Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

Tìm hiểu về Chính Phủ Pháp Ðịnh VNCH và các vấn đề pháp lý liên hệ - Trần Long

Viet Cong Ban Nuoc
1- Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cộng sản Bắc Việt mang quân cưỡng chiếm miền Nam bằng vũ lực chà đạp lên Hiệp định Paris mà họ đã ký kết năm 1973. Cộng sản dùng danh nghĩa "thống nhất đất nước", "giải phóng miền Nam", nhưng thực ra, vào thời điểm đó, Nam Việt và Bắc Việt là hai nước độc lập riêng lẻ theo Hiệp định Geneve 1954. Tấn công, cưỡng chiếm miền Nam là một hành vi xâm lăng không thể chấp nhận được. Hiệp định Paris 1973 quy định ngưng chiến để miền Nam được bầu cử chính quyền theo phương pháp dân chủ, tự do, rồi 2 miền sẽ tiến tới hòa hợp, hòa giải dân tộc. Cấm mọi hình thức tấn công, trả thù. Tức là không thể có vấn đề tiến chiếm miền Nam, không có vấn đề bắt đi tù cải tạo, giết chết hàng trăm ngàn quân, cán, chính miền Nam, không có vấn đề chiếm đoạt nhà cửa, tài sản của nhân dân miền Nam như Việt cộng đã làm.<!>
2- Việt Nam Cộng Hòa chưa chết: Cần tìm hiểu và phân biệt các chính phủ De Facto và De Juré. Chính phủ De Facto là chính phủ đi xâm lăng, chiếm đóng nước khác không do người dân dựng lên một cách hợp pháp (do cướp chính quyền). Tuy được các nước thiết lập bang giao nhưng không có nghĩa là Chính phủ De Facto là chủ nhân hợp pháp. Chính phủ De Juré là chính phủ đã được người dân bầu chọn hợp pháp, hợp hiến, tuy lưu vong nhưng vẫn là Chính phủ hợp pháp của quốc gia bị chiếm đóng và sẽ lấy lại quốc gia khi điều kiện cho phép. Ðiều 2.4 Hiến Chương Liên Hiệp Quốc không chấp nhận các quốc gia chiếm đóng các nước khác bằng vũ lực. Thí dụ Pháp bị Ðức chiếm đóng trong đệ II thế chiến. Thiếu tướng De Gaule chạy qua Anh lập Chính phủ lưu vong và trở lại giải phóng đất nước cùng với quân đội đồng minh. Các nước Ðông Âu, Armenia, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia bị Liên Xô chiếm đóng và xáp nhập trong 70 năm, nhưng rồi cũng lấy lại nền tự chủ khi Liên Xô tan rã.

3- Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn của VNCH đã dùng sắc lệnh bổ nhiệm của TT Nguyễn Văn Thiệu, thay mặt VNCH để nộp hồ sơ Biển Ðông của nước VNCH lên Ủy Ban Ðịnh Ranh Thềm Lục Ðịa LHQ vào tháng 5 năm 2009; gián tiếp xác nhận VNCH vẫn còn tồn tại trước Liên Hiệp Quốc. Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn đã vui mừng và qua đời vài ngày sau khi hoàn thành sứ mạng lịch sử của Ông.

4- Dương Văn Minh đầu hàng không có giá trị: Dương Văn Minh chỉ là một ông tướng về hưu đã được móc nối qua người em trong mạng tình báo VC, không phải Tổng thống VNCH dù rằng đã được Quốc Hội VNCH biểu quyết thuận vào đêm 27 tháng 4 năm 1975. Tìm hiểu kỹ điều 39 Hiến pháp VNCH về 6 quyền hành của QH và điều 52 về cách thức người dân VNCH bầu chọn Tổng thống, thì Quốc Hội VNCH không có quyền bổ nhiệm Tổng thống và nếu cố làm thì đó chỉ là hành động vi hiến mà thôi(vi phạm Luật Hiến Pháp). Link:


5- Tình hình chính trị khu vực biển Ðông của Việt Nam biến đổi nhanh chóng bất lợi cho Hoa Kỳ và đồng minh. TC càng ngày càng lộng hành chiếm biển đảo trong khu vực, ảnh hưởng trầm trọng đến hải lộ quan trọng của Hoa Kỳ và các đồng minh.

6- Hoa Kỳ muốn trở lại khu vực Ðông Nam Á, nhưng HK không có biển đảo trong khu vực. Muốn trỏ lại biển Ðông, HK phải dựa vào VN, nhưng Việt cộng là con khỉ đu dây, lệ thưộc quá nhiều vào TC không tin cậy được.

7- Trước sau gì HK và Quốc tế cũng phải dựa vào VNCH để lấy lại các quần đảo HS-TS từ tay TC, như vậy phải tìm đến đại diện VNCH.

8- Trong số các CP lưu vong hải ngoại, Chính Phủ Pháp Ðịnh VNCH do người trong Nội các VNCH đứng ra thành lập là hợp với pháp lý trong giai đoạn nầy (Chính phủ De Juré).

9- Chính Phủ Pháp Ðịnh VNCH không phải là một đảng phái, không phải của riêng của một người hay của 1 nhóm người. CPPÐ là tài sản chung của đất nước mà con dân VN yêu nước đến để vun bồi cho nó vững mạnh. Ls Lê Trọng Quát là thành viên cao cấp nhất của nội các hợp pháp VNCH còn sống, đang lãnh đạo Chính Phủ Pháp Ðịnh. Dây chuyền trong Nội các: Thủ tướng -> Phó Thủ tướng -> Quốc Vụ Khanh. Ls Lê Trọng Quát là Ðệ Nhất QVK.

10- Kết ước quốc tế bảo đảm thực thi Hiệp định Paris, (còn được gọi là Ðịnh ước Quốc tế) ký kết ngày 2 tháng 3 năm 1973, điều 7B cho phép chúng ta y/c tái họp hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề chủ quyền, độc lập lãnh thổ VN khi bị nước ký kết vi phạm (Trung cộng ). Kết ước nầy có 11 quốc gia và MTGPMN ký tên, trong đó có Trung cộng. Nay Trung cộng đang vi phạm trầm trọng kết ước mà họ đã ký tên, xâm phạm đến quyền lợi của Hoa Kỳ, dịp may cho chúng ta thúc đẩy HK mang TC ra hội nghị quốc tế. Cơ hội tốt cho chúng ta vì quyền lợi VN đang song hành vớI quyền lợi Hoa Kỳ. (Xem link dưới đây về Kết ước quốc tế.)

11- Hiện nay có nhiều nước sẵn sàng ủng hộ chúng ta (Indonesia vẫn còn treo cờ VNCH), chỉ chờ Hoa Kỳ là chúng ta có thể vận động 4 nước còn lại cho dủ túc số 6 nước theo kết ước quốc tế đòi hỏi (điều 7B).

12- Ngoài ra chúng ta đã có Public Law 93-559 của Hoa Kỳ hậu thuẩn. Public Law 93-559 đã được lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ chuẩn thuận và Tổng thống HK ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1974 y/c hành pháp HK tái họp Hội nghị Quốc tế về Hiệp định Paris (điều 34.b.4) vì VC đã vi phạn trầm trọng Hiệp Ðịnh Paris 1973. (Xem link dưới đây.)

13- Tái họp hội nghị quốc tế tốt hơn là đưa vấn đề tranh chấp biển Ðông ra Liên Hiệp Quốc. Trước LHQ, TC có thể dùng quyền phủ quyết. Nhưng trước hội nghị quốc tế theo kết ước ngày 2/3/1973 TC không thể phủ quyết vì không có qui định nầy trong Kết ước.
Link:

14- Vai trò của CPPĐ là đại diện cho VNCH trong bang giao quốc tế, phát huy chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa, lập trình sách lược đấu tranh thích hợp cho từng thời kỳ.

15- Trong hoàn cảnh đất nước bị CS chiếm đóng hiện tại, chưa tổ chức bầu cử Chính phủ được, Chính phủ Pháp định VNCH nối tiếp công quyền từ Chính Phủ VNCH. Chính phủ PÐ VNCH do những người trong Nội các VNCH lập nên và đang sống lưu vong . Mục đích của CPPĐ VNCH là đại diện cho công dân VNCH đến khi có tổng tuyển cử tự do trên quê hương. Khi đó CPPÐ sẽ giải tán, chấm dứt sứ mạng lịch sử.

16- Mọi con dân nước Việt cần hiểu rõ các vấn đề trên đây để có thể tranh đấu cho quyền lợi của đất mẹ Việt Nam thân yêu. Nên nhớ rằng dù chúng ta có đầy đủ các yếu tố pháp lý hậu thuẩn, chính chúng ta phải tranh đấu cho quyền lợi cho đất nước của chúng ta. Mỗi cá nhân phải góp bàn tay đấu tranh, không ai có thể ủy quyền và không thể làm dùm ai trong giai đoạn lịch sử nầy.

Quận Cam, tháng 5, 2020.
Kính thư,
Trần Long.

Không có nhận xét nào: