Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2020

Hiểu biết thêm với GS Huỳnh Chiếu Đẳng


Kính thưa quí bạn

Hôm nay xin gởi các bạn hai chuyện đời thường

1. Một bằng hữu hỏi vậy chớ cái email gởi cho nhau nói rằng vị Bác học Nhật nói coronavirus-mới là do con người chế tạo đúng không?

2. Một bằng hữu góp ý về : Đôi Điều Tỏ Bày về Chữ Việt
HCD 24-Oct-2020

-------------

<!>

Khoe với các bạn cây ổi trồng trước nhà trái sai không đếm nổi

https://youtu.be/kklhmAnLpSo 

Cây mận sau nhà

https://youtu.be/bVG2CRxXMWc 

From: thi thanh thuy le <t Monaco @yahoo.fr>  Date: 10/23/20 12:05 PM (GMT-08:00)  To: "HCD J." <huy017@juno.com>, Chu HUYNH Chieu Dang USA <huy017@gmail.com>  Subject: Fw: Le Prix Nobel Japonais s’exprime  
Kính Chú Đẳng,
Cháu xin chuyển bài này để Chú xem xét coi là thật hay lại là Vịt cồ vì rất quan trọng lời phát biểu của vị giáo sư Nhựt được giải Nobel này.
Xin cám ơn Chú và cho cháu xin lỗi đã làm mất thì giờ quí báu của Chú.
THUY Forward 
Objet : Le Prix Nobel Japonais s’exprime

 

HCD: Đại khái là bài của kẻ nào đó loan truyền qua Internet và email nói rằng ông Dr Nhật nói rằng con coronavirus-mới nầy không phải tự nhiên, mà là do phòng thí nghiệm Vũ Hán Trung Quốc chế tạo ra.

Ông dám đoan chắc, nếu nói sai thì hãy lấy lại giải Nobel của ổng ngay cả sau nầy khi ổng chết.

Thưa theo hãng Thông tấn Reuter đây là tindo một kẻ mạo danh viết ra (xem hình, nếu các bạn không thấy hình thì nên dọc Microsoft Word attached):

Nguồn tin của Reuter nơi đây:

 ============

From: d n <66rin 1@gmail.com>

Date: 10/16/20 8:52 PM (GMT-08:00)

To: huy017 <huy017@juno.com>

Subject: Chữ nghĩa chúng ta

  Kính thưa anh,

Tôi rất thương chữ nghĩa Việt Nam. Già rồi mà nhiều khi thấy chữ nghĩa mình thay đổi quá nhiều tôi  buồn nên than với anh  là người có nhiều uy tin mong anh dùng cai uy tín đó kêu gọi các thức  giả mong có giải pháp gì chăng.

Thí dụ như tôi vừa mới thấy trên tivi có cái quảng cáo  nói về " thủ tục cột sống." Cha mẹ ơi tôi chẳng hiểu thủ tục cot sống là cai  gì.  và tôi còn thấy những chữ  khác như kết quả thí nghiệm dương tính, am tinh,  thí nghiệm lâm sàng v.v. hoặc chuyen bỏ văn phạm vào thùng rác như nói "gửi cho tôi thông tin"  gì đó.

Tôi không hiểu chữ nghĩa   bây giờ sao mà nó kì quá vậy anh. Anh có thể giúp cho tôi hiểu được chút

  Kính thưa anh,

Tôi rất thương chữ nghĩa Việt Nam. Già rồi mà nhiều khi thấy chữ nghĩa mình thay đổi quá nhiều tôi  buồn nên than với anh  là người có nhiều uy tin mong anh dùng cai uy tín đó kêu gọi các thức  giả mong có giải pháp gì chăng.

Thí dụ như tôi vừa mới thấy trên tivi có cái quảng cáo  nói về " thủ tục cột sống." Cha mẹ ơi tôi chẳng hiểu thủ tục cot sống là cai  gì.  và tôi còn thấy những chữ  khác như kết quả thí nghiệm dương tính, am tinh,  thí nghiệm lâm sàng v.v. hoặc chuyen bỏ văn phạm vào thùng rác như nói "gửi cho tôi thông tin"  gì đó.

Tôi không hiểu chữ nghĩa   bây giờ sao mà nó kì quá vậy anh. Anh có thể giúp cho tôi hiểu được chút nào hoặc có cách nào để mà nói với những người dùng chữ  nên  nghĩ cho kỹ trước khi  dùng chang.... chẳng biết anh có giúp được gì hay không nhưng buồn quá thì nói cho nó đỡ buồn vậy thôi....

Kính anh

Thai

HCD: Thưa anh đây quả là chuyện đáng buồn, nhưng nó lại quá lớn cho sức già của chúng ta, post lên đây đẩ bà con giúp một tay. Trước đây đài BBC thu nhận những nhân viên trẻ được đào tạo bằng “Việt ngữ” mới, làm chúng ta đọc hay nghe thấy “muốn khùng” luôn. May mà đài RFI của Pháp ban Việt Ngữ còn giữ được phong độ.

Riêng các đài tiếng TV hay Radio Việt ngoài nước thì tôi ít nghe. Chắc cũng có nhiều từ ngữ mới tùy phóng viên. Báo chí Việt thì cũng tùy người viết, chắc cũng có lẫn lộn từ ngữ mới và cũ.------------

(Theo qui ước xưa nay chữ tím là của hcd tôi viết vào, còn chữ xanh két hay chữ đen nghiêng hay đứng là trích email của người khác) 

From: t.k g@ yahoo.com

Date: 10/23/20 3:54 PM (GMT-08:00)

To: …………

Subject: Đôi Điều Tỏ Bày về Chữ Việt

Thưa chú Huỳnh Chiếu Đẳng, chú Thái và các anh, chị cùng các bạn,

Thanh-Hương xin phép được tỏ bầy đôi điều.  Như hai chú, Thanh-Hương cũng rất yêu thương chữ nghĩa Việt Nam và không khỏi thất vọng khi thấy tiếng Việt nguyên thủy đã bị biến thành một thứ tiếng Việt mà Thanh-Hương gọi là “mất gia phả”, từ mấy chục năm nay.  Trên các diễn đàn đã có nữ văn sĩ / thi sĩ Trịnh Thanh Thủy và các ông Đào văn Bình, Lê Thy, Diệu Tần (trong bài “Tiếng Việt Kỳ Cục”), Hoàng Phạm, Dân Việt …. lên tiếng về vấn đề này:

 Ghi chú: Từ đây trở đi tôi xin để email Thanh Hương viết bằng chữ màu đen cho dễ đọc.

Thế mà tại sao những lời kêu gọi, nhận xét, xây dựng, chỉ trích từ các vị quan tâm đến chữ Việt trong sáng đã không hề thay đổi cách dùng chữ “mới” của nhóm chủ trương của các đài BBC, VOA, RFI, Á Châu Tự Do, Tiếng Nói Việt Nam, Little Saigon, hay các cơ sở ấn loát ở bên này? Từ bao năm nay, họ không hề thay đổi cách sử dụng chữ Việt cho phải phép. 

 

Làm sao họ không biết rằng những từ ngữ này không hề được dùng trước khi đất nước VN hoàn toàn lọt vào tay cộng sản?  Làm sao họ không biết là những danh từ này đã được đặt ra từ một nhóm thiểu số cầm quyền ít học? Thế mà tại sao nhóm chủ trương vẫn tiếp tục làm ngơ trước những cảnh tỉnh này? Có phải vì họ nghĩ rằng phải dùng những danh từ “mới” thì người trong nước mới hiểu được, vì hơn 80 triệu người đã quen dùng?  Nếu thực sự như vậy thì họ đã coi thường sự thông minh của thế hệ đã sống trong thời VNCH và óc học hỏi những điều mới lạ của thế hệ trẻ, sinh ra và lớn lên sau 1975.  Thế hệ đã lớn lên trước 1975 vẫn hiểu được ý nghĩa của những danh từ mà 45 năm trước họ đã từng dùng, từng nghe, từng yêu mến.  Thế hệ trẻ trong nước và ngoài nước sẽ không bao giờ biết đến một thứ tiếng Việt mà một tác giả đã gọi là "trong sáng, thanh lịch và duyên dáng”.  Những người trẻ sẽ không có cơ hội học những danh từ, tuy mới đối với họ, nhưng dần dà sẽ hiểu và áp dụng trong đời sống.  Có phải ban Giám Đốc các đài truyền hình, truyền thanh không muốn tốn thêm ngân qũy để tăng cường nhân viên trong Ban Biên Tập để kiểm soát, cắt xén, lọc lựa những danh từ vc, khi đăng lại những mẫu tin lấy từ bên nhà? Nếu thực sự như vậy thì thật là đáng tiếc.  Rất đáng tiếc!  Chỉ vì tư lợi mà họ đã bỏ qua cơ hội phổ biến sự trong sáng, đúng nghĩa của tiếng Việt.  Họ không biết rằng khi phổ biến những danh từ đặt ra bởi một nhóm thiểu số cầm quyền là họ đã phạm một tội tầy đình đối với con cháu chúng ta ngay giờ phút này và trong tương lai. 

Tình trạng dùng chữ Việt mất gia phả của giới truyền thông ở bên ngòai VN chỉ thay đổi khi toàn thể các tòa báo, các đài phát thanh, đài truyền hình có một Chủ Bút đặt việc sử dụng tiếng Việt đứng đắn lên hàng đầu và đòi hỏi các nhân viên tòa soạn phải dùng chữ Việt đúng nghĩa.  Ngôn ngữ luôn thay đổi, nhưng không có nghĩa là thay đổi theo chiều hướng đi xuống như trong mấy chục năm nay.  Ví dụ: một tiệm chuyên bán màn cửa đã quảng cáo màn cửa thượng hạng, ngoại hạng của họ là “màn cửa cao cấp”!

Một tác giả (tên HY) đã viết, "Hãy cố gắng giữ gìn cách ăn, cách nói của chúng ta, của các thế hệ cha ông chúng ta và truyền đạt lại cho con cháu chúng ta".  Chúng ta gìn giữ bằng nhiều cách. Một trong những cách mà Thanh-Hương thấy quan trọng không kém, ngoài việc không dùng chữ vc, dù mỉa mai hay đùa cợt, là cần phải nêu lên thực trạng của các từ ngữ cũ/mới trong các ấn bản.  Có vậy, thế hệ sau này mới biết được có sự khác biệt để tìm tòi, học hỏi. Như một người cả đời sinh ra và lớn lên trên vùng cao nguyên, không bao giờ được thấy biển, không bao giờ nhận ra màu xanh của biển khác xa màu xanh của bầu trời, nếu không có ai nói về đại dương, hay diễn tả về màu xanh của biển.  Nhờ đó, khi đi xuống đồng bằng, người này mới đi tìm biển để thấy tận mắt cái màu xanh ấy.

 

Nhân đây, Thanh-Hương xin phép đề nghị là ngoài việc dùng tiếng Việt đúng nghĩa, chúng ta cố gắng không xen tiếng ngoại quốc khi nói hay viết tiếng Việt.  Một người bạn thân của Thanh-Hương có ý kiến là mỗi khi  nói mà xen một chữ tiếng Anh thì phải bỏ 25 xu vào ống.

Ông Đào văn Bình có soạn một tự điển so sánh danh từ trước/sau 75:

https://vietbao.com/a283963/tu-dien-tieng-viet-doi-doi-bo-tuc-  

Trong bài “Dốt hay Nói Chữ” https://www.baocalitoday.com/viet-nam/dot-hay-noi-chu.html, ông kết luận: “Tôi sẽ còn tiếp tục phải viết vì nếu không viết, không vạch ra được cái kịch cỡm, bát nháo, ngu dốt của ngôn ngữ Việt ở trong nước ngày nay và trên trang tin BBC…sẽ đắc tội với con cháu mai sau.”

~Khổng thị Thanh-Hương

 

T.B. Nhờ chú HCĐ chuyển email này đến cho chú Thái.  Cám ơn chú.

HCD: Cám ơn cô Thanh Hương xin gởi bà con mình cùng đọc 

Không có nhận xét nào: