Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Nhà thơ Phương Du Ra Đi - Đỗ Bình

BS Nguyễn Bá Hậu ngồi giữa mang kính
Sáng hôm qua 21 tháng 9 trời chuyển lạnh, Paris mưa tầm tã nhưng buổi tiễn đưa nhà thơ Phương Du BS Nguyễn Bá Hậu tại nhà thờ Saint Jacques le Majeur de Montrouge hơn trăm người đến tham dự buổi lễ tiễn đưa BS Nguyễn Bá Hậu về cõi vĩnh hằng với nhiều vòng hoa, rong số đó có nhiều gười  bạn Pháp.  Ở tuổi thất thập cổ lai hi đã không còn nhiều, tuổi 95 như nhà thơ Phương Du lại càng hiếm! Rất ít người còn đa số đã ra di trước Bác, còn một ít người tuổi cao hơn thì sức khỏe kém không thể đến được nhưng đã gởi lời chia buồn cùng gia đình bác. 
<!>
Nhà thơ Phương Du mất được rất nhiều bằng hữu trong giới trí thức ăn nghệ sĩ luyến tiếc. Ở Pháp như:GS Vũ Quốc Thúc, GS Nguyễn Quang Riệu,GS Hoàng Đức Phương,GS Trần Văn Thu, GS Trần Văn Cảnh, GS Lê Đình Thông, GS Nguyễn Đăng Trúc, LSNguyễnVăn  Hoàng& Bạch Vân, BS Phạm Tu Chính, BS Phan Khắc Tường & Bạch Sương, BS Nguyễên Đăng Quế, BS Nguyễn Bá Linh,Nhà thơ Hồng Trang Nữ, nhà thơ Quỳnh Liên, nhà biên khảo GS Phạm Thị Nhung, nhà văn hóa Phương Anh Nguyễn Qúy Toàn, GS Quỳnh Hạnh, Diệu Khánh, Minh Cầm, Hải Yến, Kim Thu &Lý Thanh Lương, Tuyết  Dung nhà văn: NguyễnThùy, Hồ Tường An, Từ Trì& Lê Thị Thu Hương, Đỗ Bình& Thúy Hằng, Nguyễn Bảo Hưng, Nguyễn Thanh & Mây Thu, Võ Hùng Anh&Từ ThạchKim long, họa sĩ Nguyễn ĐứcTăng, nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện& Thanh Vân, Minh Nhật, KS Đỗ Hữu Hứa,  Lê Minh Triết, Châu Văn Lộc….vv….Ở Canada  BS Phan Văn Thành &Tiểu Thu.Ở Mỹ: các nhà  văn nhà thơ: Dương Huệ Anh, Vũ Hối, Song Nhị, Phan Khâm, Như Hoa Lê Quang Sinh, Hoài Thanh, Phan Anh Dũng, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Sương Mai, Nguyễn Phan Ngọc An, Tôn Nữ Mạc Giao, NguyễnThị Nga Lê Trọng Nguyễn, Phong Thu, Dư Thị Diễm Buồn. Ở  Đức: Võ Thị Trúc Giang, Vũ Nam, Nguyễn Văn Nhiệm, dù ở xa vẫn gởi điện thư về tiễn biệt. Họ là những tác giả sang Paris ra mắt tác phẩm và đã được câu lạc bộ  văn hóa VN Paris tổ chcức đã tiếp xúc nhà thơ Phương Du nên trân qúy sự đóng góp cho văn hóa về Nhân Phẩm của ông. Trong số này chỉ có văn thi sĩ Dương Huệ Anh ở Cali tuổi cao hơn Phương Du, ở Paris có nữ sĩ Hồng Trang Nữ, Quỳnh Liên và Khuê Trai GS Vũ Quốc Thúc tuổi sắp 100.

   
 Vài nét Về Nhà thơ Phương Du:
Nhà thơ Phương Du tên thật là Nguyễn Bá Hậu, sinh năm Giáp tý, người làng Phương Canh, tỉnh Hà Đông. Tốt nghiệp y khoa  bác sĩ năm 1952, sau đó phục vụ trong QLVNCH, là một trong 10 vị bác sĩ đầu tiên trong ngành quân y. Sau khi giải ngũ ông cùng gia đình sang Pháp định cư năm 1971. Nhà thơ Phương Du theo khuynh hướng Thơ Mới nhưng có nhiều bài Đường Thi, nhất là Thơ Xướng Họa. Ông là tác giả của 3 tập Thơ: Tha Hương 1, 2, thi tập Tình Thương, tập biên khảo: Hoa Tâm và nhiều bài biên khảo giá trị. Ngoài ra ông còn viết nhạc thực hiện 3 CD Thánh Ca. Nhà thơ Phương Du là một trong những cột trụ của Ba Lê Thi Xã và CLBVHVNParis nơi quy tụ những tâm hồn thiết tha với lý tưởng tự do, yêu Chân Thiện Mỹ và luôn hướng về quê hương. Ông và CLBVHVNP đã thường hay tổ chức những sinh hoạt Văn học Nghệ thuật về Hội Luận Tư Tưởng, Tác phẩm và Tác giả…Ông từng làm giám khảo trong cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài năm 2000 tổ chức ở  Pavillon Baltard một trong những hí viện hàng đầu của Paris. Dù xa quê hương đã lâu nhưng lòng ông vẫn chĩu nặng những thế sự thăng trầm của đất nước. Tình yêu quê hương của ông đã thể hiện trong suốt mấy chục năm cống hiến rong việc bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam ở hải ngoại. Qua sự miệt mài và tận tụy đó, nhà thơ Phương Du được đưa vào tập tuyển Những Khuôn Mặt Văn Hóa VN Paris.
Sự ra đi của BS Nguyễn Bá Hậu Phưnơg Du là một mất mát vô cùng lớn lao riêng cho CLBVHVNParis, và cũng là sự mát chung cho những công trình bảo tồn và phát huy văn hóa VN hải ngoại.

Đỗ Bình

Thế là nhà văn, nhà thơ Phương Du hay Bác Hậu với anh em chúng ta đã ra đi, Bác đã ra đi thật rồi... Dù đã được chuẩn bị trước, nhưng khi được bác sĩ Nguyễn Hoàng Việt, con trai Bác sĩ Hậu báo tin Bác đã từ trân 12 giờ 30 trưa thứ sáu 14-9-2918, mọi người chúng ta đều không tránh khỏi bàng hoàng xúc động. Mới có vài ngày trước đó thôi... Trưa thứ hai 10-9-2018, một phái đoàn thành viên CLB Văn Hóa Paris gần 15 người có đến thăm Bác tại tư gia ở Montrouge, ngoại biên Paris. Đang nằm nghỉ mệt, nghe có bạn hữu đến thăm, Bác liền thức tỉnh, nắm tay hỏi han từng người. Sau buổi cầu nguyện tập thể xin Ơn Trên ban phước lành và sức khỏe cho Bác, anh em ra về an tâm tin tưởng sẽ còn trở lại thăm Bác lần nữa. Thế mà...
Nhà văn, nhà thơ Phương Du, Bác Hậu ơi! Bác nay đã ra đi, nhưng với anh em chúng tôi, đây mới chỉ là một giã từ  chứ không phải là một cuộc giã biệt. Bởi vi nhiệt tình đóng góp vào việc xây dựng cơ sở cho CLB Văn Hóa Paris cũng như sự đóng góp hào hiệp của Bác cho những buổi sinh hoạt của CLB đều là ánh đuốc sáng soi đường cho người ở lại tiếp tục cuộc hành trình.
Xin được chào tạm biệt Bác thêm lần nữa và cầu chúc linh hồn Bác được an nghỉ nơi Cõi Vĩnh Hằng.

Nguyễn Bảo Hưng
* 
Kính biệt
Cố Thi sĩ Phương Du
v
Thi đàn Paris có hai nhà thơ bác sĩ, đều mất ở tuổi 95 : bác sĩ Nguyễn Văn Ái (1920-2015) và bác sĩ Nguyễn Bá Hậu.
- bác sĩ Ái mất ngày 31/08/2015 ;
- và bác sĩ Hậu : 14/09/2018.
Bác sĩ Ái lấy bút hiệu là Vân Uyên, bác sĩ Hậu : Phương Du là thêm một trùng hợp nữa.
- Vân là mây (雲). Vân còn có nghĩa là cỏ (芸), như ‘‘vân hương’’ (芸香) : cỏ thơm.
- Uyên chắp cánh chim trời (鴛), như là ‘‘uyên ương’’ (鴛鴦).
Thi sĩ Vân Uyên lấy bút hiệu Vân Uyên là muốn gửi gấm nỗi lòng nhớ thương vợ.
Nguyễn Du có câu thơ :
Vũ tự bàng đà vân tự si (雨自滂沱雲自癡).
Xin tạm dịch : Mưa rơi lã chã, mây sầu ngẩn ngơ.
Bút hiệu của bác sĩ Hậu : Phương Du cũng thật là ý nghĩa :
- Phương vừa là phương (hướng) :方, nhưng còn có nghĩa là cỏ thơm.
Bạch Cư Dị có câu thơ : Viễn phương xâm cổ đạo  (遠芳侵古道).
Xin tạm dịch: Cỏ thơm che lối, đường xưa mịt mù.
Bác sĩ Hậu còn thêm chữ Du (悠) vào bút hiệu là muốn nói lên sự vương vấn phiền muộn, như câu thơ của Đặng Trần Côn :
Tống quân xứ hề tâm du du (送君處兮心悠悠).
Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm chuyển dịch là : Đưa chàng lòng dặc dặc buồn.
Vần thơ song thất của nữ sĩ hợp tình hợp cảnh trong nghi thức tiễn biệt này.
Xin mạo muội làm bài thơ thất ngôn để đưa tiễn thi nhân :
Khói hương nghi ngút tiễn thi nhân
Phương Du chấp bút đã bao lần
Lương y cứu chữa bao ca khó
Bệnh nhân bình phục khắc ghi tâm
Sáng tác thơ văn hồn nước Việt
Tâm kinh thể hiện quá thâm trầm
Thơ thẩn kính biệt lòng tiếc nhớ
Vĩnh biệt thi nhân sạch bụi trần.
Lê Đình Thông 

*
Bác sĩ Phương Du Nguyễn Bá Hậu đã ra đi vào ngày 14/09/2018, ở số tuổi 95 tại Paris.. Một cây'đại thọ' dã ngả dù tuổi đời có cao nhưng  là nỗi buồn, nỗi tiếc thương cho bao nhiêu người ở lại. Một mảnh đời ra đi, một mảnh trời rụng xuống, một chuổi sầu chia ly. Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris mất đi một 'tru cột', Văn Hóa Việt Nam hải ngoại mất đi một chiến sĩ trung kiên. Một nhà khoa học, một nhà thơ, nhà văn, một nhà soạn nhạc, một nhà văn hóa tên tuổi, một chiến sĩ đấu tranh cho nước, cho dân, một giáo dân tận tình với Chúa,.một người Cha hết lòng với con cái, một người bạn chí thiết, hiền hòa với bao người quen thân,...bao nhiêu đức tính tích tụ nơi con người trung nghĩa từ nay chúng ta không còn gặp mặt, buồn làm sao!

Xin chia buồn với Bà Bác Sĩ Nguyễn Bá Hậu cùng con cái và gia đình con cháu Bác sĩ ở Pháp cũng như ở nhiều nơi quốc gia khác. Lễ tang Bác sĩ sẽ rất đông bạn bè, đồng 

hương, Văn Nghệ sĩ tham dự, ngoài các Văn thi hữu Câu Lạc Bộ VănHóa ¨Paris.Tôi ở xa, tuổi cao, sức yếu, không biết sao hơn là xin chia buồn và cầu xin Bác sĩ an bình nơi cõi vĩnh hằng để tâm sự với Thiên Chúa về chuyện thế gian, nhất là Việt Nam đang cần một 'Cứu Rỗi' để đổi chiiiều lịch sử, để hồi sinh.



Nuyễn Thùy

Không có nhận xét nào: