Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Mùa ngát hương Ưu Đàm.. - Thích Tánh Tuệ

Namo Buddhaya

Người đã đến ươm mầm Giác ngộ
Gieo tình thương tế độ muôn nơi.
Từ bi Trí giác tuyệt vời
Dung nghi Đức hạnh đất trời ngưỡng trông..
Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ 
Thị Hiện Đản Sinh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật<!>

Ngày Trăng Tròn tháng 4 và Đại Lễ Tam Hợp (Vesak)

Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo , ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch
 là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: đức Bồ Tát Ðản sanh, Thành đạo và 
đức Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", 
ngày lễ Vesakha.

Ngược dòng lịch sử cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Từ Tôn, cứu thế đã xuất hiện 
giữa Trung Ấn Ðộ để sau này trở thành một bậc Ðại Vĩ Nhân mở đầu cho một kỷ
 nguyên
 an lạc và giải thoát. Ngài ra đời nhằm ngày thứ sáu, rằm tháng Tư âm lịch.
 Lời nói 
đầu tiên của con người hi hữu phi phàm này ngay sau khi xuất hiện giữa trần 
gian ở 
vườn Lâm-tỳ-ni tại thành Ca-tì-la-vệ như sau:

'' Ta là bậc chí tôn trên đời
Sự sinh ra của ta kiếp này là kiếp cuối cùng
Nay ta chẳng còn tái sinh nữa."

Ngài lớn lên trở thành người tài ba lỗi lạc, tướng mạo cực kỳ khôi ngô, sống trong
 cung vàng điện ngọc, vợ đẹp, hầu xinh, giường ngà, chiếu ngọc, nhưng với chí
 nguyện "độ đời", lúc nào Ngài cũng băn khoăn, suy tư, khắc khoải, lo âu tìm kiếm một
 con đường giải thoát để cứu khổ cho chúng sanh đang u mê trong đêm tối của cuộc đời.

Vượt kinh thành, xuất gia tìm đạo và trải qua sáu năm khổ hạnh, màn trời chiếu đất 
cơ cực trăm bề, rốt cuộc Ngài tự phát hiện ra con đường Trung đạo, có năng lực đưa 
đến thoát ly sinh tử, và cuối cùng Ngài đã đắc đạo quả trong ngày thứ ba, rằm tháng 
Tư. Lời nói đầu tiên của đức Thế Tôn sau khi đắc thành quả Phật là:

"Trong vô số lượng kiếp, Như Lai còn lặn lội tìm kiếm người thợ cất nhà vì sự sanh 
đã khiến Như Lai đau khổ không ngừng. Này người thợ nhà kia, ngươi đã bị Như Lai 
khám phá ra rồi, đừng hòng cất nhà cho Như Lai được nữa, sườn nhà, nóc nhà đã bị
 Như Lai phá vỡ và triệt hạ, tâm Như Lai hoàn toàn vô hành, vô nhiễm."

Sau khi chứng quả Chánh Biến Tri, thay vì an hưởng quả vị siêu thoát một mình, nhưng
 với lòng từ bi vô lượng thúc đẩy Ngài không nỡ để cho chúng sanh chìm ngập khổ sầu
 mãi trong biển lệ trầm luân, nên Ngài nỗ lực suốt 45 năm trường đem đạo vàng truyền
 bá khắp nơi, nhằm một mục đích duy nhất là đem lại hạnh phúc và giải thoát cho 
chư thiên và nhân loại.

Cuộc đời hoằng hóa lợi sinh của đức Phật trong suốt 45 năm, mỗi ngày được 
chia ra làm 5 công việc như sau:

1. Sáng, đi khất thực và gieo duyên lành cho chúng sanh.
2. Chiều, thuyết pháp cho chúng sanh.
3. Tối, giáo giới chư Tăng.
4. Khuya, giảng pháp và trả lời thắc mắc cho chư thiên.
5. Rạng đông, dùng Phật nhãn xem xét trong tam giới có 
chúng sanh nào 
hữu duyên để tế độ hôm ấy.

Do đó đời Ngài hoàn toàn hy sinh để thực hiện hạnh độ đời cho đến hơi tàn 
sức kiệt, Ngài thở về Câu-thi-la và Ngài tịch diệt. Thân Ngài nằm giữa hai cây Long Thọ,
và hôm ấy nhằm ngày thứ tư, rằm tháng Tư. Lời nói sau cùng của đức Bổn Sư 
Thích Ca Mâu Ni Phật là:

"Nầy chư Tỳ kheo, từ lâu nay các con nương nhờ nơi Như Lai, nay Như Lai 
sắp từ giả các con, kiếp sống thật là ngắn ngủi, vạn vật có sự tan rã là lẽ thường. 
Các con không nên có sự buồn khổ, các con hãy cố gắng chuyên cần hành đạo 
và đừng nên dễ duôi. Sau khi Như Lai nhập Niết bàn, 
Kinh-Luật là thầy của các con vậy."

Như vậy ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Ðản sanh, 
mà còn là ngày Thành đạo và đức Phật nhập Niết bàn.

Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam
 cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật. - Ðời Ngài đã thuộc về 
quá
 khứ nhưng uy danh Ngài vẫn sống mãi với ngàn năm lịch sử. Do đó, để tưởng nhớ đến ngày 
kỷ niệm lịch sử của Ngài, các chùa 
viện khắp nơi đều 
có tổ chức
 tham thiền, tụng kinh,
 chiêm
 bái Xá lợi đức Phật 
, hái hoa Phật pháp, gieo duyên học Phật, luận đạo, kinh 
hành v.v...
 hầu cúng dường đức Phật để gieo duyên lành giải thoát và giác ngộ.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


ĐẢN SANH

Lum Bi Ni thư thới tâm hồn
Dạo gót mây tay với long hoa
Tinh linh trời đất hiện ra
Ngôi sao vô tỷ Sĩ Đạt Ta giáng phàm
Tứ thiên vương quan tâm hầu hạ
Đại long vương phún nhả mưa sương
Chư tiên hoa rắc cúng dường
Ba cõi rúng động thanh dương chói lòa

Bảy bước đi liên tòa kết nụ
Chỉ đất trời thượng hạ tuyên ngôn
"Như Lai vô thượng chí tôn
Thân này kiếp chót vĩnh tồn vô sanh"
Khắp ba cõi chúng sinh hoan lạc
Chín tầng không thiên nhạc reo vang
Mở ra trang sử huy hoàng
Ngàn năm in nét bước chân vào đời.





Chia sẻ hình ảnh của Khóa tu và Đại Lễ Phật Đản tại 
Huệ Đăng Thiền Tự tiểu bang South Carolina 
do Ni Sư Thích nữ Linh Thuần trụ trì- Sunday May 20 2018






















佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog

Không có nhận xét nào: