Lá phiếu phân
vân:
Hôm
nay gia đình chúng tôi cư ngụ tại khu 7, thành phố San Jose đã nhận được phiếu
bầu cử sơ bộ trực tiếp của tiểu bang CA. Cũng như thường lệ chúng tôi bầu khiếm
diện bằng thư cho ngày 5 tháng 6-2018. Nhớ lại câu thơ ngày xưa. Tay
cầm lá phiếu tự do, phân vân không biết bầu cho người nào? Khu tôi
ở là mobile home cao niên có trên 150 gia đình tổng cộng vào khoảng trên 500 cử
tri. Phần lớn đều bầu bằng thư, kỳ này lại không phải dán tem. Các cử trị cao
niên của chúng tôi có thể ghi phiếu bầu đông đảo. Nhưng trước khi nói đến câu hỏi
bầu cho người nào, xin nhắc lại kỷ niệm xưa cũ.
<!>
Ghi danh bầu cử:
Hơn 30
năm trước, sau khi vô quốc tịch, chúng tôi ghi danh đi bầu lần đầu và đã bắt đầu
chương trình vận động cử tri gốc Việt tham gia. Dù nỗ lực nhưng dân ta còn ít,
đang lo tìm việc. Mới vô quốc tịch nhưng chưa an cư, làm sao lạc nghiệp mà nói
đến chuyện chính trị, chính em. Dù sao cũng cố gắng. Đấu tranh thành công với kết
quả có mẫu phiếu bầu Việt Ngữ. Còn nhớ năm bầu cử 1993 giữa ông Bush Cha và ông
Clinton, cơ quan IRCC hân hạnh có phóng viên danh tiếng Peter Jennings về làm
phóng sự. Dù có phỏng vấn quay phim nhưng xem chừng cậu Peter nhà ta không hào
hứng lắm vì số lượng cử tri gốc Việt chẳng hề làm các chính trị gia Hoa Kỳ sao
xuyến. Nhưng rồi dân ta qua Mỹ ngày càng đông và tập trung về các vùng Nam Bắc
CA. Chính trị gia Hoa Kỳ bắt đầu lưu tâm o bế Việt Nam. Các chính khách đến với
cộng đồng thắt cà vạt mầu cờ vàng và Tết đến thì mặc quốc phục
An Nam.
Ứng cử tại địa phương:
Khi miền nam CA có ông Tony Lâm tranh cử thành công tại
Wesminster đã trở thành nghi viên đầu tiên của người Việt trên chính trường Hoa
Kỳ. Nhưng Westminster là tỉnh nhỏ làm sao so sánh được với San Jose cả triệu
dân. Mười lăm năm trước San Jose có 2 cô gái ra tranh cử đã mở ra trang sử thực
sự của người Việt trên đất Mỹ. Hai cô họ Nguyễn. Madison Nguyễn và Linda Hàn
Nguyễn. Cả hai đều ra tranh cử nghị viên khu 7, lúc đó có trên 35% gốc Mễ và
trên 25 % gốc Việt. Cả hai cô đều xuất sắc. Giáo sư và luật sư. Tiếng Anh như Mỹ
và tiếng Việt khá trôi chảy. Giáo Sư Madison xuất thân thuyền nhân thuộc gia
đình nông dân ngay tại Hoa Kỳ. Luật sư Linda con nhà giàu và có thế lực. Các cuộc
tranh luận giữa hai bên không riêng cử tri gốc Việt mà các các sắc dân khác đều
say mê tham dự. Linda hiền lành nhưng rất vững vàng xem chừng có vẻ thắng thế.
Madison cũng sắc xảo và đối phó vững vàng. Cộng đồng chia làm hai phe. Lúc đó
chúng tôi nghĩ rằng dù ai thắng cũng là họ Nguyễn của Việt Nam. Vì cuộc đua
tranh giữa 2 ứng cử viên gốc Việt nên không cần vận động cử tri Việt cũng ghi
danh và đi bầu tối đa. Gia đình Linda quyết thắng đã xử dụng truyền thông Việt
Ngữ đàn áp đối phương. Dư luận cho rằng những đòn đánh phá nặng nề có thể đã phản
tác dụng. Cử tri khu 7 ngả về phe nông dân mà bỏ rơi phe tư bản. Sự thực ra sao
thì không rõ, nhưng sau cùng Madison chiến thắng. Lần đầu tiên có cô gái Việt
tuyên thệ nhận chức nghị viên San Jose dưới ngọn cờ vàng. Tương lai chính trị của
Madison đầy hứa hẹn. Nhưng tiếc thay lỗi lầm rất nhỏ về chuyện đặt tên khu
thương mại Little Saigon đã trở thành vấn nạn lớn lao. Madison can trường chống
đỡ gần 10 năm, vượt qua một lần bị truất phế và thêm lần tái tranh cử. Sau cùng
vấn nạn Little San Jose đã theo đuổi và làm cô thua trong gang tấc kỳ bầu cử
vào dân biểu tiểu bang CA. Lần đầu tiên cử tri Việt đã ủng hộ cử tri gốc Ấn để
loại bỏ ứng cử viên Việt Nam. Dù cô Madison đã dứt khoát chiến thắng vòng đầu.
Bài học trên chính trường của Madison thực sự rất đáng cho các chính trị gia
sau này phải học hỏi.
Lời
nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau...
Bầu cử tại
CA.
Bây
giờ xem lại các phiếu bầu, kỳ này chức vụ thống đốc CA có bao nhiêu người tham
dự. 27 người tranh cử. Quả thực là một trò chơi chính trị quá tốn kém cho ngân
sách. Trong số này ông đương kim phó thống đốc Gavin Newsom đứng dưới cùng. Tôi
nghĩ rằng mình chẳng biết hết các khuôn mặt khác. Thôi thì bầu cho ông phó, xét
ra không tai tiếng mà cũng quen việc. Xem tiếp tài liệu quý vị có biết bao
nhiêu người ra tranh cử chức vụ thượng nghị sĩ CA tại quốc hội Hoa Kỳ? 32 người.
Có cả ông tài xế xe bus và các ông bà không nghề nghiệp. Rất khó đọc hết để chọn
người nào.
Bầu cử tai địa phương.:
Hai vị dân biểu Hoa Kỳ tại địa phương là bà Joe Lofgren và ông Ask
Kalra kỳ này hoàn toàn không có đối thủ. Bạn có bầu hay không thì các vị này
cũng ngồi yên và sẽ có thể tiếp tục lâu dài về sau nếu không có điều gì sai lầm
đáng kể. Nhưng thật đặc biệt chức vụ thị trưởng San Jose ngoài ông Sam Liccardo
tái tranh cử , kỳ này có thêm 3 người ra thử thách. Một ông hồi hưu, một ông
buôn bán và ông Việt Nam, Phạm Quang Minh ghi danh là văn sĩ.
Bầu cử tại khu 7, vùng đất nổi sóng.
Ở
phần trên chúng ta đã có dịp nói đến vùng đất nổi sóng khu 7, nơi có nhiều cử
tri Việt tại San Jose. Thực hết sức may mắn chúng ta có một nghị viên gốc Việt
tại đây vì là nơi tập hợp của người Việt về thương mại, nhà cửa, sinh hoạt văn
hóa, giáo dục và chính trị. Đây cũng là khu hiện có đông gốc Mễ đang trên đà
vùng lên. Có hai ứng cử gốc Mễ dù không xuất sắc nhưng vẫn có khả năng đạt được
số phiếu quan trọng. Phía Việt Nam kể cả đương kim nghị viện Nguyễn Tâm là 5
người. Trong số các ứng viên Việt Nam, chúng tôi đã từng quen biết và hỗ trợ
công tác cộng đồng cho cô Vân Lê và anh Tâm Nguyễn. Cùng biết rõ thành tích cộng
đồng và là thân hữu trong 30 năm qua. Mỗi lần cô Vân hay anh Tâm tranh cử chúng
tôi đều ủng hộ. Khả năng thực sự cá nhân chỉ có được một là phiếu và góp chút
tài chánh như mọi người. Những lần này, chúng tôi bầu cho anh Nguyễn Tâm cũng
như đã bầu 4 năm trước. Lý do rất đơn giản. Bất cứ người Việt nào ngồi vào ghế
nghị viện đều làm công việc mới. Chúng tôi theo dõi, đọc chương trình nghị sự
và đọc báo, nghe tin tức nên nghi nhận được rằng công việc của một nghị viên căn
bản đối với toàn khu và đối với mọi sắc dân, nghị viện Tâm hoàn tất chu đáo. Đó
là điều thiết thực một nghị viên phải hoàn tất trách nhiệm đối với toàn thể khu
vực và xa hơn nữa phải góp phần vào công việc chung của toàn thành phố. Không
phải cứ là nghị viên Việt Nam là phải chỉ lo cho Việt Nam. Phần thứ hai là
chúng tôi theo dõi nghị trình của hội đồng thành phố, nhận thấy nếu anh Tâm
không được sự ủng hộ của hai phe đang chống đối nhau là Thương mại và Nghiệp
đoàn thì lá phiếu quyết định chính giữa sẽ là 1 phiếu quan trọng. Đó là một
thái đó can đảm trong nghị trường rất đáng khích lệ và cần được tiếp tục. Sức mạnh
của cử tri Mễ sẽ là một đối thủ rất quan trọng. Nhưng chúng tôi rất mong lịch sử
sẽ tái diễn như 4 năm trước. Anh Tâm và cô Mễ sẽ vào chung kết. Lúc đó, các ứng
cử viên gốc Việt sẽ đồng lòng yểm trợ cho anh Tâm hay bất cứ vị nào vào chung kết.
Bởi vì nếu để mất cơ hội này, khu 7 vào tay gốc Mễ, cử tri Mễ sẽ thừa thắng
vùng lên thì muôn đời chúng ta cũng không lấy lại được.
Chuyện
Việt Nam ta:
Việc tranh cử tại khu 7 thật
đáng buồn vì đa số quý vị bên ngoài phê phán chụp mũ tàn nhẫn. Xin cùng nghe lại
câu thơ cũ. Ôi Việt Nam cùng Việt Nam gây hấn, muôn đời sau để hận
cho dòng sông. Thơ của bác Đằng Phương, Nguyễn Xuân Huy ta đã học
thuộc lòng. Ai ngờ chúng ta lại đem hình ảnh con sông Gianh miền Trung VN về
khu 7. Các bạn có nghe chuyện hai đội bóng bàn nữ của Đại Hàn và Triều Tiên kỳ
vừa qua vào thi đấu. Trước mặt khán giả và ban trọng tài, các cô tuyển thủ đã bất
ngờ từ chối không đấu với nhau. Ôm nhau khóc. Hội trường vang lên tiếng gọi
lòng yêu nước thăng hoa. Kết quả ủy ban quốc tế thu xếp cho cả hai đội đặc cách
qua vòng loại không phải đấu với nhau. Quốc Cộng Hàn quốc ôm nhau trong thao
trường. Tại sao người Việt quốc gia chúng ta lại không ôm nhau mà chỉ chụp mũ
cho nhau. Trong khu chúng tôi ở có ông hàng xóm là niên trưởng Nguyễn Khắc
Bình. Năm nay tướng Bình bỏ anh Tâm để ủng hộ cho cô Vân. Chúng tôi trở thành
hai phe dù mỗi người vũ khí cũng chỉ có trong tay một lá phiếu. Tuy ở hai bên
phòng tuyến , nhưng mỗi sáng gặp nhau thay vì bắt tay, chúng tôi sẽ ôm nhau như
các nữ tuyển thủ xứ Hàn. Khu 7 vốn là đất nhà nghèo. Các ông bà bên ngoài vui
lòng tạm nghỉ cho chúng tôi trong khu bẩy lên tiếng rất nhẹ nhàng và âm thầm bằng
lá phiếu. Dù thắng bại, sau cùng vẫn còn thấy nhau.
Giao Chỉ SJ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét