ có thể phân biệt giữa tin tức do “báo chí tự do” viết với “thông tin tuyên truyền” do những cơ quan truyền thông này đăng tải.

Ấn – Mỹ hợp tác quốc phòng chống Trung Quốc

Bộ Quốc phòng Ấn Độ hôm 26/10 cho biết, New Delhi sẽ ký thỏa thuận quân sự chia sẻ dữ liệu vệ tinh nhạy cảm với Washington, khi hai bên bắt đầu đối thoại an ninh cấp cao nhằm chống lại sức mạnh ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực.

Reuters cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã bay đến New Delhi để hội đàm với các nhà lãnh đạo Ấn Độ. 

Trước cuộc hội đàm chính thức vào thứ Ba (27/10), ông Esper đã gặp người đồng cấp Ấn Độ Rajnath Singh và hai vị quan chức đã thảo luận về Thỏa thuận Hợp tác và Trao đổi Cơ bản về Hợp tác Không gian Địa lý.

“Hai bộ trưởng bày tỏ vui mừng rằng thỏa thuận sẽ được ký kết trong chuyến thăm”, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố.

Thỏa thuận sẽ cho phép Ấn Độ quyền truy cập vào một loạt dữ liệu địa hình, hàng hải và hàng không được coi là quan trọng để nhắm mục tiêu tên lửa và máy bay không người lái vũ trang.

Thoả thuận cũng sẽ cho phép Washington cung cấp các thiết bị hỗ trợ định vị và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến trên các máy bay do Hoa Kỳ cung cấp cho Ấn Độ.

Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan bất chấp trừng phạt từ Bắc Kinh

Binh sĩ Đài Loan diễn tập ở Hoa Liên, miền đông Đài Loan, ngày 30/1/2018 (ảnh: Reuters).

Ngũ Giác Đài hôm 26/10 cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt việc bán 100 hệ thống phòng thủ bờ kèm 400 tên lửa Harpoon phóng từ mặt đất trị giá gần 2,4 tỷ cho Đài Loan, bất chấp đe doạ trừng phạt từ Bắc Kinh.

Reuters đưa tin, Bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi thông báo chính thức cho Nghị viện Mỹ về đề xuất bán 400 tên lửa diệt hạm phóng từ mặt đất RGM-84L-4 Harpoon Block II với tầm bắn 125 km, 4 tên lửa huấn luyện RTM-84L-4 không mang đầu nổ và động cơ, 411 thùng chứa, 100 xe vận chuyển và phóng đạn, 25 xe radar, cùng linh kiện sửa chữa, thiết bị kiểm tra và tài liệu hướng dẫn.

Nghị viện Mỹ sẽ có 30 ngày kể từ khi nhận thông báo từ Bộ Ngoại giao để quyết định có phê chuẩn thương vụ hay không. Nếu Nghị viện thông qua, hợp đồng sẽ được trình lên Tổng thống Donald Trump ký phê duyệt. Việc Nghị viện phản đối thương vụ ít có khả năng xảy ra khi lưỡng đảng đều ủng hộ việc bảo vệ Đài Loan.

Chính quyền của bà Thái Anh Văn cho biết việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan chứng minh khả năng phòng thủ của hòn đảo có “tầm quan trọng lớn” đối với Washington.

“Đối mặt với sự bành trướng và khiêu khích quân sự của Trung Quốc, Đài Loan sẽ tiếp tục tăng cường hiện đại hóa năng lực quốc phòng và tăng tốc khả năng tác chiến phi đối xứng”, Đài Bắc cho biết trong một tuyên bố.

Bộ Ngoại giao Mỹ tuần trước cũng phê duyệt ba thương vụ bán vũ khí với tổng trị giá hơn 1,8 tỷ USD cho Đài Loan gồm 135 tên lửa hành trình đối đất AGM-84H SLAM-ER, 11 hệ thống pháo phản lực tầm xa M142 HIMARS và 6 cụm cảm biến MS-110 cho tiêm kích.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 26/10 cho biết Bắc Kinh sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Lockheed Martin, Boeing Defense, Raytheon và các công ty khác của Mỹ có liên quan đến việc Washington bán vũ khí cho Đài Loan.

Đáp trả, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói rằng: “Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của Bắc Kinh nhằm trả đũa các công ty Mỹ và nước ngoài vì thương vụ nhằm hỗ trợ các yêu cầu tự vệ hợp pháp của Đài Loan”.

TT Trump tích cực vận động tranh cử, Joe Biden im hơi lặng tiếng

Hôm 26/10, 8 ngày trước khi cuộc bầu cử Mỹ diễn ra, hai ứng viên tổng thống Donald Trump và Joe Biden có lịch trình trái ngược nhau: ông Trump tích cực vận động tranh cử ở Pennsylvania, còn Joe Biden không có sự kiện nào được lên lịch.

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump thường xuyên chế nhạo Biden vì ông không tích cực tổ chức các sự kiện tranh cử. Hôm 26/10, ông Trump lại gọi đối thủ Dân chủ của mình là “Joe dưới tầng hầm”.

Theo Fox News, Tổng thống Trump dự kiến sẽ đến Pennsylvania vào sáng 26/10 để tham gia ba cuộc vận động tranh cử. Tổng thống sẽ bắt đầu bằng một sự kiện ở Allentown. Sau đó, ông Trump sẽ đến Lititz tham dự cuộc vận động tranh cử thứ hai trong ngày, dự kiến bắt đầu lúc 1:30 chiều. Sự kiện cuối cùng diễn ra ở Martinsburg.

Trong khi đó, chiến dịch tranh cử của Joe Biden không thông báo lịch trình của cựu phó tổng thống.

Đức cảnh báo Vua Thái Lan

Reuters đưa tin, Ngoại trưởng Đức hôm 26/10 nói nước này đang theo dõi hành động của Vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn, cảnh báo sẽ có hậu quả nếu phát hiện “hành động bất hợp pháp”.

“Chúng tôi đang giám sát về lâu dài. Sẽ có những hậu quả ngay lập tức nếu chúng tôi phát hiện những hành động được đánh giá là bất hợp pháp”, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas phát biểu, đề cập việc Vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn dành phần lớn thời gian ở bang Bavaria, Đức. Tại đây, ông thuê nguyên một khách sạn sang trọng cho đoàn tùy tùng của mình.

Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh hàng nghìn người Thái Lan biểu tình trước đại sứ quán Đức ở thủ đô Bangkok, đồng thời gửi thư kiến nghị Berlin điều tra hành động sử dụng quyền lực khi ở Đức của Vua Vajiralongkorn.

Vua Vajiralongkorn, 68 tuổi, từ lâu đã thích sống ở Đức hơn Thái Lan. Berlin từng nói rằng sẽ không thể chấp nhận được nếu Vua Vajiralongkorn hoạt động chính trị từ Đức.

Putin lên sóng nói điều có lợi cho Hunter Biden

Con trai của ứng viên tổng thống Joe Biden, Hunter Biden, dường như đã tìm thấy sự ủng hộ từ người khó tin nhất: Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo Fox News.

Putin, người thường bị phe Dân chủ cáo buộc ủng hộ Tổng thống Trump, đã dành thời gian trong buổi phát sóng trên truyền hình nhà nước Nga vào Chủ nhật (25/10) để nói về những cáo buộc mà ông Trump đưa ra trong cuộc tranh luận tổng thống lần thứ hai với ông Biden.

Trong cuộc tranh luận, ông Trump cáo buộc Biden và con trai Hunter đã tham gia vào các hoạt động phạm tội ở Ukraine.

“Đúng vậy, ở Ukraine, anh ta [Hunter Biden] đã có hoặc có thể vẫn còn kinh doanh, tôi không biết. Nó không liên quan đến chúng tôi. Nó liên quan đến người Mỹ và Ukraine”, ông Putin nói, theo Reuters. “Nhưng tốt, vâng, anh ấy có ít nhất một công ty, mà anh ấy thực tế đã lãnh đạo, và đánh giá từ mọi thứ anh ấy kiếm được nhiều tiền”.

“Tôi không thấy bất cứ điều gì bất hảo ở đây, ít nhất chúng tôi không biết bất cứ điều gì về điều này [việc phạm tội của gia đình Biden]”, ông Putin nói thêm.

Một cuộc điều tra của ủy ban Thượng viện đảng Cộng hòa trước đây đã cáo buộc rằng doanh nhận từng là thị trưởng Moscow, Yelena Baturina, đã đưa 3,5 triệu USD cho công ty Rosemont Seneca vào năm 2014 như một khoản thanh toán cho một “thỏa thuận tư vấn”.

Hunter Biden được cho là đồng sáng lập và giám đốc điều hành của một công ty đầu tư có tên Rosemont Seneca.

Tuy nhiên, ông Putin phủ nhận thông tin về bất kỳ mối quan hệ kinh doanh nào như vậy giữa Hunter Biden và Baturina.

Luật sư George Mesires của Hunter Biden cho biết các cáo buộc của Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ là sai sự thật. Ông Mesires cũng bác bỏ các cáo buộc rằng con trai ông Biden là đồng sáng lập công ty như được đề cập.

“Báo cáo của Thượng viện cáo buộc sai sự thật rằng Hunter Biden có mối quan hệ tài chính với giám đốc điều hành doanh nghiệp người Nga Yelena Baturina và ông ta đã nhận được 3,5 triệu đô la từ Baturina”, Mesires nói trong một email gửi International Business Times.

Ông Biden gọi cựu Thị trưởng thành phố New York Rudy Giuliani là “con tốt của Nga” vì đã đưa ra những cáo buộc về con trai mình dựa trên những email được cho là thu thập được từ một chiếc máy tính xách tay của Hunter Biden.

Dựa trên điều tra của thượng viện, bằng chứng và những lập luận của ông Giuliani, Tổng thống Trump đã đưa ra các cáo buộc, nói gia đình Biden tham nhũng và cho rằng Biden và con trai của ông tham gia vào các hoạt động kinh doanh phi đạo đức vì lợi ích cá nhân.

Giới chóp bu Trung Quốc họp kín bàn kế hoạch kinh tế

Nikkei Asian đưa tin, khoảng 200 thành viên của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của đất nước đang tập trung tại Bắc Kinh cho phiên họp toàn thể lần thứ năm của đảng. Cuộc họp kín sẽ kéo dài 4 ngày bắt đầu từ thứ Hai (26/10) để thảo luận về các chiến lược phát triển kinh tế và xã hội dài hạn.

Trọng tâm thảo luận sẽ là kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc và mục tiêu trở thành nước dẫn đầu toàn cầu về đổi mới công nghệ và các lĩnh vực kinh tế khác vào năm 2035. Cuộc họp toàn thể diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, bị làm trầm trọng hơn bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán và leo thang căng thẳng với Hoa Kỳ.

Kế hoạch chi tiết 2021 – 2025 sẽ đánh dấu bộ chính sách đầu tiên nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành một “nước xã hội chủ nghĩa hiện đại vĩ đại” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong vòng 15 năm tới. Trong những tuần gần đây, các quan chức đã bàn luận về khái niệm phát triển “tuần hoàn kép” do ông Tập khởi xướng hồi tháng Năm.

Bắc Kinh cảnh giác khi Putin bóng gió về liên minh quân sự Nga – Trung

SCMP đưa tin, Bắc Kinh thận trọng hoan nghênh đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về một liên minh quân sự giữa Nga và Trung Quốc. Lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Nga đưa ra đề xuất như vậy kể từ khi hiệp ước giữa Stalin và Mao Trạch Đông sụp đổ.

Hôm 23/10, Putin đã được hỏi về khả năng có một liên minh như vậy trong cuộc họp của diễn đàn Câu lạc bộ thảo luận Valdai có trụ sở tại Nga, ông trả lời rằng: “Chúng tôi luôn tin rằng quan hệ của chúng tôi đã đạt đến mức độ hợp tác và tin tưởng, vậy điều đó là không cần thiết, nhưng chắc chắc có thể hình dung, trên lý thuyết”. Một số nhà quan sát Trung Quốc lưu ý rằng ý tưởng này rất khó xảy ra, mặc dù việc nói về nó cũng có thể được coi là một dấu hiệu thiện chí.

Các bình luận được đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng xấu đi và được đưa ra cùng ngày Tập Cận Bình có bài phát biểu nhân kỷ niệm 70 năm Trung Quốc chống Mỹ viện Triều.

Mỹ – Nhật tập trận chung quy mô lớn

Nhật Bản và Mỹ hôm thứ Hai (26/10) bắt đầu cuộc tập trận chung quanh Nhật Bản, nhằm phô diễn lực lượng trước lo ngại về các hoạt động quân sự của Trung Quốc.

Hải quân Mỹ hôm 25/10 ra thông cáo cho biết: “Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ và các đơn vị thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tổ chức đợt tập trận Keen Sword 21 tại các căn cứ trên lãnh thổ Nhật, tỉnh Okinawa và vùng lãnh hải xung quanh ngày 26/10-5/11″.

Theo Reuters, cuộc tập trận có sự góp mặt của hàng chục tàu chiến, trong đó có tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ và tàu sân bay trực thăng JS Kaga của Nhật, cùng hàng trăm máy bay và 46.000 binh sĩ hai nước. Sự kiện năm nay sẽ lần đầu có nội dung huấn luyện tác chiến điện tử và tác chiến không gian mạng.

Một số hình ảnh trong buổi tập trận chung hôm 26/10 được Hải quân Mỹ công bố:

“Tình hình an ninh quanh Nhật Bản ngày càng nghiêm trọng. Hoạt động này là cơ hội thể hiện sức mạnh liên minh Mỹ – Nhật”, Tham mưu trưởng Liên quân Nhật Bản Koji Yamazaki phát biểu trên tàu sân bay Kaga.

Đây cũng là cuộc tập trận chung đầu tiên của Nhật với Mỹ kể từ khi Thủ tướng Suga Yoshihide nhậm chức hồi tháng 9. Nhật Bản rất lo ngại về sự gia tăng hoạt động hải quân của Trung Quốc xung quanh các đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông mà Tokyo gọi là Senkaku, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.

Tháp tùng Tướng Yamazaki trên tàu Kaga, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Nhật, ông Kevin Schneider, cũng cho biết các động thái của Trung Quốc, từ việc áp đặt luật an ninh quốc gia mới tại Hong Kong đến tăng cường quân sự trên Biển Đông, quấy rầy Đài Loan, khiến Washington và Tokyo lo ngại.

Hunter Biden đã tham gia vào “nỗ lực của Trung Quốc để thâu tóm công nghệ phương Tây”

Cộng tác viên cấp cao của Breitbart News, Peter Schweizer cho biết trên chương trình “Sunday Morning Futures” phát sóng hôm Chủ nhật của Fox News Channel rằng, Hunter Biden, con trai của Joe Biden đã cùng góp phần vào nỗ lực của Trung Quốc nhằm thâu tóm công nghệ phương Tây, Breitbart News đưa tin.

Bartiromo, người dẫn chương trình của Fox News, đã hỏi Schweizer: “có phải các công ty Trung Quốc muốn có sức ảnh hưởng của Joe Biden để có thể được chấp thuận mua lại các công ty ở Hoa Kỳ. Và những gì mà Donald Trump đã và đang cố gắng làm là chấm dứt việc Trung Quốc xâm nhập vào Hoa Kỳ, mua lại thung lũng Silicon và ép buộc chuyển giao công nghệ, để giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc có chỗ dựa trên công nghệ Mỹ”.

Schweizer trả lời: “Bạn nói chính xác, và đây là một phần quan trọng của câu chuyện bị bỏ lỡ. Đây không chỉ là câu chuyện về Hunter Biden và gia tộc trở nên giàu có. Đó là về việc Hunter Biden cùng góp phần vào nỗ lực của Trung Quốc để thâu tóm công nghệ phương Tây. Cụ thể, chẳng hạn, có một công ty tên là Henniges bên rìa Michigan, sản xuất các công nghệ lưỡng dụng ứng dụng trong cả quân sự và dân sự, và đó là công nghệ chống rung. Công ty có nguồn vốn đầu tư Trung Quốc của Hunter Biden đã hợp tác với AVIC, là nhà thầu quân sự lớn nhất ở Trung Quốc và họ cùng nhau mua lại Henniges. Rõ ràng là nó ứng dụng trong quân sự”.

Nhà vua Malaysia bác bỏ yêu cầu ban bố tình trạng khẩn cấp của Thủ tướng Muhyiddin

Theo Reuters, quốc vương Malaysia Al-Sultan Abdullah đã từ chối hôm Chủ nhật (26/10) yêu cầu của Thủ tướng Minister Muhyiddin Yassin ban bố tình trạng khẩn cấp để ứng phó với cuộc khủng hoảng viêm phổi Vũ Hán, nói rằng ông không thấy cần thiết. 

Sự từ chối của nhà vua là một trở ngại lớn đối với ông Muhyiddin, người đang đối mặt với thách thức lãnh đạo từ thủ lĩnh phe đối lập Anwar Ibrahim và đấu đá nội bộ trong liên minh cầm quyền của ông. Các nhà phê bình đã lên án đề xuất của ông về quy định khẩn cấp, cho rằng đó là một nỗ lực để duy trì quyền lực vì nó sẽ giúp ông tránh được một cuộc thách thức tiềm năng trong quốc hội. 

“Tại thời điểm này, Hoàng thượng không cần ban bố tình trạng khẩn cấp ở đất nước hoặc bất kỳ vùng nào của đất nước Malaysia”, cung điện cho biết trong một tuyên bố.

Máy bay không người lái của Trung Quốc gặp tai nạn tại triển lãm hàng không

Taiwan News đưa tin, video xuất hiện hôm Chủ nhật (25/10) cho thấy một thiết bị bay không người lái do Trung Quốc sản xuất bất ngờ lao xuống đất và rơi xuống ngay trước mặt khán giả trong một buổi trình diễn ở triển lãm hàng không.

Hôm thứ Bảy (24/10), Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc và Chính quyền nhân dân tỉnh Chiết Giang đã tổ chức một cuộc triển lãm hàng không gọi là “Cuộc thi sáng tạo phương tiện bay không người lái quốc tế” ở Hàng Châu, Trung Quốc. Trong sự kiện này, một chiếc trực thăng không người lái “Predator” được phát triển bởi Công ty TNHH Phát triển Trực thăng tầng thấp Sao Hàng Châu và được ca ngợi là một trong những “người đi trước” trong phát triển ngành công nghiệp máy bay không người lái của Trung Quốc đã bất ngờ gặp tai nạn thảm khốc.

Vào Chủ nhật, một cư dân mạng Trung Quốc đã đăng đoạn phim quay lại toàn bộ chuyến bay xấu số của chiếc máy bay không người lái này.

Ít nhất 20 lính Ấn Độ bị quân đội Trung Quốc bắt cóc


Xung đột Trung-Ấn tiếp tục leo thang. Hôm qua (ngày 25/10), có tin quân đội Trung Quốc đã bắt giữ 20 lính Ấn Độ tại Arunachal Pradesh, khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng, theo Vision Times.

Một cư dân mạng Ấn Độ đã đăng trên Twitter hôm Chủ Nhật (25/10), trích dẫn nguồn tin địa phương cho biết, ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ đã bị ĐCSTQ bắt cóc tại ngôi làng hẻo lánh Nacho thuộc huyện Upper Subansiri, bang Arunachal Pradesh. Tuy nhiên, các tin tức liên quan vẫn chưa được phía Trung Quốc và Ấn Độ xác nhận.

“Arunachal Pradesh” nơi xảy ra vụ việc tiếp giáp với Khu tự trị Tây Tạng, thủ phủ của nó là Itanagar. Ngoại trừ một vài khu vực thiểu số như huyện Changlang và Tirap, phần lớn bang nằm ở phía nam Tây Tạng, nơi có tranh chấp chủ quyền ở biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc tuyên bố rằng họ có chủ quyền đối với khu vực phía nam Tây Tạng, và đã đặt nó trong phạm vi quản lý của 6 huyện Cuona, Longzi, Langxian, Milin, Mêdog và Chayu thuộc Khu tự trị Tây Tạng, và không công nhận chủ quyền của Ấn Độ đối với khu vực này.

Theo báo cáo từ “The North East Today” hôm 25/10, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã đối đầu ở phía đông Ladakh kể từ đầu tháng 5 năm nay, và binh lính hai bên thường xuyên xảy ra các vụ đụng độ. 

Tháng 9 năm nay, 5 người Ấn Độ đã bị quân đội Trung Quốc bắt giữ tại khu vực biên giới bang Arunachal Pradesh, và 5 người này đã được thả sau các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng vào thời điểm đó, bên phía Trung Quốc chỉ ra 5 người này là gián điệp.

Sau đó, ngày 19/10, một lính Trung Quốc tên Vương Á Long đã bị quân Ấn Độ bắt ở Demchok, phía đông Ladakh, khi đang cố gắng vượt qua Đường kiểm soát thực tế ở biên giới Trung – Ấn (LAC).

Bên phía Ấn Độ đã hỗ trợ y tế như oxy, thức ăn và quần áo ấm… cho người lính này để anh ta tránh phải chịu đựng cái khổ của thời tiết khắc nghiệt ở nơi địa hình cao.

Sau khi tin tức được đưa ra, “Thời báo Hoàn Cầu” – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ tuyên bố rằng vụ việc chỉ là do bị lạc. Ông Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), tổng biên tập của tờ báo này nhấn mạnh rằng vụ việc sẽ không tạo ra căng thẳng mới giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Tuy nhiên, các tuyên bố liên quan không phù hợp với cuộc điều tra của Ấn Độ. Các quan chức Ấn Độ cáo buộc người lính này khi bị bắt có mang theo thiết bị lưu trữ, túi ngủ và điện thoại di động khi bị bắt, nên bị tình nghi dính líu đến các hoạt động gián điệp.

Trên thực tế, xung đột biên giới Trung-Ấn đã nóng lên từ tháng 5 năm nay. Cuộc đàm phán gần đây nhất giữa hai bên là vòng đàm phán Trung-Ấn lần thứ bảy vào ngày 13/10 kéo dài hơn 10 giờ đồng hồ.

Mặc dù cả hai đều tuyên bố rằng chỉ huy quân đội của hai nước đã có buổi thảo luận tích cực và mang tính xây dựng để giải quyết đối đầu đã kéo dài nhiều tháng tại biên giới tranh chấp, nhưng cả hai phía vẫn chưa đưa ra tín hiệu rút quân.

HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương          

Không có nhận xét nào: