Nhật có kế hoạch phá sóng Trung Quốc ở Hoa ĐôngNhật Bản sẽ thành lập 3 đơn vị phòng thủ điện tử trên các đảo đối diện với Biển Hoa Đông vào tháng 3/2022 nhằm tăng cường khả năng giám sát và phản ứng đối với hoạt động quân sự của Trung Quốc ở vùng biển này, theo Nikkei.Nhằm mục tiêu gây nhiễu đối phương, hệ thống phòng thủ điện tử của Nhật Bản được thiết kế để phát ra các sóng có cùng tần số với sóng mà đối thủ sử dụng.
Nhật Bản đã có một đơn vị như vậy trên hòn đảo phía bắc Hokkaido, được thành lập để chống lại Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.
Bộ Quốc phòng Nhật có kế hoạch thành lập thêm bảy đơn vị nữa như vậy, bao gồm một đơn vị với khoảng 80 thành viên ở tỉnh Kumamoto, miền nam nước này, và một đơn vị mới ở Hokkaido, dự kiến ra mắt vào tháng 3/2021.
Mỹ kháng cáo phán quyết của tòa về Tiktok
SCMP đưa tin, Chính phủ Mỹ hôm thứ Năm (8/10) đã đệ đơn kháng cáo phán quyết của tòa án đình chỉ lệnh cấm ứng dụng chia sẻ video TikTok thuộc sở hữu của Trung Quốc.
Đơn kháng cáo của chính phủ Mỹ được gửi lên Tòa phúc thẩm lưu động DC, theo sau đơn của luật sư Jeffrey Lovitky bảo vệ quyền lợi cho ByteDance, công ty mẹ của TikTok.
Đơn của luật sư Lovitky yêu cầu thẩm phán chấm dứt vĩnh viễn lệnh cấm, có hiệu lực vào ngày 12/11, của Tổng thống Donald Trump đối với ứng dụng Tiktok .
Tổng thống Trump đã ký một lệnh hành pháp vào ngày 6/8 chỉ định TikTok và WeChat là những mối đe dọa an ninh quốc gia vì các công ty này có thể đã làm theo lệnh của Bắc Kinh: chuyển dữ liệu cá nhân của người dùng Mỹ cho chính quyền Trung Quốc.
Quan chức Mỹ: Kim gửi thư cho Trump là tín hiệu tốt
Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Hàn Quốc và Nhật Bản, ông Marc Knapper, đánh giá rằng, thông điệp “chúc sức khỏe” gần đây của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un gửi tới Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể là một “dấu hiệu tốt” cho những tiến triển trong tương lai của tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, theo Yonhap.
“Đó là một dấu hiệu tốt, tôi cho rằng Chủ tịch Kim đang theo dõi và bày tỏ lo lắng đối với [sức khỏe] lãnh đạo của chúng tôi”, ông Knapper nói về bức thư của Kim gửi hỏi thăm sức khỏe ông Trump, sau khi tổng thống Mỹ nhiễm virus Vũ Hán.
Ông Marc cũng thúc giục Triều Tiên quay trở lại bàn đối thoại, nói rằng đất nước của ông vẫn cởi mở và cam kết với thỏa thuận phi hạt nhân hóa năm 2018 mà các bên đã ký kết.
Trong lá thư đề ngày 2/10, ông Kim bày tỏ “sự thông cảm của mình với tổng thống [Trump] và đệ nhất phu nhân. Người chân thành hy vọng rằng họ sẽ được hồi phục càng sớm càng tốt”, theo hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên.
Tiến sĩ Fauci đánh giá thuốc điều trị Covid cho ông Trump
Chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm của Hoa Kỳ, Tiến sĩ Anthony Fauci, hôm thứ Năm (8/10) nhận định, sức khỏe của Tổng thống Trump có thể đã được giúp đỡ nhờ một liệu pháp điều trị Covid thử nghiệm do công ty Regeneron thực hiện, qua đó giúp ông Trump nhận được kháng thể để chống lại viêm phổi Vũ Hán, theo Reuters.
Ông Fauci nói trong một cuộc phỏng vấn trên MSNBC: “Có một cơ hội khá tốt là thực tế rằng điều đó đã giúp ông ấy tốt lên nhiều”.
Ông Fauci cũng nói rằng đại dịch COVID-19 nghiêm trọng hơn nhiều so với bệnh cúm mùa. “Không có nghi ngờ gì về điều đó”, ông Fauci nói khi được hỏi về dòng tweet của Tổng thống Trump so sánh căn bệnh này với bệnh cúm mùa. Dòng tweet của ông Trump sau đó đã được gỡ xuống.
Nhà thơ Mỹ được trao giải Nobel văn học 2020
Nhà thơ Mỹ Louise Gluck đã giành giải Nobel Văn học năm 2020 cho các tác phẩm khám phá gia đình và tuổi thơ bằng một giọng thơ “rất đặc trưng mà khi kết hợp với vẻ đẹp khắc khổ càng khiến cho sự tồn tại cá nhân trở nên phổ cập hơn”, Viện Hàn lâm Thụy Điển cho biết thông tin hôm thứ Năm (8/10), theo Reuters.
Thư ký thường trực của Học viện Mats Malm nói rằng Gluck, 77 tuổi, cũng là người đoạt nhiều giải thưởng văn học của Mỹ, đã “ngạc nhiên và vui mừng” trước tin tức này khi nó đến với bà vào sáng sớm. Tuy nhiên, Gluck không đưa ra bình luận nào với các nhà báo tập trung bên ngoài nhà của bà ở Cambridge, Massachusetts.
Là giáo sư dạy tiếng Anh tại Đại học Yale, Gluck lần đầu tiên được giới phê bình đánh giá cao với tập thơ xuất bản năm 1968 mang tên “Firstborn”, và tiếp tục trở thành một trong những nhà thơ và nhà tiểu luận nổi tiếng nhất nước Mỹ đương đại.
Canada kêu gọi NATO theo dõi hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông
Báo Hindustan Times hôm 8/10 cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Canada Harjit Sajjan nói rằng NATO cần “giám sát” các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông vì những hành động mà họ đã “thể hiện ở khu vực này rõ ràng là đáng lo ngại”.
Ông Sajjan đưa ra lời kêu gọi trên trong lúc tham dự một hội nghị trực tuyến do tổ chức GLOBSEC ở thủ đô Bratislava (Slovakia) chủ trì từ ngày 7 đến ngày 8/10.
Bộ trưởng Sajjan gọi những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là thách thức an ninh. Ông Sajjan nhấn mạnh: “Đây là một trong những điều chúng ta sẽ tiếp tục theo dõi và chúng ta cần theo dõi ở NATO”.
Tuyên bố của Bộ trưởng Sajjan được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Canada và Trung Quốc tiếp tục xấu đi. Bắt đầu từ lúc Canada bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu từ Mỹ liên quan đến gian lận ngân hàng, Trung Quốc sau đó bắt giữ hai công dân Canada để trả đũa.
Anh chịu sức ép phải tẩy chay Olympic 2022 tại Bắc Kinh
Hôm thứ Ba (7/10), Ủy ban đối ngoại Vương quốc Anh đã gây sức ép buộc Ngoại trưởng Dominic Raab phải tẩy chay việc chính quyền Trung Quốc tổ chức thế vận hội mùa đông 2022 vì lực lượng này đối xử tàn bạo với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, theo Epoch Times.
Khi được hỏi rằng trước những bằng chứng về việc chính quyền Trung Quốc đàn áp nhân quyền thì Anh có cử đoàn vận động viên tham dự Thế vận hội mùa đông 2022 tổ chức tại Bắc Kinh hay không, Ngoại trưởng Raab trả lời rằng không loại trừ việc tẩy chay sự kiện này.
“Nói chung, [nhận thức] bản năng của tôi là tách biệt thể thao khỏi ngoại giao và chính trị. Nhưng có một điểm mà điều đó có thể không thực hiện được”, ông Raab nói.
Ông Raab thừa nhận những bằng chứng “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và tàn bạo” chống lại người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương nhưng nói rằng rất khó để những hành vi này được pháp luật phân loại là tội diệt chủng.
Khi Tom Tugendhat, chủ tịch ủy ban đối ngoại, hỏi Raab rằng tại sao lại như vậy, ông Raab nói rằng “thách thức đối với nạn diệt chủng… là bạn phải chứng minh, chứng minh rằng đó không chỉ là sự hủy diệt nhóm người thiểu số… mà còn [thực hiện] với âm mưu cố ý hủy hoại cộng đồng đó”.
Ông Tugendhat lập luận rằng các luật sư khác đã cung cấp bằng chứng cần thiết để chứng minh điều đó.
“Các luật sư khác bao gồm Ben Emmerson đã trích dẫn sự tàn phá văn hóa, việc cưỡng bức triệt sản và nhiều vấn đề khác nữa là bằng chứng về ý định [diệt chủng] mà ông nói đến”, ông Tugendhat nói và hỏi ngoại trưởng Anh rằng phải cần bao nhiêu bằng chứng thì mới đủ để khép tội diệt chủng đối với chính quyền Trung Quốc.
Sau một hồi tranh luận, ông Raab nói rằng “chúng tôi lên án nó [chính quyền Trung Quốc ” vì nó “mâu thuẫn với những trách nhiệm đi kèm với việc trở thành một thành viên của cộng đồng quốc tế”.
TT Trump muốn tranh luận lần hai lùi một tuần
CNN đưa tin, chiến dịch Trump muốn lùi ngày tổ chức cuộc tranh luận bầu cử tổng thống Mỹ lần hai sang ngày 22/10 và cuộc tranh luận thứ ba cũng rời sang ngày 29/10.
Thông tin trên được đưa ra vài giờ sau khi Ủy ban Tranh luận Tổng thống Mỹ hôm 8/10 thông báo cuộc đối đầu thứ hai giữa Tổng thống Trump và ông Biden dự kiến diễn ra vào ngày 15/10 sẽ chuyển sang hình thức trực tuyến và hai ứng viên tổng thống sẽ trả lời các câu hỏi từ hai địa điểm riêng biệt.
Tuy nhiên, ông Trump không đồng ý tham gia tranh luận theo hình thức trực tuyến và thậm chí còn cáo buộc Ủy ban Tranh biện Tổng thống Mỹ đơn phương hủy bỏ cuộc tranh luận theo hình thức trực tiếp.
Đài Loan dự định mua xe tăng tối tân nhất
Theo Taiwan News, Tổng thống Thái Anh Văn hôm nay cho biết quân đội nước này đang lên kế hoạch mua lô xe tăng tối tân nhất để thay thế những mẫu xe cũ sau khi một người lính thiệt mạng trong vụ tai nạn xe tăng ở huyện Kim Môn.
Tăng hạng nhẹ M41 của Bộ Quốc phòn Đài Loan chiều 8/10 lao xuống ruộng khi trở về căn cứ, khiến chỉ huy xe thiệt mạng. Bà Thái đã chia buồn với gia đình binh lính này.
Tổng thống Thái không nói chi tiết về kế hoạch mua xe tăng. Tuy nhiên, bà đã đề cập đến 108 xe tăng M1A2T Abrams đặt hàng từ Hoa Kỳ để hiện đại hóa hạm đội 1.000 xe tăng chiến đấu, chủ yếu là các mẫu M60A3 và CM-11 được sử dụng trong hơn hai thập niên.
Đài Loan đã chi 40,52 tỷ Đài tệ (1,41 tỷ USD) để mua và dự kiến sẽ nhận được 108 xe tăng M1A2T Abrams từ năm 2023 đến 2026.
Triều Tiên sắp duyệt binh bất chấp Covid
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc trích dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết có những dấu hiệu cho thấy đài truyền hình nhà nước Triều Tiên đang chuẩn bị phát sóng trực tiếp cuộc duyệt binh lần đầu tiên kể từ năm 2017 và nhà lãnh đạo Kim Jong Un có thể phát biểu trong sự kiện này.
Reuters cho biết, các quan chức Hàn Quốc và Mỹ cho rằng Triều Tiên có thể sử dụng lễ duyệt binh để phô diễn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin trong tuần này, những người Triều Tiên đeo khẩu trang y tế đã tập trung tại thủ đô Bình Nhưỡng. Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên gồm các buổi hòa nhạc, triển lãm nghệ thuật và công nghiệp, màn trình diễn ánh sáng, ghé thăm các di tích và lễ khánh thành các công trình xây dựng.
Chương trình Lương thực Thế giới đoạt giải Nobel Hòa bình
Ủy ban Nobel Na Uy cho biết trên Twitter, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hợp Quốc hôm nay được trao giải Nobel Hòa bình vì “những nỗ lực đấu tranh với nạn đói và cải thiện điều kiện cho hòa bình ở những khu vực chịu ảnh hưởng bởi xung đột và đóng vai trò làm động lực thúc đẩy các nỗ lực ngăn chặn sử dụng đói nghèo làm vũ khí cho chiến tranh và xung đột”.
Bà Thái Hà tiết lộ quan hệ tế nhị giữa các lãnh đạo Trung Quốc
Mới đây (hôm 5/7), bà Thái Hà, cựu giáo sư trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiết lộ mối quan hệ thực sự giữa hai ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn, đồng thời cũng nói về mối quan hệ giữa ông Vương Kỳ Sơn và ông Nhậm Chí Cường, theo SOH.
Ngày trước, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ thông báo rằng, Đổng Hồng, cựu Thứ trưởng Tổ tuần tra của Ủy ban Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ, đang bị điều tra.
Đổng Hồng là thân tín của ông Vương Kỳ Sơn, đã đi theo ông Vương Kỳ Sơn từ Quảng Đông đến Văn phòng Cải cách Hệ thống Quốc vụ viện, rồi đến Hải Nam, sau đó đến thành phố Bắc Kinh, rồi đến Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ. Ông Đổng Hồng được mọi người biết đến như “đại quản gia” của ông Vương Kỳ Sơn.
Vì vậy, việc ông Đổng Hồng bất ngờ ngã ngựa đã làm dấy lên một loạt những lời đồn đoán về sự rạn nứt trong mối quan hệ của hai ông Tập – Vương, ngoại giới nhận định đây là tín hiệu cho thấy ông Tập Cận Bình rất có khả năng sẽ hạ thủ với ông Vương Kỳ Sơn.
Mới đây (ngày 5/7), Đài Á Châu Tự Do đã có buổi phỏng vấn đặc biệt với bà Thái Hà. Bà Thái Hà đã nói về mối quan hệ “sâu xa” giữa ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn.
Bà Thái Hà nói rằng mối quan hệ giữa hai ông Tập – Vương khá là tế nhị. Trên thực tế thì uy danh, kinh nghiệm và năng lực của ông Vương Kỳ Sơn cao hơn nhiều so với Tập Cận Bình. Những người trong đảng vừa oán hận lại vừa khiếp sợ ông ta, và cũng rất bái phục ông ta.
Bà chỉ ra rằng, lối tư duy trong chế độ cực quyền chuyên chế là loại bỏ tất cả những người có thể đe dọa vị trí thống trị của người lãnh đạo. Lối tư duy này xác định rằng Tập sẽ không bắt tay hợp tác với Vương. Nhưng Tập không muốn để ông ấy đi, vì nếu ông ấy đi, có một số việc phức tạp mà bản thân ông Tập không thể xử lý được. Vậy nên, Tập vừa phải dùng đến ông ta, nhưng cũng phải đề phòng ông ta sẽ phản bội mình. Đây chính là tâm lý của ông Tập.
Ngoài ra, bản án nặng trước đó đối với ông Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) – trùm bất động sản Trung Quốc, cũng được giới quan sát bên ngoài nhìn nhận là vụ việc mang tính bước ngoặt của sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa hai ông Tập – Vương. Mối quan hệ giữa ông Vương Kỳ Sơn và ông Nhậm Chí Cường vừa là thầy trò, cũng là bạn bè, quan hệ đặc biệt thân thiết, hai người họ có thể gọi điện trò chuyện say sưa tận mấy tiếng đồng hồ ngay giữa đêm khuya.
Tuy nhiên, bà Thái Hà chỉ ra rằng ông Nhậm Chí Cường lại có các mục tiêu chính trị khác với ông Vương Kỳ Sơn, và hai người họ không phải là mối quan hệ người đứng trước kẻ đứng sau hậu trường.
Mục tiêu và mục đích của ông Nhậm Chí Cường là hy vọng cả nước sẽ hướng tới dân chủ, nhưng ông Vương Kỳ Sơn thì khác. Trong tình huống này, ông Vương Kỳ Sơn không thể trói chặt mình với ông Nhậm Chí Cường được, nếu không sẽ trở thành người đứng sau hậu trường của ông Nhậm, vậy nên ông ta không thể đứng ra nói thay cho ông Nhậm Chí Cường được.
Bà Thái Hà nói rằng tại thời điểm diễn ra phong trào sinh viên Lục Tứ (thảm sát Thiên An Môn 4/6/1089), ông Nhậm Chí Cường không nhất định đã có quan điểm rõ ràng về vấn đề hướng đi của đất nước. Nhiều năm trở lại đây, ông đã tìm hiểu và suy nghĩ về các vấn đề theo hướng chính trị dân chủ, và ông đã liên tục đồng ý với nền dân chủ lập hiến và dân chủ tự do.
Bà Thái Hà nói rằng xung quanh bà có một nhóm người muốn thay đổi hệ thống này, với hy vọng thật sự hiện thực hóa dân chủ lập hiến và dân chủ tự do. “Vì vậy, trên thực tế, có những lúc khi chúng tôi nói chuyện với nhau, lời lẽ của họ còn mãnh liệt và dứt khoát hơn tôi nhiều”, bà Thái nói.
Bắc Kinh nhờ WHO giúp quảng bá vắc-xin chưa hoàn tất thử nghiệm, dấy lên lo ngại về an toàn
Mới đây, việc Bắc Kinh đàm phán với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để quảng bá vắc-xin do Trung Quốc sản xuất nhưng vẫn chưa hoàn tất các thử nghiệm lâm sàng bị phanh phui khiến giới chuyên gia không khỏi lo lắng về tính an toàn của chế phẩm này, theo SOH.
Ông Socorro Escalante, người chịu trách nhiệm điều phối công nghệ y tế và sức khỏe khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, ngày 6/10 đã tuyên bố trong cuộc họp báo trực tuyến rằng, phía Trung Quốc đang bàn bạc với tổ chức này, yêu cầu WHO đánh giá vắc-xin Covid-19 mới do Trung Quốc sản xuất và sau đó quảng bá sử dụng trên phạm vi quốc tế.
Ông Escalate cho biết, Trung Quốc và WHO đã thảo luận sơ bộ về việc đưa vắc-xin Covid-19 của Trung Quốc vào danh sách vắc-xin sử dụng khẩn cấp.
Việc thiết lập danh mục sử dụng khẩn cấp nhằm mục đích cho phép các loại vắc-xin và phương pháp điều trị được đánh giá mau lẹ khi chưa có được chứng nhận của các tổ chức chuyên môn chính thức, để chúng được đưa vào danh sách mua sắm dược phẩm khẩn cấp của y tế công cộng. Điều này cho phép các quốc gia thành viên của WHO và các cơ quan mua sắm của Liên Hợp Quốc xác định xem có nên mua các loại vắc-xin này hay không.
Reuters dẫn lời ông Escalante cho biết: “Sau khi một loại vắc-xin được chấp thuận đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp, các bên liên quan liền có thể tự mình đánh giá chất lượng và tính an toàn của vắc-xin trước khi có đủ tư cách lấy được giấy phép của chúng tôi”.
Bắc Kinh gấp rút công bố vắc-xin chưa hoàn tất thử nghiệm ra thế giới
Theo nguồn tin chính thức từ phía chính phủ Trung Quốc, 4 loại vắc-xin của các công ty dược phẩm Trung Quốc đã bước vào giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng. Do số ca nhiễm trong nước có hạn nên không thể tiến hành thử nghiệm một cách hiệu quả. Tập đoàn Công nghệ Sinh học Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước đã chiêu mộ được hơn 40.000 tình nguyện viên tại 10 quốc gia ở châu Á, Nam Mỹ và Trung Đông tham gia thử nghiệm vắc-xin, mặc dù các thử nghiệm lâm sàng của vắc-xin vẫn chưa được hoàn tất trước đó.
Ngoài ra, tại Trung Quốc có khoảng 350.000 người đã được tiêm loại vắc-xin do tập đoàn này sản xuất. Điều này làm dấy lên lo ngại rộng khắp trong giới chuyên gia về tính an toàn của loại vắc-xin này.
Khoảng 10 năm trở lại đây, đã có nhiều vụ bê bối trong ngành sản xuất vắc-xin của Trung Quốc và chất lượng của chúng luôn tồn tại nhiều nghi vấn.
Ngày 17/8, Hà Phương Mỹ, một trong số các phụ huynh có con nhỏ là nạn nhân của vụ bê bối vắc-xin ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc nói với trang Epoch Times rằng, 2 năm trước, bé gái nhà cô đã bị liệt do tiêm vắc-xin hỗn hợp ho gà, bạch hầu, uốn ván của Viện nghiên cứu Sinh học Vũ Hán sản xuất. Cô cũng nghe nói một đứa trẻ khác cũng bị liệt do tiêm vắc-xin bại liệt.
Vì vậy, lần này cô kiên quyết không tiêm vắc-xin virus viêm phổi Vũ Hán do Trung Quốc sản xuất. Với cô, vắc-xin của Trung Quốc không đáng tin tưởng, không đảm bảo an toàn, sau khi phát sinh phản ứng bất lợi họ đều không chịu trách nhiệm, luật pháp cũng không đứng về phía người dân, và khi có vấn đề gì xảy ra, các nạn nhân đều không được phép lên tiếng.
Vắc-xin của Trung Quốc đầy tác dụng phụ, chỉ dùng cho động vật
Cô Diêm Lệ Mộng, một nhà virus học Trung Quốc đã đào tị sang Mỹ, trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến với kênh Bannon’s War Room vào ngày 25/8, cô cho biết, ở Trung Quốc, dù giá vắc-xin của nước ngoài đắt hơn của Trung Quốc, nhưng miễn là người dân có đủ khả năng để mua, họ luôn sẵn sàng tiêm vắc-xin nhập khẩu từ nước ngoài cho con cái và bản thân mình chứ không phải vắc-xin sản xuất tại nội địa. Có thể thấy người dân Trung Quốc vốn không tin tưởng vào vắc-xin do chính quyền ĐCSTQ sản xuất đến mức nào.
Cô tiết lộ, chính phủ ĐCSTQ đã cố gắng cho thế giới thấy thứ mà họ gọi là vắc-xin thành công. ĐCSTQ muốn dẫn đầu thế giới về việc điều chế vắc-xin, nhưng chính họ lại đang cố tình che giấu những rủi ro nguy hiểm liên quan đến vắc-xin của họ.
Trên thực tế, ĐCSTQ hoàn toàn không có khả năng chế ra vắc-xin. Trong quá khứ, chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ thành công trong việc sản xuất hoặc nghiên cứu vắc-xin cho người. Trong thời kỳ dịch SARS năm 2003, ĐCSTQ đã cố gắng điều chế vắc-xin cho người dựa trên kỹ thuật nghiên cứu vắc-xin trên động vật, nhưng tất cả đều thất bại. Bây giờ họ vẫn sử dụng những kỹ thuật này trong việc nghiên cứu phát triển vắc-xin với virus viêm phổi Vũ Hán, thế giới sao có thể mong đợi vắc-xin của họ sẽ hữu dụng đây?
Cô Diêm Mộng Lệ cũng cho biết, nhiều người Trung Quốc đã gặp phải những phản ứng có hại nghiêm trọng sau khi được tiêm vắc-xin virus do chính phủ sản xuất trong nước và phải đến bệnh viện Bắc Kinh để điều trị.
Mục đích thật sự của Bắc Kinh là gì?
Trước đó, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã cáo buộc hai tin tặc Trung Quốc đại biểu cho các cơ quan tình báo của Bắc Kinh cố gắng đánh cắp thông tin nghiên cứu và phát triển vắc-xin của nước này.
Giờ đây, bất chấp những lo ngại về an toàn, ĐCSTQ đang cố gắng sử dụng ảnh hưởng của WHO để quảng bá vắc-xin của mình ra toàn cầu.
Thomas Bollyky, giám đốc Chương trình Y tế Toàn cầu của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) tại đại học Georgetown, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh BBC: “Một số quốc gia dường như đặc biệt liều lĩnh trong việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin, chủ yếu là do trong nước họ lo sợ đánh giá của nước ngoài về hiệu quả chống dịch của họ”.
Một báo cáo gần đây trên tờ báo bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post – SCMP) dẫn lời ông Scott Rosenstein, giám đốc Chương trình Y tế Toàn cầu Tập đoàn Á-Âu ở Hoa Kỳ cho biết: Bên phía Trung Quốc luôn hy vọng sử dụng vắc-xin như một công cụ ngoại giao để cải thiện quan hệ với các quốc gia không hài lòng với hành động của Trung Quốc trong giai đoạn đầu khi dịch bệnh bùng phát, đồng thời mở rộng sức ảnh hưởng của mình.
“Động cơ tham gia quốc tế này ít nhất ở một mức độ nào đó đã giúp ĐCSTQ đạt được mục đích dẹp tan mọi lời chỉ trích của xã hội quốc tế về phương cách xử lý sai lầm của nó trong giai đoạn đầu khi dịch bệnh bùng phát”, ông Rosenstein nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét