Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

Bản tin ngày Thứ hai 19 tháng 10 năm 2020 - Hà Trung Liêm

Thủ tướng Nhật Bản Suga tới Hà Nội, thúc đẩy đầu tư và an ninh trong khu vực

Xuân Lan (theo Nikkei)

19/10/2020

https://drive.google.com/file/d/11c1mSdkwGgx1jwgDZQORw9wXS8gGU9VF/view?usp=sharing

Tối Chủ nhật (18/10), Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã đến Việt Nam – chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Đông Nam Á của mình. Đây cũng là chuyến thăm đánh dấu việc khởi động lại quan hệ ngoại giao đối với Hà Nội khi Việt Nam đang trở thành điểm thu hút các nhà đầu tư quốc tế, theo tờ Nikkei.

Ông Suga là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thuộc các nền kinh tế lớn đến thăm Việt Nam kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch virus corona. Trong khi đó, Hà Nội cũng đang tích cực tìm kiếm mối quan hệ kinh tế và quốc phòng mạnh mẽ hơn với Nhật Bản như một đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

<!>

Quan hệ Việt - Nhật và nguyên tắc « kẻ thù của kẻ thù là bạn của ta »

Việt Nam, Nhật Bản đạt thỏa thuận về chuyển giao công nghệ quốc phòng

Minh Anh  RFI

19/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1j7CLo9iURfXN5GoZtOmplojlsDC2LUnb/view?usp=sharing

Tân thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 18/10/2020 đến Hà Nội, mở đầu vòng công du nước ngoài đầu tiên tại Đông Nam Á. Ông Suga Yoshihide là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên của một trong những nền kinh tế lớn đến thăm Việt Nam.

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản có từ bao giờ và đã đạt đến mức nào ? Đâu là những thách thức cho mối quan hệ song phương này ? Đến thăm Việt Nam và Indonesia, phải chăng Trung Quốc là đích ngắm chính của Nhật Bản ? Chuyên gia Đông Nam Á, David Camroux, trường đại học Khoa học Chính trị Sciences Po, giáo sư thỉnh giảng trường đại học Quốc gia Hà Nội, trả lời các câu hỏi của RFI Tiếng Việt.

Nguyễn Quang Dy - Trung Cộng Đã Đánh Giá Sai Donald Trump, Điều Gì Rút Ra Cho Việt Nam?

18/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1qQRX4n3_HkUMl3tSkMnrxJI4mLGa_r5z/view?usp=sharing

Có lẽ Tập Cận Bình đã đánh giá sai khả năng có thể gây sức ép đối với Donald Trump, nên Bắc Kinh chắc bị bất ngờ khi Donald Trump hành động mạnh mẽ, quyết liệt, không cho tiếp tục đàm phán, khiến sách lược hoãn binh câu giờ của Tập Cận Bình mất tác dụng.

Giữa Mỹ và Trung Quốc dường như không có sự tin cậy lẫn nhau về các vấn đề nhạy cảm như cạnh tranh về công nghệ, Đài Loan và Biển Đông.

Có thể nói dù có đạt được thỏa thuận hay không, giới tinh hoa Mỹ vẫn đồng thuận coi Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược. (As China Trade Talks Stall Xi Faces a Dilemma: Fold Or Double Down? Chris Buckley & Steven Lee Myers, NYT, May 9, 2019).

Những ‘hiểm trở’ trong mối quan hệ Việt - Trung

Thủy Tiên

19/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1cieuD7J1CMD7miCSTJ-2KmY98R2yHwtC/view?usp=sharing

(Tham khảo bài viết của tác giả Lê Thu Hương, là nhà phân tích cấp cao tại Học viện Chính sách Chiến lược Úc trên trang Carnegie Endowment for International Peace)

Mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc rất phức tạp và thường xuyên gặp rắc rối. Mặc dù có các tuyên bố ngoại giao ca ngợi sự đoàn kết về ý thức hệ và sự tương đồng trong hệ thống chính quyền, nhưng "thiện chí" này thường bị can thiệp bằng các tranh chấp lãnh thổ trên biển, lo ngại an ninh, kinh tế và căng thẳng địa chính trị.

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã làm "phân tâm" các nhà lãnh đạo quốc tế do phải đối mặt với vấn đề suy thoái kinh tế. Hoa Kỳ đang phải tập trung vào cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2020, Nhật Bản có sự chuyển đổi lãnh đạo từ thủ tướng lâu năm Shinzo Abe sang Yoshihide Suga. Úc, Ấn Độ và thậm chí cả EU cũng đang bận tâm với các chương trình nghị sự ngoại giao của riêng họ, ví dụ như tranh chấp biên giới Ấn Độ - Trung Quốc.

Những ‘hiểm trở’ trong mối quan hệ Việt - Trung (Phần 2)

Tâm An

19/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1-MD4XyUF48CDdEZFTUOdG10ke-ES6ZDX/view?usp=sharing

(Tham khảo bài viết của tác giả Carl Thayer - Giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales và Giám đốc Công ty Tư vấn Thayer. Ông là chuyên gia khu vực Đông Nam Á, từng giảng dạy tại Học viện Lực lượng Quốc phòng Úc)

Mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc rất phức tạp và thường xuyên gặp rắc rối. Mặc dù có các tuyên bố ngoại giao ca ngợi sự đoàn kết về ý thức hệ và sự tương đồng trong hệ thống chính quyền, nhưng "thiện chí" này thường bị can thiệp bằng các tranh chấp lãnh thổ trên biển, lo ngại an ninh, kinh tế và căng thẳng địa chính trị.

Ngàn Hương – Vụ sạt lở kinh hoàng tại thủy điện Rào Trăng 3 nói lên điều gì?

19/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1ePo7hCx-mG5qTAYeRM0OfzeI6MMy-F56/view?usp=sharing

Có người đã chua chat nói rằng: Sau 4.000 năm, con cháu của Thủy Tinh là Thủy điện đã đánh bại con cháu của Sơn Tinh, biến họ thành Sơn Trạch, nghĩa là Sạch Trơn.

Chính những kẻ chủ trương phá rừng, xẻ núi để làm thủy điện bằng bất cứ mọi giá nhằm thu về những món lợi khổng lồ, đã gây nên sự cố đau lòng này phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và trước nhân dân. Có thể nói đây là tội ác “trời không dung, đất không tha”, cần phải lên án và nghiêm trị.

Câu nói "Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá" là phương ngôn đúc kết qua cả ngàn năm, cảnh báo những hậu quả to lớn nhất của tình trạng phá rừng, phá  núi, phá vỡ quy luật dòng chảy của sông ngòi đến nay vẫn nguyên giá trị. Nó cũng như một lời nguyền cho hậu thế từ bao đời nay.

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 19 tháng 10 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1phnXcMBMHXq8gzyLcZM9hMUk0fwe6whS/view?usp=sharing

Lê Thành Nhân  - Mùa bầu cử gay cấn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ

19/10/2020

https://vietquoc.org/mua-bau-cu-gay-can-nhat-trong-lich-su-hoa-ky/#more-33821

Trong hard drive còn rất nhiều bằng chứng khác cho thấy Joe Biden đã lợi dụng quyền lực Phó Tổng Thống làm cái dù cho con trai Hunter Biden mánh mung, tham nhũng ở Ukraine, Nga, Trung cộng…

Hai quả bom trên là đòn chí mạng mà TT Trump đang đưa ra để thuyết phục cử tri về một Joe Biden, một đảng Dân Chủ luôn  luôn hô hào yêu nước Mỹ một cách trong sáng!

Hiện nay người Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm tới 26 triệu người, số phiếu còn lại  sẽ quyết định từ đây đó đến ngày 3/11.  Theo cơ quan bầu phiếu của Mỹ cho biết năm nay số người ghi danh tham gia bỏ phiếu rất đông, mọi người nô nức đi bỏ phiếu sớm. Nhiều trạm bỏ phiếu đợi cả giờ mới tới phiên mình bỏ phiếu. Số cử tri đang lưỡng lự không biết bỏ phiếu cho ai rất đông và quyết định chiếc ghế Tổng Thống… Thì hai quả bom mà TT Trump thả xuống lúc này có làm cho họ quyết định lá phiếu lưỡng lự thay đổi không? 

Canada sẽ không ngừng lên tiếng vì nhân quyền ở Hong Kong

Trudeau Says Canada Won’t Stop Calling for Human Rights After Chinese Ambassador’s Warning on Hong Kong

19/10/2020

Anh Khoa dịch 

SCOTT GOULET

https://drive.google.com/file/d/1QQ18ofbJTJMmu6IoTQhGpIFkVyZTH8LS/view?usp=sharing

Thủ tướng Justin Trudeau nói Ottawa sẽ tiếp tục “lên tiếng mạnh mẽ và rõ ràng vì nhân quyền” sau khi Đại sứ Trung Quốc Cong Peiwu cảnh báo rằng Canada không nên cấp quy chế tị nạn cho người Hồng Kông nếu Canada quan tâm đến “sức khỏe  và sự an toàn của họ”.

“Cho dù đó là lên tiếng về tình hình của người Duy Ngô Nhĩ, hoặc về  tình hình rất đáng lo ngại ở Hồng Kông, hoặc lên án  Trung Quốc vì chính sách ngoại giao cưỡng bức, đây là những điều chúng tôi sẽ tiếp tục làm,” Thủ tướng Canada Trudeau nói trong một cuộc họp báo vào ngày 16 tháng 10 sau khi được hỏi về lời tuyên bố của ông đại sứ.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Ngôn ngữ Trump

17/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1wF9B0Ga3xUijMbDsA-4x73bmEWMBgePT/view?usp=sharing

Ông Trump từng là một người có khả năng hùng biện. Xem qua những lần ông nói chuyện trước đây (trước khi đắc cử tổng thống), ông ấy có cách ứng đáp nhanh nhẹn, cách dùng chữ có khi 'hoa hoè', cách nói không vấp chữ, và cách liên đới câu văn cho thấy ông không phải là người tồi trong ăn nói.

Tuy nhiên, từ ngày ông trở thành tổng thống, thì cách nói của ông thay hẳn. Tuy vẫn cách nói nhanh nhẹn không vấp chữ đó, nhưng ông dùng chữ đơn giản và 'bình dân' hơn. Ông còn làm cho nhiều người nhức đầu, vì câu văn có khi chẳng tuân theo cú pháp nào cả.

Trần Doãn Nho  -  Louise Glück: nhà thơ nữ Hoa Kỳ, đoạt giải Nobel Văn Chương 2020

18/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1HsM22Key-Dv8BemRoX3OBkzMMxc87l8X/view?usp=sharing

Hai năm sau ngày Olga Tokarczuk, nhà văn nữ Ba Lan đoạt giải Nobel văn chương 2018, Nobel văn chương 2020 lại được trao cho một cây bút nữ, Louise Glück, một trong những nhà thơ lớn của văn chương đương đại Hoa Kỳ. Đây là cây bút nữ thứ 16 đoạt giải Nobel văn chương kể từ khi giải này được thành lập vào năm 1901.

 

Khi loan báo trao giải Nobel cho Louise Glück, ông Anders Olsson, chủ tịch Ủy Ban Nobel, ca ngợi “giọng thơ hết sức giản dị” của bà, “nhất là những bài thơ chạm vào cốt lõi của cuộc sống gia đình.” Giọng thơ đó “không lẫn vào đâu được. Nó bộc trực và kiên quyết, nhưng đầy hài hước và dí dỏm cay đắng.” Vì “nét đẹp giản dị mộc mạc khiến cho hiện hữu cá nhân trở thành phổ quát,” theo Olsson.


Nguồn bản tin ngày Thứ hai 19 tháng 10 năm 2020

 

https://diemnhan.blogspot.com/2020/10/ban-tin-ngay-thu-hai-19-thang-10-nam.html

Không có nhận xét nào: