Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

Dòng sông không thể lên tiếng - Khải Đơn


Đoạn video này do một người Thái quay,đoạn sông Mekong chảy qua Chiang Kong và Wiang Kaen ở tỉnh Chiang Rai, giáp với biên giới Lào. Video đầy những bãi cát và đảo nổi lên giữa lòng sông.
<!>
Vài ngày trước, Ủy ban Sông Mekong phát đi thông cáo nói, dù đây là đầu mùa lũ đầu tháng Sáu đến tháng Bảy, nhưng nước sông Mekong đã xuống thấp đến mức kỷ lục. Tại các trạm nước từ Chiang Saen (Thái Lan), đến Luang Prabang, Vientiane (Lào và trạm Nong Khai (Thái), trạm Neak Luong (Campuchia), mực nước đều cực kỳ thấp, thấp hơn cả năm 1992. Và đây là mực nước thấp nhất trong 57 năm, tờ Bangkok Post nói (1)
“Chuyện thường” hàng năm ai cũng biết là đến mùa thiếu nước, đập Cảnh Hồng ở Trung Quốc sẽ giữ lại nước để họ có thể phát điện. Trong tháng 7 vừa qua, từ ngày 5-19/7, Trung Quốc đã cắt một nửa lượng nước xả xuống hạ nguồn Nhưng năm nay, ngoài Cảnh Hồng, thì tuần rồi đập Xayaburi ở Lào chạy thử trong 72 giờ. Các nhà hoạt động môi trường Thái Lan ghi nhận cuộc chạy thử này đã khiến mực nước cao thấp bất thường trong rất nhiều đoạn của dòng sông Mekong.
Shinshiro Kenji Arthur (nickname của anh) là một bác sĩ đã quay đoạn video flycam này nói, anh chưa từng thấy nước sông cạn đến mức này. Dù anh là người thích sông Mekong và đã dành nhiều năm quay phim, chụp ảnh trên dòng sông này.
Những gì chúng ta sẽ nhìn thấy ở Đồng bằng Sông Cửu Long là gì? - Tôi không tưởng tượng được - dù chỉ mới chừng 3 năm trước - trận hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Tây đã làm hàng triệu người gặp cảnh mất mùa và khốn khổ vì thiếu nước uống. Vậy cái gì sẽ chờ đợi Đồng bằng Sông Cửu Long trong vài tháng sắp tới, khi mùa lũ thực sự sẽ về [hoặc không]?
Ngay khi có thông tin về mực nước cực thấp, những nhà hoạt động người Thái đã gửi thông điệp phản đối việc chặn nước cho Đại sứ quán Trung Quốc ở Bangkok. Nhóm hoạt động đại diện cho tám tỉnh Thái Lan sống sát cạnh dòng sông. Họ nói tài nguyên của dòng sông sẽ bị hủy hoại và khai thác quá mức bởi những tập đoàn lớn.
Những người yêu sông Mekong ở Thái Lan đã hành động [như họ phải hành động trong 11 năm qua từ khi tôi theo dõi biến động trên dòng sông]. Có rất ít thay đổi diễn ra theo trông đợi của họ. Những kỳ vọng như ngừng xây thủy điện, không mua bán điện [hầu hết điện từ Lào sẽ được công ty điện của Thái mua] hay hủy bỏ các dự án gây tranh cãi về môi trường như Xayaburi và Don Sahong… đều không trở thành sự thật. Mọi thứ vận động bằng tiền bạc của các tập đoàn lớn như EGAT của Thái và các quỹ đầu tư của Trung Quốc đổ vào Lào và Campuchia. Việt Nam thường xuất hiện với gương mặt “hài hòa” trong các cuộc họp quốc tế nhiều bên, ít khi nào nói về việc những thủy điện này sẽ gây hại gì cho miền Tây của mình.
Khi mực nước dâng cao bất thường trái mùa, những chiếc chòi du lịch ở Chiang Khong đã bị cuốn trôi. Khi nước xuống thấp chưa từng có, cá chết ở những đoạn cạn và đáy sông trơ bờ cát. Khi mực nước xuống cạn bất thường, những người Thái như bạn bác sĩ quay video này xách máy đi quay và gửi cho đài truyền hình của Thái.
Từ những nhà hoạt động, nhà khoa học từ trường đại học, từ chính những người dân địa phương hiểu chuyện của Thái, người Thái nông dân bán rong sông trên các đoạn Mekong, đánh cá trên sông hoặc trồng rau, hoa màu và lúa theo muà nước lên xuống đều đã dần được trang bị kiến thức, để biết điều gì xảy ra với họ mỗi năm.
Họ có thể vẫn là những kẻ thất bại ở lưng một dòng sông bị thôn tính. Nhưng họ không mù lòa trước số phận bi kịch đang chờ đợi phía trước tương lai mình.
Thời của cuộc tranh dành nước ngọt, tranh giành tài nguyên sống còn.
Thời mà người nông dân cần tri thức của người trí thức hơn bao hết …

Khải Đơn

Không có nhận xét nào: