Viện virus học Vũ Hán -
Dữ liệu di động vụt tắt ở phòng thí nghiệm Vũ Hán tháng 10/2019
Một bản phân tích dữ liệu điện thoại di động chỉ ra một phòng thí nghiệm Vũ Hán bảo mật cao đang nghiên cứu virus corona đã ngừng hoạt động vào tháng 10/2019, ba nguồn tin thân thuộc chia sẻ với NBC News. Hai cục tình báo Mỹ đang xem xét tài liệu, hai quan chức cấp cao nói.
Bản báo cáo – trong tay Đơn vị Xác thực Tin tức của hãng tin NBC tại London – cho biết không có hoạt động di động trong một khu vực bảo mật cao thuộc Viện Virus học Vũ Hán từ ngày 7/10 đến 24/10/2019. Một “biến cố nguy hiểm” có thể đã xảy ra trong thời gian từ 6/10 đến 11/10.
<!>
Báo cáo không cung cấp bằng chứng trực tiếp về việc ngừng hoạt động dữ liệu di động, cũng như giả thuyết Covid-19 bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Phát ngôn viên Phó tổng thống Mỹ, Trợ lý Ivanka nhiễm nCOv
Hôm qua, Katie Miller, 26 tuổi, thư ký báo chí phó tổng thống Mike Pence, vợ cố vấn Nhà Trắng Stephen Miller, có kết quả dương tính với nCov, theo NY Post.
Tuy nhiên, tại cuộc họp hôm qua với các nghị sĩ Cộng hòa ở Nhà Trắng, tổng thống Trump cho biết ông Pence đã xét nghiệm và có kết quả âm tính. Cả hai nhà lãnh đạo xét nghiệm nCov hàng ngày.
Cũng theo NY Post, trợ lý cá nhân của Ivanka, con gái ông Trump, có kết quả dương tính với Covid-19. Người trợ lý này đã không gặp Ivanka trong vài tuần và đang làm việc từ xa. Cả Ivanka và chồng cô – Jared Kushner, cố vấn cấp cao Nhà Trắng, đều có kết quả âm tính với nCov trong lần xét nghiệm mới nhất hôm qua.
Nhà cựu ngoại giao Nhật Bản qua đời do Covid-19
Nhà cựu ngoại giao Nhật Bản Yukio Okamoto, cố vấn nhiều đời thủ tướng và chuyên gia về quan hệ Mỹ-Nhật, đã qua đời cuối tháng trước sau khi nhiễm nCov, cố vấn của ông xác nhận hôm 8/5, theo Reuters.
Sau khi nghỉ hưu năm 1991, Okamoto, 74 tuổi, làm cố vấn cho thủ tướng Ryutaro Hashimoto về các vấn đề phức tạp xoay quanh Okinawa, nơi đồn trú chính của quân đội Mỹ tại Nhật Bản.
Ông cũng từng cố vấn cho thủ tướng Junichiro Koizumi giai đoạn 2001-2004, và là nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc Viện công nghệ Massachusetts MIT.
Nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ trình dự luật bảo vệ nhân quyền trong đại dịch
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, “một số chính phủ đã xâm phạm quyền tự do ngôn luận, có hành động chống lại các nhà báo và nhân viên y tế” trong đại dịch, theo The Epoch Times.
Theo Freedom House, một tổ chức nghiên cứu nhân quyền tại Washington, đại dịch đang phơi bày sự áp chế quyền tự do ngôn luận toàn cầu đối với báo chí; ví như Ai Cập thu hồi thẻ nhà báo những phóng viên báo cáo số liệu Covid-19 chân thực, hay Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ hàng trăm người đăng bài “kích động” trên mạng về dịch bệnh.
Các tổ chức nhân quyền như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Tổ chức Ân xá Quốc tế ghi nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục đàn áp những người dám đưa tin chân thực về đại dịch, ví như bác sĩ thổi còi Lý Văn Lượng.
Em bé Anh 6 tuần tuổi tử vong vì virus Vũ Hán
Nhà chức trách Anh xác nhận một trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi đã qua đời sau khi dương tính với Covid-19, trở thành một trong những nạn nhân nhỏ nhất trên thế giới mất mạng vì căn bệnh bắt nguồn từ Trung Quốc này, theo Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS) Anh, hãng tin The Guardian cho hay.
Nhà lập pháp Đài Loan muốn xóa bỏ đề cập ‘thống nhất với Trung Quốc’ khỏi văn bản luật
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn
Một nhà lập pháp Đài Loan đề xuất xóa bỏ đề cập “thống nhất với Trung Quốc là mục tiêu quốc gia duy nhất của đất nước” khỏi văn bản của “Đạo luật quan hệ giữa nhân dân Đài Loan và Đại lục”, truyền thông Đài Loan đưa tin ngày 8/5.
Đề xuất nói trên được xem là “nhạy cảm” vì nó được đưa ra chỉ vài tuần trước lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống của bà Thái Anh Văn ngày 20/5 tới đây, cho nhiệm kỳ 4 năm lần hai.
Bà Thái, ứng cử viên của đảng Dân Tiến (DPP) đã tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan ngày 11/1/2020.
áo China Times dẫn lời nhà lập pháp DPP, ông Thái Dị Dư, cho biết, cách diễn đạt hiện tại của Đạo luật mô tả “thống nhất quốc gia là mục đích duy nhất”, đã không còn phản ánh hiện thực chính trị và do đó nó nên bị xóa khỏi văn bản.
Đề xuất của ông được thông qua lần đầu tại Viện Lập pháp vào sáng ngày 8/5. Theo mô tả của China Times, đây là một bước tiến tới một Đài Loan độc lập.
Nhà lập pháp muốn thay thế cụm từ “trước khi thống nhất quốc gia” trong Đạo luật bằng cụm từ “để đáp ứng sự phát triển của quốc gia”, tờ báo đưa tin.
Đài Loan thừa nhận sự tồn tại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và chủ quyền của họ đối với các khu vực họ kiểm soát, về phía chính phủ Đài Loan có chủ quyền đối với các đảo chính gồm Bành Hồ, Kim Môn và Mã Tổ, cũng như các vùng lãnh hải và không phận liền kề của những đảo này, China Times dẫn lời nhà lập pháp DPP cho biết.
Nghị sĩ Mỹ kêu gọi gần 60 nước ủng hộ Đài Loan gia nhập WHO
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Engel
Các nhà lãnh đạo của Ủy ban đối ngoại Nghị viện Mỹ hôm thứ Sáu (8/5) đã gửi thư cho gần 60 nước kêu gọi ủng hộ Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
“Khi thế giới đang hợp tác chống lại sự lây lan của COVID-19, một loại virus corona chủng mới được xác định khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc, thì việc các quốc gia đặt ưu tiên về sức khỏe và an toàn toàn cầu lên trên chính trị vào lúc này là điều quan trọng hơn bao giờ hết”, các nhà lập pháp Mỹ viết trong bức thư được gửi đi hôm 8/5.
Các nghị sĩ Mỹ ký vào lá thư gồm Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Engel, lãnh đạo Đảng Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Michael McCaul; chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Jim Risch và lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Bob Menendez.
Bức thư được gửi tới gần 60 quốc gia có “cùng chí hướng” và là đồng minh của Đài Loan, trong đó có Canada, Thái Lan, Nhật Bản, Đức, Anh Quốc, Ả Rập Xê Út và Úc.
Các nghị sĩ Mỹ đề cập trong bức thư rằng, nguồn lực và chuyên môn của Đài Loan có thể đem lại lợi ích cho thế giới khi cộng đồng quốc tế đang cùng nhau chiến đấu chống lại đại dịch COVID-19. Các nghị sĩ Mỹ cũng lưu ý rằng, Đài Loan từng được mời tham gia các cuộc họp của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết sách của WHO, trong giai đoạn 2009 đến 2016.
“Dịch bệnh không phân biệt biên giới. Chúng tôi kêu gọi các chính phủ cùng chúng tôi trong việc giải quyết vấn đề cấp bách là đưa Đài Loan tham gia các tổ chức sức khỏe và an toàn toàn cầu. Với những gì thế giới đã và đang hứng chịu do dịch COVID-19, đã đến lúc các thành viên của Liên Hợp Quốc cùng nhau khẳng định việc Đài Loan được mời tham gia vào cuộc họp trực tuyến sắp tới của WHA vào tháng 5/2020 là điều đúng đắn”, lá thư của các nghị sĩ Mỹ viết.
Động thái ủng hộ Đài Loan gia nhập WHO của nghị sĩ lưỡng đảng Nghị viện Mỹ diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump và nhiều quan chức khác chỉ trích Trung Quốc về sự lây lan của virus corona chủng mới gây ra đại dịch Covid-19. Ông Trump cho rằng có khả năng Trung Quốc chủ đích để dịch viêm phổi Vũ Hán lan ra toàn cầu.
Đài Loan từng tham gia WHA với tư cách quan sát viên từ năm 2009 đến 2016 khi quan hệ hai bờ eo biển ấm lên. Tuy nhiên, Trung Quốc đã ngăn Đài Loan tiếp tục vai trò này tại WHO từ năm 2016, sau khi bà Thái Anh Văn, người từ chối chính sách “Một Trung Quốc” lên nắm quyền.
Hôm 5/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Âu Giang An nói rằng Trung Quốc không thể đại diện cho hòn đảo tại WHO, đồng thời kêu gọi tổ chức này thoát khỏi sự kiểm soát của Bắc Kinh trong đại dịch. Bất chấp sự phản đối từ phía Trung Quốc, nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng ủng hộ Đài Loan tham gia WHO.
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét