Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

Đập Tam Hiệp nguy hiểm hơn dự đoán: Chuyên gia liệt kê 10 nguyên nhân


Vào đầu tháng 7, hình ảnh biến dạng của đập Tam Hiệp ở Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của công chúng. Vương Duy Lạc, một chuyên gia thủy điện sống ở Đức, sau đó đã tiến hành một nghiên cứu sâu hơn về đập Tam Hiệp và nhận thấy các vấn đề an toàn kỹ thuật của đập Tam Hiệp nghiêm trọng hơn nhiều so với suy nghĩ trước đó, theo Secret China. Ngày 12/9, bài viết của ông Vương Duy Lạc đã được đăng tải trên RFI tiếng Trung, giới thiệu các nội dung chính của nghiên cứu về sự an toàn của đập Tam Hiệp trong tương lai gần. Sau khi cẩn thận điều tra, ông Vương phát hiện “các vấn đề an toàn và kỹ thuật nghiêm trọng của đập Tam Hiệp vượt xa ước tính ban đầu của tác giả”. Bài viết bắt đầu với một danh sách các vấn đề an toàn và kỹ thuật nghiêm trọng tồn tại ở đập Tam Hiệp, cùng 10 nguyên nhân hàng đầu của các rủi ro này.
<!>
Bố cục của Trung tâm Tam Hiệp từ bờ trái đến bờ phải sông Trường Giang gồm có: Âu tàu hay hệ thống khóa nước, hệ thống nâng tàu thẳng đứng, đập chống tràn bờ bên trái, trạm điện bờ trái, đoạn đập thoát nước, đập chống tràn bờ bên phải, trạm phát điện dưới lòng đất bên phải. Trong số đó, âu tầu Tam Hiệp, hệ thống nâng tàu Tam Hiệp, tòa nhà số 1 đến số 5 bên trái đập và khu vực đập xả lũ lớn đều có vấn đề nghiêm trọng về an toàn và kỹ thuật.
Âu tàu của Tam Hiệp được khởi công xây dựng vào tháng 1 năm 1994. Để xây dựng nên âu tàu, đội xây dựng đã liên tục khoan 18 ngọn núi và sử dụng 22.000 tấn chất nổ (bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima với sử nổ chỉ tương đương với 15.000 tấn thuốc nổ) lên ngọn núi hoa cương để có con kênh rộng 300 mét, sâu 175 mét và dài 6.442 mét. Tuy nhiên, điều kiện địa chất tự nhiên địa phương rất phức tạp và việc sử dụng chất nổ để tạo ra một âu tàu ở trên vùng núi cao làm tăng sự bất ổn của âu tàu. Ông Vương cho biết, sai số cho phép về biến dạng độ cao của âu thuyền không thể vượt quá 5 mm, nhưng độ dịch chuyển tích lũy tối đa của cao độ âu thuyền phía bắc, nam của Tam Hiệp lần lượt là 71,57 mm và 53,90 mm.

Hệ thống nâng tàu của Tam Hiệp là phần yếu nhất của con đập. Theo “Niên giám kiến thiết Tam Hiệp năm 2013”, độ dịch chuyển tối đa của hệ thống nâng sườn núi phía bắc lên trung tâm khoang đạt 48,24mm, và độ dịch chuyển tối đa của hệ thống sườn núi phía nam là 36,75mm. Bài báo chỉ ra rằng sự dịch chuyển của hệ thống nâng tàu Tam Hiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động an toàn của thang máy nâng. “Nhẹ thì hệ thống nâng tàu không thể hoạt động bình thường, nặng thì hệ thống bất ổn định, tàu hỏng người mất, nước trong hồ chứa sẽ tràn qua kênh mà mang theo con tàu”, ông Dương cho biết.
Ngoài ra còn có sự bất ổn lớn trong các tòa nhà số 1 đến số 5 ở bên trái của đập Tam Hiệp. Cho tới nay các học giả kỹ thuật đều tuyên bố rằng đập Tam Hiệp là một đập trọng lực bê tông, cao 181 mét, rộng 15,18 mét trên đỉnh đập và rộng 130 mét dưới đáy đập. Nó giống như một ngọn núi và rất ổn định. Tuy nhiên, chiều cao của đập đoạn có khối nhà số 1 đến số 5 bên trái của đập Tam Hiệp chỉ là 95 mét, điều đó có nghĩa là đoạn đập này không thể chịu được sự tấn công của vũ khí thông thường.
Phần đập xả lũ của Tam Hiệp bao gồm 23 khối đập và có một loạt các sự cố thủy lực. Theo báo cáo của ông Vương, mỗi đập xả lũ dài 21 mét có ba lỗ xả lớn với diện tích mở từ 51 đến 63 mét vuông, giống như mọt miếng phô mai có lỗ rỗng khắp nơi.
Phần mở đầu và phần cuối của bài viết cũng liệt kê 10 nguyên nhân gốc rễ của các rủi ro an toàn nghiêm trọng của đập Tam Hiệp, bao gồm:
(1) Sự đánh giá quá cao điều kiện nền đất của đập Tam Hiệp;
(2) Sử dụng lượng thuốc nổ lớn đã phá hủy sự ổn định của nền đập và ngọn núi;
(3) Lượng thép sử dụng quá thấp, làm giảm cường độ của bê tông cốt thép;
(4) Để bắt kịp tiến độ thi công tạo ra kỷ lục thế giới mà bỏ qua việc xử lý nhiệt độ trong quá trình đổ bê tông;
(5) Tiết kiệm chi phí xây dựng và giảm chất lượng bê tông;
(6) Chênh lệch chiều cao giữa các khối đập là rất lớn và độ ổn định của đập chỉ tính ở khối đập cao nhất với nền đập rộng nhất, bỏ qua độ ổn định ở nơi khối đập hẹp nhất;
(7) Đầu tư ban đầu của Dự án Tam Hiệp đã bị chiếm dụng đưa vào thị trường chứng khoán;
(8) Dự án qua các khâu đều bị bòn rút cuối cùng phải ký hợp đồng phụ để được hoàn thành bởi những người lao động nhập cư không chuyên nghiệp;
(9) Các học giả chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của dự án Đập Tam Hiệp thất trách và làm sai lệch thông tin;
(10) Tình trạng hủ bại của lãnh đạo các công ty kỹ thuật xây dựng đập.



--

Không có nhận xét nào: