Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

VÌ SAO CỤ TỔNG ĐỘT QUỴ? - Đinh Bá Truyền

Trong cuộc họp giao ban thường lệ của BCT hôm thứ Hai vừa rồi (4/12/17), Nguyễn Xuân Phúc và Trương Hòa Bình tung ra một quả bom tấn đánh thẳng mặt Nguyễn Phú Trọng, đó là hồ sơ bằng chứng cụ Tổng ăn 6 triệu USD tiền lót tay trong vụ việc sai phạm 3.000 tỷ đồng ở dự án Khu đô thị mới Nam Thăng Long (Ciputra Hanoi International City) vào năm 2002. Cụ Tổng đột quỵ ngay giữa cuộc họp, phải chở sang Singapore cấp cứu!
<!>
Câu hỏi là ai đã cung cấp cho Phúc và Bình những bằng chứng xác thực đó? Xin trả lời ngay: bố già miền Trung Nguyễn Văn Chi. Đây là đòn trả thù của Nguyễn Văn Chi nhằm vào cụ Tổng sau khi Nguyễn Xuân Anh (con trưởng của Chi) bị cụ Tổng cách chức Bí thư Đà Nẵng.
Ba tháng trước, cụ Tổng đập được con hổ Đinh La Thăng trong chiến dịch "đốt lò" nhằm "đả hổ đập ruồi". Thừa thắng xông lên, cụ Tổng đập luôn Nguyễn Xuân Anh. Nhưng cụ Tổng quên mất một điều, đằng sau Xuân Anh là một bố già cứng cựa, người nắm rất rõ những sai phạm của Nguyễn Phú Trọng từ thời Trọng còn là Bí thư Hà Nội.
Nguyễn Xuân Phúc và Trương Hòa Bình nhận được bằng chứng từ Nguyễn Văn Chi, lập tức đấu tố Nguyễn Phú Trọng. Nếu lật được Trọng thì Phúc sẽ ngồi vào cái ghế Tổng bí thư và Bình sẽ thăng Thủ tướng. Phúc tuổi Ngọ (mã, ngựa), Bình tuổi Mùi (dương, dê) và năm nay là năm Dậu. Nếu chuyện này thực sự xảy ra thì xem như câu sấm Trạng Trình "Mã đề dương cước anh hùng tận. Thân dậu niên lai kiến thái bình" quá ứng!
P/s. Thông tin trên là do một người bạn ở Ủy ban Kiểm tra TW cung cấp.
​Source: Fb

Khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng

08/12/2017 18:25 GMT+7

TTO - Ông Đinh La Thăng bị khởi tố vì có những vi phạm nghiêm trọng trong việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) góp vốn 800 tỉ đồng vào Ngân hàng Cổ phần Đại dương (OceanBank) và mất trắng số tiền này.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng - Ảnh 1.
Ông Đinh La Thăng - Ảnh: T.L

TTO - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa họp, đồng thuận cao với việc tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng.

Ngày 8-12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng - phó trưởng Ban Kinh tế trung ương, để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Việc này thực hiện theo quyết định khởi tố bị can số 522/C46 ngày 8-12-2017 và lệnh bắt tạm giam số 134/C46 ngày 8-12-2017 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Đình chỉ sinh hoạt đảng với ông Đinh La Thăng
Ngay sau khi có quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam trên, trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính đã ký quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng đối với ông Đinh La Thăng - phó trưởng Ban Kinh tế trung ương.
Quyết định số 631-QĐNS/TW là theo đề nghị của Đảng ủy Công an trung ương và Ủy ban Kiểm tra trung ương.
Quyết định này nêu rõ: Đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương) đối với ông Đinh La Thăng, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương từ ngày 8-12-2017 theo quyết định khởi tố bị can số 522/C46 và lệnh bắt tạm giam số 134/C46 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an.
Thời hạn đình chỉ được tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả gia hạn, nếu có).
Thiệt hại 800 tỉ đồng khi PVN góp vốn vào Oceanbank
Ông Đinh La Thăng bị khởi tố vì có những sai phạm trong thời gian làm bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) giai đoạn 2009-2011.
Theo tài liệu tố tụng, đến thời điểm tháng 3-2014, PVN là một trong bốn cổ đông góp vốn lớn nhất vào OceanBank.
Cuối năm 2008, ông Đinh La Thăng khi còn là chủ tịch HĐQT PVN đã ký thỏa thuận để trở thành cổ đông, đối tác chiến lược tham gia góp vốn 20% tại OceanBank. Tổng số tiền mà PVN đã "đổ" vào OceanBank là 800 tỉ đồng đến nay không thể thu hồi.
Tiếp đó, PVN cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành tại OceanBank. Cụ thể, ông Nguyễn Xuân Sơn được PVN giới thiệu, cử làm thành viên HĐQT kiêm chức vụ tổng giám đốc của OceanBank. Trong đại án OceanBank, ông Sơn bị truy tố, đưa ra xét xử tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Mới đây, tháng 5-2017, tại Hội nghị trung ương 5, trên 90% ủy viên trung ương bỏ phiếu thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức ủy viên Bộ Chính trị khóa XII.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng có kết luận ông Đinh La Thăng trong thời gian làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn PVN phải chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng thành viên Tập đoàn PVN trong giai đoạn 2009 - 2011.
Ông Thăng phải chịu trách nhiệm khi ký ban hành Nghị quyết 233/NQ-ĐU, ngày 17-3-2009 của Đảng uỷ Tập đoàn có nội dung không phù hợp với quy định pháp luật để Hội đồng thành viên, Ban tổng giám đốc Tập đoàn và các tổng công ty thành viên quyết định chỉ định nhiều gói thầu trái pháp luật.
Việc này vi phạm quy chế làm việc Hội đồng quản trị Tập đoàn trong việc ký thỏa thuận tham gia góp vốn tại văn bản số 6934 ngày 18-9-2008 giữa ông Đinh La Thăng - chủ tịch HĐQT tập đoàn và chủ tịch HĐQT Oceanbank (có nội dung: Tập đoàn tham gia góp vốn 20% trở lên; cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành; đề nghị các đơn vị thành viên sử dụng dịch vụ của Oceanbank) trước khi HĐQT tập đoàn họp thống nhất nội dung trên.
Ông Thăng cũng chịu trách nhiệm trong việc HĐTV ban hành nghị quyết số 4266/NQ-DKVN góp vốn vượt mức quy định vào OceanBank, trái quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho PVN.
Ông Thăng còn chịu trách nhiệm trong việc HĐTV ban hành một số nghị quyết, quyết định chỉ định nhiều gói thầu với tổng giá trị lớn, vi phạm các nghị định của Chính phủ; tham mưu, đề xuất Thủ tướng cho chỉ định nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Những vi phạm nghiêm trọng của ông Đinh La Thăng
TTO - Một trong những vi phạm nghiêm trọng của ông Đinh La Thăng là đã buông lỏng trong quản lý tài sản công tại VPN, là nguyên nhân khiến VPN mất 800 tỉ đồng khi góp vốn vào OceanBank.
Nhận vốn thi công nhà máy điện đem trả nợ, góp vốn
Ông Đinh La Thăng cũng bị điều tra vì liên quan đến vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương, ông Thăng phải chịu trách nhiệm trong việc chấp thuận cho PVC được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với công trình, dự án do Tập đoàn chỉ định cho PVC thực hiện và chấp thuận cho Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với Hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây dựng (EPC) Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất, vi phạm Luật Đấu thầu năm 2005.
Ông Thăng có trách nhiệm trong việc ban hành chủ trương, quyết định đầu tư phân tán, dàn trải; thiếu kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các dự án ở thời kỳ làm lãnh đạo Tập đoàn, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp; một số dự án phải dừng, giãn, hoãn tiến độ, thua lỗ kéo dài, gây thất thoát, lãng phí, mất vốn đầu tư, gây hậu quả rất nghiêm trọng (trong đó có dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ và các dự án nhiên liệu sinh học).
Liên quan vụ thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí VN - PVC, trước đó, cơ quan cảnh sát điều tra và cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố 18 người trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Cơ quan điều tra xác định, trong giai đoạn từ 2011 - 2013, lãnh đạo PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát và làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng.
Liên quan đến dự án Nhiệt điện Thái Bình II, theo hồ sơ vụ việc, từ năm 2011, Tập đoàn PVN ký hợp đồng EPC (xây dựng - vận hành - chuyển giao) giao cho PVC xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình II với tổng mức đầu tư hơn 34.000 tỉ đồng. PVC được tạm ứng để thi công dự án này hơn 1.300 tỉ đồng và 6,6 triệu USD.
Sau khi nhận được số tiền tạm ứng, PVC đem 1.080 tỉ đồng để thanh toán nợ gốc vay ngân hàng 425 tỉ đồng, thanh toán lãi vay ủy thác của Tập đoàn PVN 55 tỉ đồng, hỗ trợ vốn Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ 74 tỉ đồng, hỗ trợ vốn công trình Vũng Áng 103 tỉ đồng, hỗ trợ các công trình khác 156 tỉ đồng.
Ngoài ra, đem góp vốn vào 5 công ty con gồm: Công ty PVC MS 102 tỉ đồng, Công ty PVC-Land 50 tỉ đồng, Công ty PVC-Hòa Bình 55 tỉ đồng, Công ty PVNC 30 tỉ đồng và Công ty PVC-Mekong 30 tỉ đồng.
Đến nay, có 3 công ty kinh doanh thua lỗ không thu hồi được vốn, PVC phải trích lập quỹ dự phòng và hạch toán kinh doanh thua lỗ. Tính đến 31-12-2013, PVC đầu tư vào PVC-Land hơn 203 tỉ đồng (trong đó có 50 tỉ đồng sử dụng từ nguồn vốn 1.080 tỉ). Từ năm 2011 - 2015 đơn vị này thua lỗ mất hết vốn điều lệ.
Với công ty con PVC-Mekong, tính đến cuối năm 2013, tổng số tiền mà PVC đầu tư là hơn 153 tỉ đồng (trong đó có 30 tỉ đồng sử dụng từ nguồn tiền 1.080 tỉ đồng). Trong 3 năm (từ 2012 - 2015), công ty này thua lỗ mất hết vốn điều lệ.  
Tại phiên tòa xét xử đại án OceanBank, HĐXX trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến việc PVN góp vốn 800 tỉ đồng vào OceanBank.
HĐXX cho rằng cần thiết phải làm rõ trách nhiệm của ông Nguyễn Xuân Sơn - tổng giám đốc của OceanBank - và những người có trách nhiệm liên quan trong việc đầu tư, góp vốn, quản lý và để thất thoát số tiền 800 tỉ đồng của PVN, xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo hồ sơ vụ án, đầu năm 2009, ông Sơn bàn bạc với ông Hà Văn Thắm (chủ tịch HĐQT OceanBank) về việc huy động vốn cho ngân hàng. Ông Sơn đề nghị về việc "đi đêm lãi suất", chủ trương trả thêm ngoài lãi suất quy định cho các khách hàng gửi tiền trên toàn bộ hệ thống OceanBank.
Cụ thể, ngoài mức lãi suất tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước - còn được gọi là "trần lãi suất", các khách hàng khi gửi tiền tại OceanBank (từ 1 tỉ đồng trở lên) sẽ được nhận một khoản trả thêm ngoài trần lãi suất. Khoản lãi suất này không được thể hiện trong hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm, mà được chuyển thẳng cho khách hàng.
Trong thời gian từ năm 2010 đến tháng 11-2014, tổng số tiền OceanBank chi cho chủ trương này là gần 1.600 tỉ đồng.
Ngoài ra, ông Sơn đã bàn bạc và thống nhất với Hà Văn Thắm đề ra chủ trương thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỉ giá dưới hình thức thu phí của khách hàng thông qua Công ty BSC là trái quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nguyễn Xuân Sơn đã nhận 69 tỉ đồng từ BSC.
Từ tháng 5-2011, ông Nguyễn Xuân Sơn đã chuyển về PVN nhưng vẫn chỉ đạo bà Nguyễn Minh Thu, nguyên tổng giám đốc OceanBank, tiếp tục chăm sóc một số khách hàng là doanh nghiệp của PVN. Lợi dụng uy tín, địa vị của mình cộng với sự phụ thuộc của OceanBank vào nguồn tiền gửi huy động từ PVN, ông Sơn đã rút số tiền 246 tỉ đồng của OceanBank.
Hành vi của ông Sơn có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, tổ chức chỉ đạo những hoạt động trái pháp luật để chiếm đoạt số tiền 246 tỉ đồng. Trong số đó có ít nhất 20% là phần đóng góp của PVN.

Không có nhận xét nào: