Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

TỘI ÁC CỘNG SẢN : THÁNG 5 ĐẪM MÁU & NƯỚC MẮT

- Đại Lộ Kinh Hoàng (Quảng Trị 05/1972)
Đại Lộ Kinh Hoàng là tên mà nhà báo Ngy Thanh (Đặc phái viên của báo Sóng Thần  thời điểm đó) đặt cho đoạn đường dài khoảng 9 km trên Quốc Lộ 1 từ cầu Bến Đá tới cầu Trường Phước thuộc quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, nơi mà dân chúng (cùng binh lính) miền Nam VNCH rút chạy về hướng Nam trong những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5, năm 1972 và đã bị thảm sát dã man dưới cơn mưa đạn pháo kích của bọn cộng sản bắc việt.Đoạn đường này nằm giữa các đụn cát trắng, không nhà cửa, cây cao và chỉ là các lùm cỏ bụi; do vậy, dễ dàng nằm trong tầm ngắm của các tiền sát viên (đề lô) cộng sản Bắc Việt khi gọi pháo 122 ly, 130 ly, cối 160 ly… của chúng từ hướng rừng Trường Sơn bắn thẳng vào dòng người di tản. Theo ước tính, có gần 2000 người chết (nhưng chỉ thu gom được 1841 xác người gần như còn lành lặn) và hơn 500 xe cộ các loại (của dân chúng và quân đội) bị phá hủy trong trận pháo thảm sát trên đoạn đường này.<!>
Con đường đầy người chạy loạn từ Quảng Trị chạy về phía Nam. Cả dân, cả lính với đủ mọi thứ xe. Đa số đều phải đi bộ vì đường tắc nghẽn nên không thể đi nhanh được. Pháo cộng quân bắn trực xạ vào đoàn người tội nghiệp. Những xác người bắn tung lên trời. Khói lửa mù mịt khét lẹt. Mạnh ai nấy chạy. Nhưng phía trước hay phía sau dòng người đều bị chặn lại bởi pháo.
Khi pháo cộng sản tạm ngưng thì dòng người lại tiếp tục đi tới. Có nhiều người không chết ở đợt pháo đầu nhưng rồi bị chết ở các đợt pháo sau. Nhiều xác chết trên đường bị pháo đi pháo lại nhiều lần. Bị thương rồi lại bị pháo rồi cũng chết. Có những đứa nhỏ nằm khóc ngất bên xác người mẹ. Có những em bé sơ sinh bú vú người mẹ đã chết khô cứng từ bao giờ.
Hàng ngàn xác chết bên cạnh những chiếc xe đạp, xe gắn máy, nằm ngổn ngang, chỏng gọng, những gồng gánh, túi xách bị đạn pháo đổ ra tung tóe khắp mặt đường. Những chiếc xe jeep quân đội, xe cứu thương hồng thập tự, bị trúng pháo lật nhào, đầy những vết đạn xuyên lỗ chỗ. Gió Lào thổi nóng rát mặt, đẩy đưa cánh cửa xe cho thấy những xác người bên trong, xác nằm trên băng ca, xác chết gục trên ghế, những mảnh vải băng phất phơ chỉ còn bám vào những thi hài đã biến dạng và bốc mùi tử khí.
Có bộ xương em bé nằm trên bộ xương của người mẹ dưới một bụi gai khô. Có xác chết khô đét như người tiền sử nằm giữa đám cỏ may bên lề đại lộ. Có xác nằm sấp, có xác nằm co như còn mong bờ đất dưới ruộng che chở cho mình thoát tầm đạn giặc…
Không gian thật im lặng đến rợn người. Không có tiếng người, không có tiếng chim. Chỉ có những tiếng phành phạch của những tấm vải bạt xe hoặc những vạt áo, mảnh quần đã cứng còng vì dính bê bết máu khô đang bị gió lùa thổi bay lên như những cái vẫy tay kêu cứu trong tột cùng đau thương tuyệt vọng trước khi đi vào cõi vô cùng.
Thỉnh thoảng, có một mảnh vải, một mảnh băng cứu thương tuột ra, bay bổng theo gió rồi vướng lại trên những bụi cây gai trên đồng trống khô cằn… Trên mặt lộ, mỗi xác chết như đã in hình dáng của mình trên nhựa đường bằng một quầng đen đậm, như muốn làm chứng nhân cho một giai đoạn khốc liệt của miền quê hương vỡ vụn, điêu linh !
Bãi cát hai bên đường, bãi cát phía biển có nhiều xác chết hơn bãi phía núi, có lẽ vì khi bị tàn sát, người ta có khuynh hướng chạy ra phía Đông, là khu vực có người tiếp cứu trong khi phía núi chỉ là vùng hoang vu, không có ai sinh sống. Trên bãi cát này, có nhiều xác người lớn và xác trẻ em, xác quân nhân, cảnh sát và thường dân.
Những gì có thể giúp để nhận diện xác chết, như thẻ căn cước, hay một món đồ đặc biệt nào đó tìm thấy gần xác đều được mọi người ghi lại trong sổ tay, bên cạnh số của xác đã được ghi trên bọc plastic đựng xác.
Mỗi chuyến xe chở xác về xếp trong ngôi trường của thị trấn Mỹ Chánh, nhiều người có thân nhân trong đám nạn nhân trên Đại Lộ Kinh Hoàng chờ chực sẵn ở đó xúm lại tíu tít hỏi thăm, mặt ai cũng bơ phờ, thất thần, thấy thương tâm hơn cả người đã chết nay không còn gì để phải vương vấn nữa.
Các anh em Nhật Báo Sóng Thần cho biết con số đích xác của những xác người đã được “hốt” về từ Đại Lộ Kinh Hoàng là 1.841 xác. Những xác người bất hạnh này đã được chôn cất tại một khu đất sau lưng trường Tiểu Học Phong Nguyên ở Mỹ Chánh, được biết tới với tên Nghĩa Trang Đồng Bào Chiến Nạn Quảng Trị.
Đoạn đường mang tên “Đại Lộ Kinh Hoàng” ngày nay dĩ nhiên không còn xác chết, không còn dấu vết của tội ác của đám quỷ dữ khát máu mượn chiêu bài “giải phóng” để xâm lăng Miền Nam theo lệnh quan thầy Tàu - Nga. Họ đã được thân nhân mang về mai táng ngay sau đó. Nhưng từ năm 1975 mỗi năm đến ngày giỗ tập thể, hàng ngàn gia đình ở vùng quê hương Quảng Trị chỉ âm thầm thắp nén hương thơm tưởng nhớ người thân.
Có những người không còn thân nhân thì mồ hoang, mả lạnh, không chút khói hương. Nghĩ đến xót xa làm sao! Họ đã chết tức tưởi mà đến nay có lẽ linh hồn của họ vẫn còn u uất nơi ven đường, bụi rậm, không sao siêu thoát được bởi quê hương Miền Nam Việt Nam cũng đã chết cùng với họ từ tháng Tư năm 1975. Nhưng có lẽ họ cũng không sao ngờ được là 48 năm sau, người đời vẫn còn thương cảm cho những oan khiên tức tưởi của họ.
***
Tội ác không quên
Trong tác phẩm “Mùa Hè Cháy”, xuất bản tại Việt Nam năm 2005, tác giả là đại tá Nguyễn Việt Hải (Qúy Hải), chỉ huy trung đoàn pháo Bông Lau (trung đoàn trưởng Cao Sơn) của quân đội nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khi đó, đã viết thật rõ ràng là đơn vị của ông ta đã khai hỏa tập trung pháo 122, pháo 130 và pháo 155 mà ông ta gọi là trận địa pháo cường tập trên Quốc Lộ 1 bắn trực xạ vào đám “ngụy quân/ ngụy dân” trên đường bỏ chạy.
Cũng trong cuốn “Mùa Hè Cháy”, tác giả Quý Hải, còn trơ trẽn và lố bịch viết đúng một câu ngắn để chạy tội: “Dọc đường số 1 hàng trăm xe ngổn ngang, địch bỏ chạy. Máy bay địch thâm độc thả bom vào những đoàn xe để phi tang, bất kể lính của chúng bị thương còn ngổn ngang. Xe cháy nghi ngút.”
Tay đại tá Việt Hải này đã dối trá mà không hề biết ngượng miệng và xấu hổ với vong linh những người khuất mặt đã bị chính hắn ra lệnh thảm sát. Hố bom do máy bay thả xuống và hố đạn pháo binh sau khi bị kích hỏa, không thể trộn lẫn với nhau và trên mặt đường nhựa QL 1 khi đó, chỉ có những xác chết và xác xe, không hề có một hố bom nào, dù là loại bom nhỏ nhất.
Cây kim trong đống rơm còn có lúc phải thò ra ánh sáng; sự thật vẫn muôn đời là sự thật dù ngòi bút hèn hạ có bị bẻ cong đến cỡ nào đi nữa. Đoạn đường tử thần dài trên 5km, xác người và xác các loại xe đan vào nhau từ vệ đường bên nầy sang bên kia, bề ngang còn lớn hơn cả đoạn Bát Đạt Lĩnh của Vạn Lý Trường Thành, dĩ nhiên hình ảnh vệ tinh từ quỹ đạo địa cầu hoàn toàn có thể nhìn thấy đại lộ kinh hoàng.
Chính ông đại tá pháo binh tác giả của tác phẩm “Mùa Hè Cháy” này còn “khoe” rằng đã đích thân quan sát trong vai trò tiền sát viên để trực tiếp chỉ huy bắn trực xạ vào đoàn người.
Bây giờ, sau 48 năm, các pháo thủ của trung đoàn pháo Bông Lau ngày xưa có còn hãnh diện và tự hào với “thành quả giải phóng” nhuốm đầy máu người dân vô tội đầu tháng 5, năm 1972, trong chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 này không ? (SGtt/ Hoàng Thái Sơn t/h)

Không có nhận xét nào: