Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Thêm Thắng Lợi Trong Vận Động Cho Việt Nam - TS Nguyễn Đình Thắng


Trong khi đoàn 15 người do BPSOS điều phối đang vận động tại diễn đàn toàn khu vực diễn ra ở Malaysia, Liên Minh cho một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ đẩy mạnh việc kêu gọi Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đặt điều kiện nhân quyền trong đàm phán mậu dịch với Việt Nam.
Cuộc vận động của Liên Minh đến nay đã có một số kết quả sơ khởi.

(1) Ngày 22 tháng 4, anh Đặng Đức Hân Hoan đại diện Liên Minh họp với phái đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để góp ý cho cuộc đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ – Việt Nam sẽ diễn ra ở Hà Nội trong tuần đầu của tháng 5. Anh Hoan kêu gọi BNG tập trung vào vấn đề tự do tôn giáo, và cung cấp một số tài liệu tiêu biểu để họ nghiên cứu trước, cũng như đề nghị những chức sắc tôn giáo họ nên gặp khi ở Việt Nam. BPSOS đang chuẩn bị thêm tài liệu cập nhật về các vụ đàn áp nhắm vào đồng bào Công Giáo ở Kontum, đồng bào Hmong ở nhiều tỉnh miền Bắc, đồng bào Montagnard ở Tây Nguyên, đồng bào Khmer Krom ở lục tỉnh và các hệ phái Phật Giáo, Phật Giáo Hoà Hảo và Cao Đài ở miền Nam.
(2) Ngày 23 tháng 4, TNS John Cornyn (Cộng Hoà, TXchính thức hưởng ứng lập trường của Liên Minh là cài điều kiện nhân quyền vào đạo luật Thẩm Quyền Phát Huy Mậu Dịch, tức TPA. Luật này cho phép Hành Pháp rộng quyền đàm phán mậu dịch với các quốc gia khác, tiền đề để hoàn tất cuộc đàm phán TPP với 11 quốc gia khác. Do sự can thiệp trực tiếp của TNS Cornyn và TNS Ron Wyden (Dân Chủ, OR), điều khoản về quyền lao động được đưa vào TPA: Đòi hỏi các quốc gia ký kết thương ước với Hoa Kỳ phải bảo đảm quyền lao động, bao gồm quyền lập hội (nghiệp đoàn), quyền điều đình tập thể, xoá bỏ lao động cưỡng bách, và xoá bỏ lao động trẻ em. Trong tuyên cáo báo chí, TNS Cornyn khẳng định: “Trong khi cải tiến việc tiếp cận các thị trường mới là quan yếu cho các nông gia, các nhà chăn nuôi, và tiểu thương của chúng ta, chúng ta phải bảo đảm rằng các thành phần đối tác mậu dịch phải tôn trọng các giá trị nền móng của Hoa Kỳ về nhân quyền và tự do chính trị.” Xem thông cáo báo chí ở cuối bài. Ông nhắc đích danh Việt Nam. Đây là thành quả trực tiếp của cuộc vận động liên tục của Liên Minh.

(3) Ngày 21 tháng 4, TNS Robert Menendez (Dân Chủ, NJ) đã đưa vào dự luật TPA điều khoản loại trừ đối với quốc gia vi phạm trầm trọng nạn buôn người. Theo đó, Quốc Hội có quyền sửa đổi bản thương ước với quốc gia đó nhằm đối phó tình trạng vi phạm. Qua chương trình CAMSA, BPSOS đã thu thập nhiều chứng cớ cho thẩy một số giới chức chính quyền Việt Nam đứng đằng sau đường dây buôn người.
(4) Ngày 17 tháng 4, Dân Biểu Sander Levin (Dân Chủ, MI) công bố bạch thư, khắng định rằng Việt Nam là thử thách lớn nhất trong việc phối kiểm và bảo đảm sự tuân thủ các cam kết về quyền của người lao động: “Người lao động ở đó bị nghiêm cấm tham gia nghiệp đoàn độc lập với đảng cộng sản. Trong khi Hành Pháp đàm phán các vấn đề này với Việt Nam, thành viên của Quốc Hội vẫn chưa thấy bất kỳ đề nghị nào để đối phó các vấn đề trọng yếu này. Hành Pháp cũng chưa cam kết là sễ bảo đảm các thay đổi về luật và lệ sẽ được thực hiện trước khi Quốc Hội biểu quyết hoặc ngay cả trước khi TPP trở thành hiệu lực.” Xem:http://democrats.waysandmeans.house.gov/sites/democrats.waysandmeans.house.gov/files/LEVIN%20--%20TPA%20--%20A%20Major%20Step%20Back%20on%20TPP%20Negotiations.pdf
(5) Ngoài ra, nhiều vị dân biểu và thượng nghị sĩ đã đưa vào dự luật TPA một số nguyên tắc về nhân quyền: Hành Pháp Hoa Kỳ phải bảo đảm rằng các chính quyền ký kết thương ước phải cam kết về các nguyên tắc minh bạch, pháp trị, dân chủ hoá và nhân quyền.
(6) Văn bản của đạo luật ở Thượng Viện còn đòi hỏi Hành Pháp, sau khi hoàn tất đàm phán TPP, phải dành 2 tháng cho quần chúng góp ý và sau đó Quốc Hội phải chờ tháng trước khi biểu quyết TPP. Như thế, cuộc đàm phán TPP dù có được hoàn tất vàocuối tháng 5 theo như TT Obama mong muốn thì sớm nhất phải đến cuối năm mới được Quốc Hội biểu quyết. Lúc ấy đã sâu vào mùa tranh cử Tổng Thống và Quốc Hội và tiếng nói của cử tri sẽ tăng ảnh hưởng.
Trên đây là một số tiến triển mới nhất trong kế hoạch dùng quốc tế vận để “đẩy lùi chuyên chế” và tạo không gian cho xã hội dân sự trong nước phát triển. Trong những ngày tới chúng tôi sẽ phối hợp với các nhóm vận động ở những địa phương chiến lược để cài thêm 2 điều kiện nhân quyền vào dự luật TPA trước khi nó được toàn thể Hạ Viện và Thượng Viện biểu quyết:
(1) Biện pháp trừng phạt khi một quốc gia không tôn trọng quyền lao động như đã cam kết;
(2) Điều khoản loại trừ đối với các quốc gia vi phạm tự do tôn giáo một cách trầm trọng.
Nhắc lại TPA chỉ là mở đầu cho việc hoàn tất đàm phán Hiệp Ước Đối Tách Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Cuộc tổng vận động ngày 18 tháng 6 ở Quốc Hội Hoa Kỳ tập trung vào TPP với mục đích đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền thì mới được tham gia thương ước về phát triển mậu dịch này. Để tạo ảnh hưởng đủ mạnh, chúng tôi kêu gọi sự tham gia của đông đảo đồng hương ở khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ.
Chúng ta đã đạt được thắng lợi bước đầu -- từ trước đến giờ chưa bao giờ đạo luật TPA lại bao gồm điều khoản nhân quyền. Điều này sẽ tạo bàn đạp cho cuộc tổng vận động ngày 18 tháng 6. Qua đó, chúng ta sẽ dốc sức đòi hỏi Việt Nam phải chấp nhận con đường dân chủ hoá nếu muốn phát triển mậu dịch với Hoa Kỳ và thế giới tự do.
Chúng ta cần đi thật đông để còn vận động đa số các dân biểu và thượng nghị sĩ ép Việt Nam phải chấp nhận dân chủ hoá nếu muốn quyền lợi mậu dịch từ Hoa Kỳ và thế giới tự do.

Không có nhận xét nào: