Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

5 chìa khóa kích hoạt khả năng tự chữa lành của cơ thể

alt
Từ thời xa xưa, khi chưa có thuốc, con người vẫn luôn phải đối diện với dịch bệnh, thương vong… Không cần đợi bạn chẩn đoán, cơ thể đã huy động các cơ chế tự chữa lành rồi  Ví dụ như gãy bị xương, cơ thể sẽ nhanh chóng làm sạch vết thương bằng sự lưu thông của dòng máu, hình thành rào chắn để ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh, đưa các tế bào máu đến làm lành vết thương. Tuy nhiên, bạn không hề có ý thức về việc này. Nói cách khác, sự tự chữa lành này là tự động vì cơ thể chúng ta là một hệ thống tự điều chỉnh và có thể tự chữa lành được. Trong từng giây chúng ta sống, các tế bào cơ thể vẫn đang hoạt động không ngừng để duy trì cân bằng nội môi – đó có thể là làm lành những vết cắt hoặc gãy xương hoặc loại bỏ các chất độc, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.
<!>
Nếu là vậy, tại sao không phải lúc nào sức khỏe của chúng ta cũng tốt? Chính là stress và lối sống hiện đại đã ngăn cản hệ thống chữa bệnh tự nhiên, khiến nó không thể hoạt động một cách hiệu quả.
Vậy stress đã vô hiệu hóa quá trình tự chữa lành của cơ thể như thế nào?
Các nhà khoa học cho biết, hệ thống thần kinh của chúng ta có hai hệ thống: hệ thống đáp ứng được điều hòa bởi hệ thần kinh giao cảm, và hệ thống phản ứng được điều hòa bởi hệ thần kinh phó giao cảm.
alt
Các đáp ứng với stress được phát triển để bảo vệ tổ tiên của chúng ta khỏi những nguy hiểm khẩn cấp như loài hổ răng kiếm chẳng hạn. Tất nhiên, những ngày này chúng ta không phải đối mặt với loài hổ. Tuy nhiên, các nhà khoa học ước tính rằng đáp ứng với stress của chúng ta được kích hoạttrung bình trên 50 lần một ngày! Bằng cách nào vậy? Hạch hạnh nhân ở não, phần não đáp ứng khẩn cấp, phân tích những thứ như áp lực công việc, lo lắng về tài chính, lo lắng về các mối quan hệ, trầm cảm cũng nguy hiểm như loài hổ.
alt
Qua thời gian điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể chúng ta. Cơ bắp suy nhược, hệ thống sinh sản bị gián đoạn, gây vô sinh, thậm chí là sẩy thai, hệ thống miễn dịch bị giảm một phần, và sự nhạy với đau của cơ thể tăng lên, đặc biệt là với đau đầu và đau lưng.
Cơ thể chúng ta cần nghỉ ngơi để tự hồi phục
Thực ra cơ thể chỉ có thể tự sửa chữa khi ở trong trạng thái nghỉ ngơi. Cách duy nhất để kích hoạt khả năng tự chữa lành của cơ thể chính là làm thư giãn hệ thần kinh. Khi bạn cảm thấy căng thẳng, hãy thử những kỹ thuật đã được khoa học chứng minh này.
alt
  1. Nghe nhạc
Âm nhạc không chỉ cải thiện tâm trạng của chúng ta mà còn có nhiều tác dụng khác. Người Trung Quốc cổ xưa tạo ra âm nhạc để chữa bệnh, còn người hiện đại nay có liệu pháp âm nhạc.
Nghiên cứu cho thấy âm nhạc có thể giúp làm dịu các cơn đau mạn tính, giảm nhịp tim và huyết áp, giảm lo lắng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Âm nhạc rất hiệu quả trong việc tạo ra trạng thái thư giãn hoặc tràn đầy năng lượng cho người nghe, tùy thuộc vào nhịp điệu và cao độ. Nguyên tắc chung là, nếu bạn muốn thư giãn, bạn nên chọn bài hát có nhịp chậm, cao độ thấp và cường độ thấp, ví dụ như dòng nhạc New Age hoặc dòng nhạc cổ điển.
alt
  1. Có một giấc ngủ ngon
Hầu hết các hoạt động sửa chữa và hồi phục cơ thể diễn ra khi chúng ta ngủ. Khi ngủ, năng lượng của cơ thể chỉ được sử dụng ở mức tối thiểu để duy trì chức năng của hệ thần kinh tự động (ví dụ chức năng tự động như nhịp tim) và thay vào đó nó dùng vào việc hồi phục cơ tim và mạch máu, duy trì cân bằng hormone và loại bỏ những chất độc hại.
Mặc dù thời gian ngủ cần thiết thay đổi tùy theo từng người, các chuyên gia khuyên bạn nên ngủ tám giờ một ngày. Một nghiên cứu của UCLA năm 2008 chỉ ra rằng chỉ cần một đêm có sự gián đoạn giấc ngủ có thể gây ra quá trình viêm tế bào – kèm theo bệnh tim mạch, viêm khớp, và nhiều bệnh khác.
alt
  1. Ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh
Bạn có thể cải thiện đáng kể khả năng tự phục hồi của cơ thể bằng một chế độ ăn lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng. Cung cấp cho cơ thể chất dinh dưỡng có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch và làm giảm quá trình viêm, nguyên nhân chính của những cơn đau nhức hàng ngày như đau lưng, cổ và vai.
Chế độ ăn lành mạnh cũng có nghĩa là hạn chế tối thiểu việc sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, cũng như các chất phụ gia thực phẩm tổng hợp, chất bảo quản, chất tạo màu và hương vị. Chế độ ăn tốt nhất cho chúng ta là một chế độ ăn giàu rau quả và trái cây, ít hàm lượng chất béo động vật và các loại dầu bão hòa.
alt
  1. Hãy vận động
Mặc dù cơn đau sẽ làm bạn khó tập thể dục, nhưng duy trì việc tập luyện là một trong những cách tốt nhất có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Tập thể dục có thể giúp bạn giảm cân, ngủ ngon hơn và cải thiện tâm trạng – những điều này có thể làm giảm đau. Tập thể dục giúp tăng cường cơ bắp, giảm đau khớp, và khôi phục sự phối hợp và cân bằng.
Chúng ta nên bắt đầu với các bài tập có mức độ tác động thấp, như đi bộ, bơi lội, và các động tác nhẹ nhàng như khí công, thái cực quyền hoặc yoga.
alt
  1. Thiền định
Thiền định có thể làm giảm đau đang kể. Các nghiên cứu cho thấy thiền định giúp tăng khả năng chịu đựng cơn đau và mức độ hoạt động, làm giảm lo lắng, căng thẳng, trầm cảm, và mức độ sử dụng thuốc giảm đau.
Để thực hành thiền, hãy dành một khoảng thời gian mỗi ngày, có thể chỉ cần 10 phút thôi. Một nghiên cứu gần đây về mức độ nhận thức cơn đau và các kỹ thuật luyện tập tinh thần khác nhau cho thấy rằng việc luyện tập thiền định ngắn có thể có tác động tích cực và lâu dài đến cơn đau.
Khi dành thời gian để thực hành những kỹ thuật này, bạn sẽ giảm được căng thẳng, hỗ trợ cơ thể và tâm trí của bạn cũng như nâng cao quá trình tự phục hồi.
Bạn đã có đủ động lực để hành động chưa? Bạn sẽ làm gì để giảm những căng thẳng trong cơ thể và tạo cảm giác thư giản để cơ thể bạn có thể tự chữa lành?
Cao Sơn – Song Hoài

Thiên nhiên làm dịu não và chữa trị cho cơ thể của bạn

Nói chung não của chúng ta không tiến hóa ở các thành phố. Nhưng chỉ trong một vài thập kỷ sắp tới, gần 70 phần trăm dân số thế giới sẽ sống trong môi trường đô thị. Mặc dù chúng ta thường liên hệ thành phố với sự thịnh vượng, nhưng đô thị hóa là một thách thức lớn đối với sức khỏe. Các thành phố, cùng với đời sống nhộn nhịp hối hả, có thể gây căng thẳng. Và các hệ quả đang được nhận thấy trong bộ não và hành vi của những người lớn lên hoặc đang sống ở thành phố.
Xét về mặt tích cực, cư dân thành phố nói chung đang giàu có hơn và nhận được chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng và vệ sinh tốt hơn so với người dân nông thôn. Nhưng ở khía cạnh tiêu cực, họ đang tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, trong một môi trường xã hội nhiều đòi hỏi hơn và áp lực hơn, và sự bất bình đẳng cũng sâu sắc hơn. Trong thực tế, người dân thành phố có nguy cơ cao hơn 21% đối với các rối loạn lo âu và gia tăng 39% khả năng gặp các rối loạn cảm xúc.
alt

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature đã cho thấy mối liên hệ giữa cuộc sống thành phố với việc dễ bị stress trong các mối quan hệ xã hội. Hình chụp MRI cho thấy việc tiếp xúc nhiều hơn với môi trường đô thị có thể làm tăng mức hoạt động ở hạch hạnh nhân, một cấu trúc não liên quan đến cảm xúc như sợ hãi và tiết ra các hormone liên quan đến stress. Theo nghiên cứu, hạch hạnh nhân “có liên quan mạnh mẽ đến các chứng bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm, và các hành vi khác như bạo lực đang gia tăng ở các thành phố”.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng những người sống ở các thành phố trong 15 năm đầu đời của họ có sự gia tăng hoạt động ở một khu vực của não giúp kiểm soát hạch hạnh nhân. Vì vậy, nếu bạn lớn lên ở thành phố, bạn có nhiều khả năng trường kỳ tạo ra sự nhạy cảm với stress hơn những người chuyển đến ở đó khi đã trưởng thành.
alt
Tác giả, giáo sư David Gessner nói chúng ta đang biến thành loài động vật có chủ yếu là cơ vân co rút nhanh. Nó giống như chúng ta có một đồng hồ báo thức cứ rung chuông trong não của mình mỗi 30 giây, bào mòn khả năng tập trung dài hơn của chúng ta. Cuộc sống đô thị yêu cầu chúng ta phải thường xuyên lọc thông tin, tránh xao lãnh, và đưa ra quyết định. Chúng ta dành quá ít thời gian để não hồi phục.
Làm thế nào để chúng ta làm cho mọi thứ chậm lại? Thiên nhiên dường như là câu trả lời. Giả thuyết của nhà tâm lý học nhận thức David Strayer là “hòa mình vào thiên nhiên cho phép phần vỏ não trước trán, trung tâm chỉ huy của não, giống như một cơ (bắp) bị sử dụng quá mức, được giảm tải và nghỉ ngơi”.
Crescent City, Calif., United States. (Steve Carter/Unsplash.com)
Nghiên cứu cho thấy thậm chí chỉ những tương tác nhỏ với thiên nhiên cũng có thể làm dịu não của chúng ta. Gregory Bratman của Đại học Stanford đã làm một thí nghiệm trong đó người tham gia được chia làm 2 nhóm đi bộ trong 50 phút, một nhóm đi bộ trong môi trường thiên nhiên và một nhóm đi bộ trong môi trường đô thị.. Những người đi bộ trong thiên nhiên đã thực sự giảm lo lắng, suy tư, và cảm xúc tiêu cực và tăng trí nhớ.
Đội nghiên cứu của Bratman nhận thấy rằng đi bộ trong môi trường tự nhiên có thể làm giảm sự ngẫm nghĩ, một thói quen không lành mạnh nhưng rất thông dụng, cứ suy nghĩ tới nghĩ lui về nguyên nhân và kết quả của những trải nghiệm tiêu cực. Nghiên cứu của họ cũng cho thấy hoạt động thần kinh trong một khu vực của bộ não liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tâm thần đã được giảm xuống đối với những người tham gia đi bộ trong thiên nhiên, không như những người đi bộ trong môi trường đô thị.
alt
Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc nghiên cứu sự khác biệt trong hoạt động của não khi tình nguyện viên chỉ nhìn vào khung cảnh thành thị so với khung cảnh thiên nhiên. Đối với những người xem khung cảnh đô thị, hình ảnh MRI cho thấy lưu lượng máu đến vùng hạch hạnh nhân đã tăng lên. Ngược lại, đối với những người xem những cảnh thiên nhiên thì khu vực của não liên quan với sự đồng cảm và vị tha lại đột nhiên sinh động lên.
Tại Nhật Bản, các nhà khoa học nhận thấy những người dành nhiều thời gian trong tự nhiên – gọi là “shinrin-yokuor” nghĩa là “tắm rừng” – họ hít vào cơ thể “những vi khuẩn có lợi, các loại tinh dầu có nguồn gốc thực vật, và các ion âm-tính” tương tác với vi khuẩn đường ruột giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và cải thiện cả sức khỏe tâm thần và thể chất.
Seven Mile Beach, Sydney, Australia. (Rafael Leão/Unplash)
Thường xuyên dành nhiều thời gian trong thiên nhiên không phải là phương thuốc trị bách bệnh cho sức khỏe tâm thần nhưng đó là một phương cách phụ trợ thiết yếu cho sức khỏe và tâm lý. Thiên nhiên giúp chúng ta trụ vững và hồi phục trước những thử thách trong cuộc sống. Ngay cả các cư dân đô thị cũng có thể tìm thấy thiên nhiên ở gần mình – một khu vườn, một công viên gần nhà, hay một con đường – để cho bộ não đã quá tải của họ có chút giải lao.
Hãy dành tình yêu cho bộ não – cho cơ thể của chúng ta. Hãy đi ra ngoài!
Mỗi mùa xuân, Quỹ David Suzuki kêu gọi công dân Canada tham gia vào cuộc thi dành nhiều thời gian ngoài trời hơn để tốt cho sức khỏe và tâm thần. Thử thách 30 x 30 với thiên nhiên yêu cầu người tham gia dành ít nhất 30 phút mỗi ngày ngoài thiên nhiên trong 30 ngày trong tháng 5. Khi tham gia 30 x 30 tại 30×30. DavidSuzuki.org bạn sẽ nhận được nghiên cứu mới nhất về lợi ích sức khỏe từ việc dành thời gian ở với thiên nhiên cùng các bí quyết thực tế để có thêm thời gian “xanh” vào thời gian biểu hàng ngày của bạn.
Trolltunga, Norway. (Julia Caesar/Unplash)
Được viết với sự đóng góp của Aryne Sheppard, Chuyên gia cao cấp về giao tiếp công chúng (senior public engagement specialist) của quỹ David Suzuki. Bài viết này được đăng tại David Suzuki Foundation.
-----o0o-----

Không có nhận xét nào: