Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

Mì ăn liền có thể bạn chưa biết.


Chúng có thể được kéo dài, có hình thể, hoặc được cán phẳng; luộc và nấu trong súp, chiên, và trộn với hải sản, hoặc được bán trong ly. Bất kể được tạo ra, nấu chín, và ăn theo kiểu nào, Mì ăn liền một trong những mặt hàng chủ lực được yêu thích nhất trên thế giới.
Dưới đây là một số dữ kiện và kỳ tích về Mì ăn liền có thể bạn chưa biết.Mì ra đời cách đây hơn 4000 năm: Năm 2002, một tô đựng Mì được cho là đã có từ 4000 năm trước được khai quật ở tỉnh Thanh Hải, Trung Cộng. Người ta khám phá ra cái tô làm bằng đất nung chứa đầy Mì bị chôn vùi trong đất bụi dày ba mét tại một địa điểm khảo cổ ở Lajia, vị trí của một trận động đất thảm khốc cách đây khoảng bốn ngàn năm.<!>
Trước khi có khám phá này, dữ liệu đầu tiên về Mì xuất hiện trong một cuốn sách được viết trong thời Đông Hán của Trung Cộng, khoảng giữa năm 25 và 220 trước Tây Lịch.

Tên mì có gốc Đức Quốc:


Mì có thể xuất hiện tại Châu Á, nhưng tên của nó có xác suất cao là bắt nguồn từ tiếng nước Đức.
Có nhiều chứng cớ cho thấy “Mì" đến từ chữ ‘'Nudel'' của Đức , vốn bắt nguồn từ chữ “Knödel", có nghĩa là bánh bao. Và chữ này lại xuất phát từ chữ ‘'Nodus'' của tiếng Latin, có nghĩa là nút thắt.
Điều này cho thấy từ ngữ phức tạp này cần phải cần được gỡ từng nút một.

Mì giải quyết nạn đói thế giới:


Sau khi Nhật Bản thua trận trong Thế chiến II, thực phẩm trở nên khan hiếm, và người dân Nhật hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ.
Momofuku Ando, một Doanh nhân Nhật gốc Đài Loan lúc ấy đang thất bại trên thương trường, muốn tìm cách cứu dân Nhật khỏi nạn đói sau chiến tranh, vì ông tin rằng: Hòa bình thực sự sẽ chỉ đến khi người dân được ăn đủ no.
Vì vậy, ông bỏ ra một năm làm việc miệt mài trong sân sau nhà mình tại Osaka, sau nhiều nỗ lực thử nghiệm cũng như điều chỉnh, đã sáng chế ra được món mà sau này trở thành thực phẩm Công nghiệp thành công nhất thế giới: Mì gà ăn liền.
Mì ăn liền được đưa ra thị trường lần đầu tiên vào năm 1958, và từ đó đến nay món hàng này không thay đổi gì mấy.

Thế giới tiêu thụ hàng trăm triệu gói Mì mỗi ngày:


Theo Hiệp hội Mì Ăn Liền Thế giới, 60 năm sau những nỗ lực từ sân sau của nhà ông Ando, hiện thế giới đang tiêu thụ mỗi ngày 270 triệu phần Mì ăn liền. Tính ra thì mỗi đàn ông, phụ nữ, và trẻ em ăn khoảng 16 đến 17 phần Mì mỗi năm.
Chỉ riêng năm ngoái, con người đã ăn hơn 100 tỷ gói Mì trên toàn cầu, trong số này 38 tỉ được tiêu thụ ở Trung Cộng - thị trường số một thế giới về “Mì ăn liền".

Nhật có ba Bảo tàng cho Mì ăn liền:

Một cuộc thăm dò đầu thế kỷ thứ 21 cho thấy: Người Nhật cho rằng: Phát minh tốt nhất của họ trong thế kỷ này là Mì ăn liền - hơn cả tàu cao tốc, máy tính xách tay, và karaoke nữa !



Đất nước này không chỉ có một, mà ba Bảo tàng Mì ăn liền, với Bảo tàng ở Yokohama dành riêng hoàn toàn cho Mì ly.
Tại Nhật, húp Mì sùm sụp được cho là lịch sự:


Tại Nhật Bản, húp sùm sụp khi ăn Mì không bị cho là thô lỗ, mà là dấu hiệu bạn đang thưởng thức đấy !.
Nếu bạn đang ngồi ăn bát Mì trong vùng đất của Mặt trời mọc, hãy dùng đôi đũa lùa Mì vào miệng, và sau đó sì sụp húp nước lèo dùng.
Điều này cho chủ nhà thấy rằng: Bạn đang thưởng thức món họ khoản đãi, và còn làm tăng hương vị tô Mì nữa !.

Mặt hàng giao dịch hợp pháp nhất trong các nhà tù Mỹ:


Nghiên cứu mới nhất cho thấy: Mì ăn liền đã thay thế thuốc lá như mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trong các nhà tù của Mỹ.
Với ngân sách nhà tù bị cắt giảm, hầu hết các tù nhân chỉ được cho ăn số lượng calo tối thiểu do luật định.
Kết quả là, với giá rẻ, Mì ăn liền đã trở thành một món tù nhân mua nhiều nhất từ các cửa hàng, và một loại tiền tệ được sử dụng trong việc trao đổi hàng hoá trong nhà tù.

Ở Trung Cộng, Mì tượng trưng cho sự trường thọ:


Mì là biểu tượng của tuổi thọ ở Trung Cộng.
Sợi Mì dài là biểu hiện cho một cuộc sống lâu dài trong truyền thống nước này.
"Mì thượng thọ", dài hơn Mì bình thường, được chiên, hoặc luộc trong nước dùng, thường có mặt trong những bữa tiệc vào dịp Tết ở Trung Cộng.
Người Trung Cộng tin rằng: Cắt sợi mì dài này ra khi ăn, là điều hết sức không may mắn!
Người Hàn Quốc rất mê Mì làm từ hạt Sồi:


Ở Hàn Quốc, có nhiều loại Mì làm từ hạt cây Sồi.
Mì hạt Sồi, hoặc Dotori guksu, được làm từ bột acorn, và các loại bột dựa trên hạt khác như: Lúa mì, hoặc bột Kiều mạch.Bột acorn đến từ cây Sồi đỏ hoặc trắng, mỗi loài cung cấp cho Mì một hương vị riêng biệt.
Sợi mì dài nhất thế giới dài hơn 3km.


Kỷ lục thế giới Guinness cho biết: Sợi mì dài nhất thuộc về một Công ty thực phẩm Trung Cộng, với chiều dài 3.084 mét.
Nhân viên của Công ty Thực phẩm Xiangnian phải mất 17 giờ, để se được sợi mì dài kỷ lục này, được làm từ một công thức Ramen truyền thống, và bao gồm 40 kg bột mì, 26,8 lít nước, và 0,6 kg muối.
Để được công nhận, hãng Mì phải có người Giám sát kiểm tra và xác thực rằng: Đây là sợi Mì dài nguyên thủy, chứ không do nhiều sợi Mì nối liền với nhau đâu !.

Không có nhận xét nào: