Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Một số Nhận Định VỀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA VNCH NHÂN NGÀY 30 THÁNG TƯ - Duyên Sinh


STANLEY KARNOW, Ký giả - giải PULIZER
Sách: Vietnam a History, ISBN 0-670-84218-4
Trang 679-684:
Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho tướng Phạm Văn Phú di tản tất cả mọi người ra khỏi Pleiku và Kontum. Phú lập tức di tản chỉ có một mình ông bằng máy bay, bỏ lại 2 trăm ngàn người không ai hướng dẫn gồm đàn ông, đàn bà, và trẻ con, náo loạn trên con đường chạy ra vùng biển. Tình trạng vùng ven biển còn tệ hơn. Trước đây Thiệu ra lệnh di tản Huế nhưng bây giờ lại ra lệnh gìn giữ Huế cho tới người lính cuối cùng. Cộng Sản đã kiểm soát con lộ phía Nam của thành phố, con lộ độc nhất để di tản. Dân chúng Huế náo loạn vì trước đây trong trận Mậu Thân, hàng ngàn dân Huế bị giết.

Cuối tháng 03.1975, khoảng một triệu người đổ về Đà Nẵng trong lúc Chu Lai và Quãng Ngãi bị tấn công. Ngày 25, Huế sụp đổ. Rocket Cộng Sản bắt đầu bắn vào Đà Nẵng. Ba ngày sau, 35 ngàn Cộng Sản dàng hàng ngang vùng ngoại ô trong khi dân chúng tràn ngập phi trường, bến tàu, và bờ biển. Hàng ngàn người lội xuống biển cố leo lên các xà lan, thuyền đánh cá… trong khi tay vẫn bồng bế và dắt con. Một số người lên được thuyền bị “lính VNCH bắn chết xô xuống biển. Những người lính VNCH này cướp thuyền và giết chết người trên thuyền để giành chỗ”. Ngày 29, Edward Daley, chủ hảng hàng không World Airways đáp một chiếc jumbo jet xuống Đà Nẵng, một đám người chạy túa ra phi đạo, gần 300 người leo lên máy bay trong thời gian chưa đầy 10 phút, hầu như tất cả là đàn ông, một số người bấu vào cửa sau bị rớt xuống chết khi máy bay cất cánh. Ngày hôm sau Cộng Sản đi dập dìu trong thành phố.
Trước đó 6 ngày, Hà Nội bí mật điện cho tướng Văn Tiến Dũng đang đặt bộ chỉ huy gần Ban Mê Thuột, cho biết dự thảo mới là giải phóng Miền Nam trước mùa mưa tháng 05.1975. Trọng tâm là làm thế nào tới được Sài Gòn càng sớm càng tốt trước khi các đoàn quân VNCH bị tan rã có thể kết hợp trở lại. Họ chỉ thị tướng Dũng chuyển hướng đoàn quân hướng về Sài Gòn sau khi tới Nha Trang. Vì vậy Dũng dời bộ chỉ huy về Lộc Ninh để được gần Sài Gòn nhất. Tại Lộc Ninh, Dũng phối hợp với tướng Trần Văn Trà, Phạm Hùng, Lê Đức An… dự thảo kế hoạch tấn công Sài Gòn.
Tướng Fred Weyand, tư lệnh cuối cùng của Mỹ tại Việt Nam, tin tưởng số tiền 700 triệu đô la có thể giúp Miền Nam tạm đứng vững trong khi chờ thương thuyết với Cộng Sản. Đại sứ Martin gọi về Mỹ nài nỉ chính quyền gấp rút viện trợ số tiền nầy cùng lúc với Kissinger cũng cầu khẩn lên Quốc Hội. Nhưng Quốc Hội Mỹ, đại diện cho nguyện vọng của nhân dân, đã chán ngấy cuộc chiến này. Quốc Hội Mỹ đã quyết định từ đầu là không tham dự vào chiến tranh Việt Nam nữa. Ngày 23.04.1975, tổng thống Ford, trước đây là một thượng nghị sĩ, phát biểu tại đại học Tulane: “Ngày hôm nay, người Mỹ có thể quay lại niềm kiêu hãnh trước Việt Nam. Kiêu hãnh không thể có được bằng cách mở lại cuộc chiến đã kết thúc… Những sự việc đã xảy ra là một tấm bi kịch, không phải để báo trước ngày cuối cùng của thế giới, cũng không phải để báo trước ngày cuối cùng của những người lãnh đạo nước Mỹ trên thế giới.
… Ngày 30.04.1975, đại tá Bùi Tín, chủ bút tờ Quân Đội Nhân Dân, trên một chiếc thiết giáp, có hai nhiệm vụ. Nhiệm vụ nhà báo là ghi âm sự đầu hàng; nhiệm vụ quân đội là chấp nhận sự đầu hàng. Khi tổng thống cuối cùng Dương Văn Minh gặp Bùi Tín tại phòng khách dinh Độc Lập, Minh nói: “Tôi đã chờ từ sáng nay để bàn giao chính quyền.” Tín đáp: “Chính quyền đã sụp đổ, đâu còn nữa, ông không thể bàn giao những gì ông không có.” Một loạt súng nổ vang bên ngoài và một số người trong ban tham mưu của Minh cuối mặt. Họ đưa cho Tín một tờ giấy viết sẵn một câu ngắn: “Chúng tôi sắp làm lễ ăn mừng. Bạn không có gì để mà sợ. Giữa những người Việt Nam với nhau, không có người thắng và cũng không có người thua. Chỉ có người Mỹ bị đánh bại. Nếu bạn là người yêu nước, hãy lấy giây phút nầy làm niềm vui. Chiến tranh đã kết thúc.”
---oOo---
HOÀNG TƯỜNG, đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng
Sách: Viet Nam Đấu Tranh 1930-1954, Văn Khoa Xuất Bản, Calif.
Trang 152.
“Thế lực ngoại bang đè nặng lên chính tình miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ: Pháp trước sau vẫn là cốt cách thực dân củ; họ chỉ muốn lợi dụng danh nghĩa đảng phái Quốc Gia mà thôi, không thật tâm tìm kiếm chiến hữu để xây dựng nền độc lập thật sự cho Quốc Gia Việt Nam.
Còn Hoa kỳ thì ỷ giàu mạnh chẳng đếm xỉa gì đến chính nghĩa dân tộc Việt Nam. Họ khinh thường và xa lánh các thành phần cách mệnh Quốc Gia. Và, dưới mắt quốc dân Việt Nam, quân đội Hoa Kỳ sang tham chiến, dù dưới danh hiệu nào, cũng giống một đoàn quân viễn chinh của thực dân Pháp trước kia.
Cho nên thành phần đảng phái cách mệnh Quốc Gia công khai hợp tác với chính quyền do Pháp và Hoa Kỳ đặt để, đã không làm nên trò trống gì mà còn làm lu mờ hào quang Cách Mạng Yên Bái”.
ALAN DAWSON, Nhân viên tình báo CIA
Sách: 55 Day the Fall of South Vietnam, ISBN 0-1344476-3.
Trang 21:
Ít người Mỹ và người Miền Nam Việt Nam phát hiện vào tháng 03.1975 là tinh thần quân đội Sài Gòn đang tan rã một cách trầm trọng. Quân đội này được trang bị vũ khí tối tân hơn bất kỳ nước châu Á nào khác. Họ có nhiều máy bay chiến đấu hơn bất kỳ chính quyền nào khác trên thế giới; họ có nhiều đạn dược, xăng dầu, quân cụ, xe cộ và lương thực nhiều hơn hầu hết các quân đội nào trên thế giới. Họ chỉ thiếu có mỗi một điều mà thôi. Một người Mỹ đã nói với một người lính Sài Gòn: ‘Chúng tôi đã cho anh mọi thứ anh cần, trừ ý chí chiến đấu. Chỉ tại các anh không có ý chí chiến đấu’. Việc người lính biết họ chiến đấu chống lại cái gì rất là quan trọng. Người lính Miền Nam đều nói họ là họ ‘Chống Cộng’ nhưng điều ấy lại không phải là niềm tin thật sự của họ. Từ trong tiềm thức, họ đã tự hỏi mình chiến đấu cho cái gì đây? Câu trả lời là cho sự tiếp tục tồn tại của chế độ hiện tại - một chế độ càng lúc càng tham nhũng, càng lúc càng có sự cách biệt giữa kẻ giàu và người nghèo, và càng lúc nạn lạm phát càng trở nên trầm trọng. Một số ít muốn chiến đấu để có một cuộc sống khá hơn, nhưng những kẻ sống khá giả hơn thì lại hướng về cuộc sống không chiến đấu. Con trai, con gái, và con rể của ông Thiệu đều ra nước ngoài du học. Người dân Miền Nam chưa bao giờ biết đến một ông tướng nào có con đi lính trong quân đội”.
Trang 64-311:
Tại Ban Mê thuộc, một quân nhân quăng đứa bé, con của ông, vào cửa hàng hóa của một chiếc máy bay C-130 trong lúc cánh cửa đang đóng. Đứa bé không lọt hết vào trong máy bay và bị cánh cửa “nghiền” lại trong khi chiếc máy bay vội vã chạy ra phi đạo cất cánh. Không biết ở trong máy bay có ai thấy đứa nhỏ bị kẹt hay không! Đứa bé có thể chết liền ngay sau đó. Một đám đông vẫn chạy theo máy bay mặc dầu cửa đã đóng. Các phi công rất quen nhận hối lộ chở người từ Pleiku về Sài Gòn. Họ phàn nàn ông phi công này không dễ thương. Phi công trực thăng dễ thương hơn nhiều. Họ nói ông phi công trực thăng có thể đáp xuống ở những nơi bí mật. Mặc dầu sau nầy các phi công trực thăng được gọi là anh hùng của Di Tản Nước Mắt (Convoy of Tears), một số người đã làm được rất nhiều tiền. Giá lúc đó là 1 trăm đô la đi từ Pleiku ra bờ biển (từ 80 tới 100 dặm). Giá nầy tăng rất nhanh lên tới một lượng vàng (khoảng 200 đô la) cho mỗi người, rồi lại còn lên cao hơn nữa… Cuộc di tản ấn định 24 tiếng đồng hồ thành 2 ngày. Rất nhiều phi công trực thăng đem theo được rất nhiều đô la sang Mỹ. Họ được cậu Sam (Uncle Sam) bốc sang Mỹ bằng máy bay miễn phí chừng một tháng sau.
Tại Pleiku, Nguyễn Tư, một nhân viên báo Chính Luận, theo đoàn Di Tản Nước Mắt từ đầu cho đến cuối, viết: “Chiều Chúa Nhật, tin chính thức hoặc không chính thức, cho hay Pleiku bị bỏ rơi. Tôi có thể nhìn thấy lửa cháy, cháy sáng rực ít nhất tại 14 địa điểm trong thành phố. Người ta đập bể cửa sổ quăng lửa vào bên trong đốt nhà! Không thể cắt nghĩa được với người dân. Không tổ chức, không ai giúp đỡ… Quay đầu nhìn trở lại Pleiku, tôi thấy mịt mùng khói lữa bốc lên cuồng cuộn…
Tại Huế, cuộc di tản của Huế và Đà Nẵng rất thương tâm. QLVNCH quăng bỏ khí giới khắp nơi tại cửa Thuận An. Một số người còn vũ khí trong tay đã quăng xuống bến tàu Đà Nẵng. Một khẩu M16 phát nổ, may là viên đạn chĩa thẳng lên trời… Trong khi Huế và Đà Nẵng di tản, thì tại Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu ban hành luật giới nghiêm. Thiệu cho công an và cảnh sát bố ráp nhiều nơi ở Sài Gòn. Đêm đầu tiên Thiệu đã bắt ít nhất 15 người dân sự, là những người chống đối chính quyền Thiệu. Bố ráp của Thiệu là cho cảnh sát và công an thình lình tới gõ cửa trong giờ giới nghiêm.
Chính quyền Sài Gòn lấy cuộc tấn công của Cộng Sản vào đoàn di tản nước mắt làm đề tài tuyên truyền, lờ đi một sự thật là các quân nhân QLVNCH đang có mặt trong đoàn di tản. Về phía Cộng Sản, họ lờ đi về một sự thật là đông đảo dân chúng đang có mặt trong đoàn di tản, tuyên bố thành công tấn công vào QLVNCH. Một giới chức Hòa Lan phát biểu “Anh nên nhớ rằng cách mạng là không màng tới nhân dân!
Tại Huế, Phước trở lại tần số máy điện tuyến của Bá. Phước nói “tiểu đoàn của Phước đã chuẩn bị đầu hàng”. Bá xác nhận lại với Phước là Phước và các quân nhân của ông, nếu đồng ý quay về với cách mạng, tất cả sẽ được bảo đảm an toàn. Phước đã chấp nhận. “Hãng Thông Tấn Xã Hà Nội loan tin ngày 26.03.1975, một tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn I Bộ Binh QLVNCH  đóng tại Thừa Thiên đã trở về với cách mạng hôm thứ bảy, đem theo đầy đủ vũ khí, theo tường thuật của Thông Tấn Xã Giải Phóng. Tiểu đoàn nầy đóng tại Phú Lộc đang bị bao vây, do đại úy Trần Bá Phước chỉ huy. Phước đã thành công nhờ bắt được tần số máy điện tuyến của QĐNDVN.” Cờ trắng của Phước dĩ nhiên bị VNCH và bộ máy tuyên truyền của Mỹ dấu nhẹm. Lần đầu tiên quân đội đầu hàng tập thể của một tiểu đoàn thiện chiến là dấu hiệu sụp đổ không sao tránh khỏi của chính quyền Sài Gòn… Phước được QĐNDVN dùng để tiếp xúc với cấp chỉ huy khác tại Huế… Phước nói: Nếu trở về với nhân dân, thiếu tá và những người làm việc cho thiếu tá sẽ được trọng đãi, và được bảo đảm an toàn. Thiếu tá sẽ không phải là tù nhân chiến tranh, mà là người yêu nước… Thiếu tá chỉ huy thành nội Huế đã chấp nhận đầu hàng lúc 9 giờ sáng. Một tiếng đồng hồ sau, vào lúc 10 giời sáng, đại diện của Bá dự buổi lễ chấp nhận khẩu súng M16 do thiếu tá chỉ huy trưởng thành nội Huế trao lại. Vì Bá quá bận rộn thu nhận nhiều súng ống và đạn dược, và còn phải treo một lá cờ giải phóng Huế thật to trên mặt thành.
Rocket bắc đầu bắn xối xã vào Đà Nẵng lúc 9 giờ tối. Tướng Ngô Quang Trưởng, một vị anh hùng, là người cuối cùng rời khỏi bờ biển Đà Nẵng. Ông đi với Albert Francis từ bờ biển hướng Đông Đà Nẵng, nơi đó những người thủy quân lục chiến Mỹ trước đây thường đi tắm. Trưởng và Francis, cùng với một số người trong bộ tham mưu của ông, định tìm chỗ an toàn. Trưởng luôn giữ ý nghĩ trong đầu là rất nguy hiểm nếu ở trong thành phố Đà Nẵng. Những toán lính đã trở thành những tên cướp rất nguy hiểm cho ông là một vị chỉ huy. Ông nói ông cần chỉ huy trận đánh tại Đà Nẵng từ phía ngoài biển. Tướng Trưởng là người không biết lội, điều nầy trở thành hiển nhiên sau đó không lâu, hoặc ít nhất ông chỉ là người biết lội chút ít. Sóng biển rất nhẹ, chỉ cách bải chừng 100 yards. Đợt sóng thứ nhất đánh vào Trưởng rồi tiếp theo lượng sóng thứ hai phủ lên ông nhận Trưởng chìm xuống. Albert Francis lập tức tóm lấy Trưởng, dìu cho ông lội khoảng một phần tư dặm thì tới được tàu. Tối hôm đó rocket tấn công Đà Nẵng còn nặng hơn trận tấn công trước đây. Khoảng 70% rocket trúng vào các vị trí quân sự, một số rớt xuống biển trúng vào những người tị nạn. Khoảng 80 ngàn quân trong tổng số 100.000 quân VNCH tại Đà Nẵng trở thành những tên cướp bắt đầu cướp bóc bất cứ cái gì họ có thể cướp được. Việc tướng Trưởng nói ông có thể chỉ huy trận đánh từ ngoài biển là điều cần phải xét lại. Trưởng là người đầu tiên bước lên trực thăng Mỹ khi Miền Nam đầu hàng. Người trong gia đình của ông nói ông đang tuyệt thực, không ăn uống và không nói năng gì cả. Ông cũng không cần gặp ông Thiệu.
Sau ngày Đà Nẵng sụp đổ, cái mà trước đây người ta nói một triệu quân QLVNCH tại Miền Nam chỉ còn lại phân nửa. Trong số phân nửa đó thì có 6.5 sư đoàn trở thành bất lực vì chính sách tham nhũng của Thiệu. Còn lại chỉ có nửa Sư Đoàn Dù và Sư Đoàn 18. Sư Đoàn 5 và 25 đã bán quá nhiều súng đạn cho Cộng Sản trở thành bất lực từ lâu. Một câu hỏi là tại sao không đem các sư đoàn tại châu thổ sông Cữu Long bảo vệ Sài Gòn? Chỉ tại Đà Nẵng, khoảng 100.000 quân bị bắt trong số 300.000 quân. Trong số 300.000 quân nầy có rất nhiều người quăng bỏ vũ khí, họ không bị thương, không bị bắt. Họ chỉ hoàn toàn bất lực không ai điều khiển được.
Một thí dụ về đường dây tham nhũng của Nguyễn Văn Thiệu: Năm 1973, Thiệu thăng cấp trung tướng cho Nguyễn Vĩnh Nghi và chỉ định Nghi làm chỉ huy trưởng Vùng IV Chiến Thuật. Nghi được tự do làm hết sức mình để mang lại phong phú cho Vùng IV. Giữa năm 1974, tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn công bố đến các nhà báo rằng  8.000 máy radio, 25.000 súng trường và nhiều loại súng nhỏ khác đột nhiên biến mất từ kho Vùng IV. Biết không thể tiếp tục giấu được, Thiệu cách chức tư lệnh Vùng IV của Nghi, nhưng không xét xử gì thêm. Sau đó Nghi xuất hiện làm chỉ huy ở Phan Rang. Dưới thời của Thiệu, một tướng lãnh có quyền bán một chức việc không phải đánh giặc cho một người nào đó muốn mua trong một đường giây từ cao xuống thấp, mà cao nhất là Thiệu. Hai tướng khác tại Vùng III Chiến Thuật bị giới chức Sài Gòn và tòa đại sứ Mỹ tố cáo là Trần Quốc Lịch thuộc Sư Đoàn 25 Bộ Binh và Lê Văn Tư thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Hai người nầy bán ra nhiều thứ gồm thực phẩm, dụng cụ quân đội, giấy phép vắng mặt, v.v… Trong thời gian chỉ huy của Lịch và Tư. Sư Đoàn 25 và Sư Đoàn 5 hoàn toàn bất lực không thể chiến đấu được nữa… Giá cao nhất của Thiệu là Cảnh Sát Trưởng Chợ Lớn. Khi ông Kỳ trong thời gian làm thủ tướng năm 1966, ông Kỳ nói ông Thiệu bán chức Cảnh Sát Trưởng Chợ Lớn là 15 triệu đồng Việt Nam (khoảng 130.000 đô la vào lúc đó). Đầu thập niên 1970, ông Thiệu bán chức thiếu tá hoặc trung tá 1 trăm ngàn đô la, nhưng người ta vẫn mua vì nhiều chỗ có thể hối lộ lấy vốn lại chỉ trong vòng 2 tháng… Chức tỉnh trưởng Châu Đốc chỉ có 80 ngàn đô la. Nhiều người trong bộ tham mưu của Thiệu cũng làm giàu như Phạm Kim Ngọc, bộ trưởng kinh tế bỏ vào trương mục của ông tại Đài Loan một số tiền là 8 triệu đô la. Hai triệu phú khác là Nguyễn Thị Mai Anh, là vợ của Thiệu, và Lý Long Thân, một người hợp tác yên lặng với Thiệu và là  thân nhân của Mai Anh. Thân đã chuyển một số tiền lớn từ trương mục của ông tại Thụy Sĩ và Singapore qua trương mục của Thiệu.
Khi Cộng Sản Hà Nội họp bàn kế hoạch tấn công Miền Nam vào mùa Thu 1974, linh mục dòng Chúa Cứu Thế Trần Hữu Thanh thành lập “Phong Trào Nhân Dân Chống Tham Nhũng Bảo Vệ Quốc Gia và Xây Dựng Hòa Bình” (People Anti-Corruption Movement for National Salvation and Peace Construction). Tháng 09.1974, nhóm này cho ra Cáo Trạng Thứ Nhất, gồm có 7 tội tham nhũng của vợ chồng Thiệu, và những vụ tham nhũng khác của gia đình Thiệu được Thiệu che chở. Báo chí Sài Gòn vừa in ra thì tất cả bị tịch thu. Tuy nhiên một số trốn “chui” được và luân lưu khắp nước. Bảy tội của Thiệu và của gia đình Thiệu được liệt kê như sau:
●Thiệu, với tiền lương vài trăm đô la một tháng, đã mua hai căn nhà tại Sài Gòn giá hơn 150.000 đô la; một cái nhà tại bờ sông phía Bắc Sài Gòn; một ngôi biệt thự lộng lẫy tại Thụy Sĩ; và nhiều đất đai ở khắp các tỉnh Miền Nam, tất cả đều được liệt kê.
●Người anh em vợ của Thiệu, với sự bảo vệ của Thiệu, điều nghiên, cất giấu, và đổi giá cả phân bón của Mỹ cung cấp, để bán lại cho dân với giá cắt cổ thu lợi gấp đôi. Nhiều người dân không đủ tiền mua phân bón phải để cho ruộng lúa họ bị hư hại nặng nề.
●Bà Thiệu xây cất cái gọi là bệnh viện cho người nghèo bằng những vật liệu buôn lậu, cắt xén từ vật liệu viện trợ. Người nghèo không thể vào bệnh viện này.
●Ông Thiệu, Tướng Đặng Văn Quang, và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm có dính líu tới buôn lậu ma túy với ít nhiều tai tiếng, có tên trong một quyển sách viết về buôn lậu ma túy tên là “Politics of Heroin in Southeast Asia”. Quyển sách này bị Thiệu cấm bán tại Sài Gòn.
●Người cô của Thiệu sửa đổi giá gạo của chính phủ, cắt xén tiền chuyên chở gạo. Hành động này làm cho nhiều người bị chết đói hoặc bị thiếu ăn vì thiếu hụt gạo.
●Thiệu sử dụng vật liệu của quân đội và của quốc gia một cách trái phép, bao gồm chấp nhận ruộng đất như là một món quà. Dùng quân đội vào việc riêng tư như nhà cửa và đất đai riêng, và đất đai cấp phát cho nhân dân theo luật cải cách ruộng đất.
●Thiệu vi phạm Hiến Pháp VNCH về việc Chống Cộng bằng cách ký vào Hiệp Định Ba Lê cho 300.000 bộ đội Miền Bắc trú đóng tại Miền Nam.
Cuối năm 1974, Linh Mục Trần Hữu Thanh cho ra Cáo Trạng Thứ Hai, vào lúc ấy thì quân đội Bắc Việt ở vào vị thế sẵn sàng để đánh chiếm tỉnh Phước Long. Cáo trạng thứ hai nói Thiệu nhận 7 triệu đô la tiền lo lót của Mỹ để ký tên vào Hiệp Định Ba Lê năm 1973. Bảng cáo trạng này được các báo chí Sài Gòn đăng tải, và cũng đúng lúc đó Thiệu cho lùng bắt khắp nơi. Một số nhà báo bị bắt và bị kết tội ủng hộ Cộng Sản. Bản cáo trạng thứ hai không làm bảng cáo trạng thứ nhất bị khuấy động trở lại nhưng được người ta phổ biến rộng rãi và được nhiều người tin tưởng sự thật là như vậy.
Vợ chồng của Thiệu rất bận rộn gói vàng, hột xoàn, đồ cổ, cộng với 16 va-li quần áo và một số vật dụng, và theo nguồn tin sau này, là 100.000 đô la tiền mặt. Martin có giúp Thiệu, nhưng chỉ một chốc lát. Tòa đại sứ Mỹ không có ý định giúp Thiệu đem tất cả đồ đạc ra khỏi Việt Nam, mà chỉ đem gia đình Thiệu và các vật dụng cá nhân mà thôi. Vì vậy tổng thống và vợ của tổng thống nghĩ đến cách khác.
Bà Thiệu cố gắng đem đi 16 tấn vàng của Ngân Hàng Việt Nam, đã bắt nạt, làm khó làm dễ và hăm dọa nhân viên ngân hàng. Mười sáu tấn vàng được giữ trong dinh vào lúc đó vì lý do an ninh, nhưng nó có vẻ không chịu đi xa hơn nữa.
Bà Thiệu đã đem lên chiếc máy bay mướn của Thụy Sĩ rất nhiều thỏi vàng, nhưng người phi công, vì lý do an ninh, đòi hỏi khám xét để biết cái gì ở trong hộp. Người phi công sau khi tìm ra, đã hỏi một chuyên viên luật pháp Thụy Sĩ có văn phòng tại Balair, là phải làm sao, và rồi ông phi công đã từ chối chở vàng ra khỏi Việt Nam cho Thiệu.
Để cứu nguy, Lý Long Thân, là người có đường dây riêng. Ông có thể đem tới cho bà Thiệu một chiếc tàu vào phút cuối cùng, là tàu Trường Tín. Tàu không có thể đi quá xa, nhưng có thể dùng được trong lúc khẩn cấp. Thân ra lệnh cho tàu Trường Tín chở 16 tấn vàng đi Pháp. Ông Thiệu có thể đón nhận sau đó tại Pháp. Ngọc ngà và hột xoàn có thể đóng hộp kín đáo trong chiếc tàu chở vàng. Bà Thiệu sẽ là người theo dõi từng bước một việc chất vàng và hột xoàn xuống tàu.
(Sau này, theo Giáo Sư Nguyễn Tiến Hưng, ông Thiệu định đưa 16 tấn vàng sang Thụy Sĩ và cuối cùng là sang Ngân hàng Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ bằng sự giúp đỡ của không lực Hoa Kỳ nhưng tân Tổng Thống Trần Văn Hương không đồng ý cho mang đi.
Kế đó là đồ cổ. Giá trị của đồ cổ thì không thể xác định, nhưng đồ cổ của bảo tàng viện Sài Gòn giá rất cao. Không may, nhiều món trở thành vô giá trị. Người làm việc trong viện bảo tàng thường ăn cắp đồ thật, thay vào đồ giả, rồi bán đồ thật cho những người biết mua. Bà Thiệu không biết nên sai tướng Đặng Văn Quang cho vào thùng gởi qua Mỹ rồi Canada, là nơi Quang ở. Bà Thiệu rất tin Quang sẽ gìn giữ đồ cổ cho bà.
Lúc này thì ông Thiệu an lòng di tản. Một chiếc máy bay tối mật C-118 của Mỹ bay tới Tân Sơn Nhất lúc 3.00 giờ sáng ngày 26.04.1975. Thiệu có thêm một giờ chuẩn bị để sắp xếp, kể cả 100.000 đô la trong va ly cầm tay. Cựu thủ tướng và tướng 4 sao Trần Thiện Khiêm có 20 phút chuẩn bị. Một chiếc xe hơi Mỹ chở họ và gia đình tới phi trường. Máy bay cất cánh và bay thẳng tới Đài Loan. Không có báo chí, không có tường trình… khi máy bay đáp xuống Đài Loan, họ là những người hoàn toàn bị khinh miệt. Trong lúc vội vã, Thiệu bỏ quên người cháu là Hoàng Đức Nhã. Hoàng Đức Nhã là người dám mắng thẳng vào mặt Henry Kissinger là “quân chó đẻ” (son of a bitch) khi ông viếng thăm Việt Nam năm 1972. Nhã bị cách chức năm 1974 vì người Mỹ biểu tình cho Nhã là phạm thượng, và những việc chưa sáng tỏ khác. Mười hai tiếng đồng hồ sau khi Thiệu tới Đài Loan, một nhà báo Anh là Peter Gill nhận được cú điện thoại của Nhã. Gill rất ngạc nhiên Nhã đã không di tản cùng với Thiệu. Trước tiên là Nhã không tin là Thiệu sẽ ra đi. Khi nhã được tin Thiệu đã ra đi, Nhã đã tự tìm phương tiện ra đi và tới được Arlington, Virginia. Ở đó Nhã mở tiệm thực phẩm Á Đông.
---oOo---
LÝ QUÝ CHUNG, Dân Biểu VNCH
“…Không khí ở Sài Gòn những năm đó rất dị ứng với các chính phủ do các tướng lãnh quân đội dựng lên. Tướng tá Sài Gòn hầu hết nằm trong tay người Mỹ, phần nhiều lại tham nhũng, tất nhiên không được lòng dân. Thái độ ngạo mạn của các viên chức và tướng tá Mỹ đối với những người Việt Nam hợp tác với họ càng làm cho chính quyền Sài Gòn càng mất uy tín. Báo chí đối lập (đôi khi cả báo chí theo chính quyền) mỉa mai gọi các đại sứ Mỹ là ‘quan thái thú’, ‘quan toàn quyền’. Hình ảnh đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge (thời chế độ Ngô Đình Diệm) mặc áo dài khăn đóng chẳng những không làm cho ông gần được với người dân Sài Gòn mà trái lại bị coi như một minh họa đậm nét về vai trò ‘quan thái thú’ thật sự của ông ta. Các tuyên bố của Nguyễn Khánh, Nguyễn Cao Kỳ đòi oanh tạc miền Bắc đều gặp sự phản ứng gay gắt ngay cả trong thành phần người Sài Gòn bình thường không thiên cộng”.
“…Thật sự không bao giờ Nguyễn Cao Kỳ có cảm tình với các tướng lãnh thuộc thế hệ trước, trong đó có tướng Dương Văn Minh. Ông Kỳ kể trong hồi ký của mình rằng khi tướng Mỹ Westmoreland đến Việt Nam lần đầu năm 1965 và hỏi Kỳ có cách nào để củng cố quân đội VNCH thì Kỳ trả lời ‘Ông cần giải ngũ hoặc cho về hưu tất cả các tướng già, từng người một’. Westmoreland chẳng hỏi gì thêm ‘nhìn tôi chòng chọc như thể tôi là người mất trí’. Kỳ cho rằng các tướng già đều thuộc thời thực dân: ‘Pháp không căn cứ vào sự dũng cảm hay có sáng kiến để thăng chức họ mà chỉ dựa vào sự trung thành của những kẻ làm bù nhìn (...) Phần đông ăn diện và cư xử như sĩ quan Pháp. Khi người Pháp về nước, họ trở thành những tướng lãnh hề - cải lương: Những tay nhậu khủng khiếp, những tay nhảy đầm hào hoa phong nhã, những tay săn gái bậc thầy. Họ nói một thứ tiếng Pháp hoàn hảo, trong đó có một số nói tiếng Việt không rành, một số khác không có khái niệm thế nào là một chiến sĩ. Và họ còn là những kẻ tham nhũng. Thiệu từ trong nhóm người này mà ra và cầm đầu hàng triệu binh lính...”
“…Các ‘dân biểu gia nô’ thường nhắm mắt bỏ phiếu theo lệnh của ‘Phủ đầu rồng’ (từ được dùng để ám chỉ Phủ tổng thống do báo Tin Sáng của dân biểu Ngô Công Đức đặt ra đầu tiên). ‘Dân biểu gia nô’ gần như không bao giờ lên diễn đàn để bảo vệ lập trường của chính phủ hay đáp trả những lời chỉ trích ác liệt từ phía các dân biểu đối lập. Họ ngồi lặng im như những cái bóng và chỉ chờ đến lúc biểu quyết bỏ phiếu theo lệnh của ‘Phủ đầu rồng’ do phụ tá đặc biệt Nguyễn Cao Thăng truyền đạt. Các ‘dân biểu gia nô’ gây ra nhiều vụ ‘xì-can-đan’ làm nhục quốc hội và chế độ Sài Gòn như: lợi dụng các chuyến công tác nước ngoài, họ buôn từ vàng, đô la, ma túy, đến ‘lịch ở truồng’ (lịch Playboy), đồ lót phụ nữ v.v… Quốc hội đã phải truất quyền dân cử một dân biểu bị phát hiện cất giấu heroin trong hành lý của mình tại phi trường Tân Sơn Nhứt sau chuyến công tác nước ngoài trở về. Một phó chủ tịch Hạ nghị viện thân chính phủ bị an ninh phi trường Bangkok bắt tại trận vì giấu hàng chục ký vàng trong người trước khi lên máy bay về Sài Gòn!
Khi phụ tá Nguyễn Cao Thăng tổ chức chặt chẽ hàng ngũ ‘dân biểu gia nô’ ở Hạ nghị viện và ‘nghị gật’ ở Thượng nghị viện thì các nhóm dân biểu, nghị sĩ đối lập - thiểu số tại hai viện quốc hội - chỉ còn phát huy vai trò và ảnh hưởng của mình bằng những phát biểu gây tiếng vang trên diễn đàn Quốc hội hoặc báo chí. Còn khi bỏ phiếu, chính phủ Thiệu gần như toàn quyền lèo lái quốc hội theo ý mình.
Tuy thế, dù sao tiếng nói của dân biểu đối lập trên diễn đàn quốc hội cũng là một áp lực thường xuyên đối với chính phủ Thiệu. Những người chống chính phủ vẫn lợi dụng được diễn đàn này để tố giác tham nhũng, các vi phạm dân chủ và cả sự phản đối chiến tranh.”
“…Ông Thiệu hoàn toàn mất tinh thần khi hay tin ngày 09.08.1974 Nixon từ chức và phó tổng thống Gerald Ford thay thế. Chỗ dựa quan trọng nhất của Thiệu không còn nữa. Trước khi từ chức, Nixon đã có một quyết định cuối cùng nhằm hỗ trợ ông Thiệu bằng cách ký một dự luật viện trợ quân sự cho miền Nam tối đa là một tỷ đô la trong vòng 11 tháng tới. Nhưng chỉ ít ngày sau khi Nixon rời Nhà Trắng, Hạ viện Mỹ biểu quyết một con số thấp hơn rất nhiều: 700 triệu đô la. Tuy tổng thống Ford gửi một thư riêng cho ông Thiệu xác nhận ‘sự yểm trợ của chúng tôi sẽ thích ứng’, nhưng một bản nghiên cứu của Lầu Năm Góc sau này tiết lộ chỉ có 215 của 700 triệu đô la đến tay chính phủ Thiệu, số còn lại dưới hình thức trang bị quân sự chờ xuống tàu hoặc vì lý do nào đó chẳng bao giờ đến tay chính quyền Sài Gòn.”
“…Khi Nam Việt Nam mất Ban Mê Thuột, Thiệu cho ban hành luật tổng động viên để tăng cường tiềm lực chiến đấu của quân đội VNCH nhưng luật này đã bị toàn thể các giới và dân chúng phản đối. Đau nhất cho Thiệu là sự chống đối mạnh mẽ nhất lại đến giới công giáo cực hữu. Tại cuộc họp báo tại nhà thờ Tân Chí Linh ngày 17.03.1975, linh mục Trần Hữu Thanh, chủ tịch Phong trào nhân dân chống tham nhũng, một tổ chức của người công giáo chống Cộng, phản đối Luật tổng động viên bằng cách tố cáo rằng ‘trong số một triệu mốt binh sĩ chỉ có 700 ngàn quân, còn bao nhiêu là lính ma lính kiểng’. Linh mục Thanh nói: ‘Thực ra không cần động binh cho bằng biết sử dụng binh, không cần động viên nhân số cho bằng động viên tinh thần’. Cũng vào thời điểm này, sinh viên công giáo gồm ba đoàn thể (Phong trào thanh niên công giáo Đại học Việt Nam, Liên đoàn sinh viên công giáo Sài Gòn, Liên đoàn SV công giáo Minh Đức) kêu gọi toàn thể sinh viên học sinh, bất kể lớp tuổi, bất kể màu sắc chính trị, tôn giáo, liên kết bày tỏ thái độ tích cực, hành động cụ thể và cấp thời đối với luật tổng động viên mới đây của chính phủ VNCH. Sinh viên công giáo cho rằng ‘biện pháp đôn quân, bắt lính của chính phủ không phải là biện pháp trực tiếp và hữu hiệu để chấm dứt chiến tranh, không phải là con đường thực sự đưa đến hòa bình dân tộc trong khi miền Nam còn đầy rẫy bất công, tham nhũng... Con ông cháu cha ăn chơi phè phỡn, thi đua xuất ngoại...’”
“…Phản ứng của Washington đối với bài diễn văn chống Mỹ muộn màng của ông Thiệu ra sao? Trong quyển hồi ký Ending The Vietnam War của Henry Kissinger đã viết: ‘Thiệu có tất cả lý do để phẫn uất sự cư xử của nước Mỹ (...) Nếu tôi nghĩ rằng quốc hội sẽ cắt viện trợ, như đã xảy ra, với một đồng minh đang bị bao vây, tôi đã không gây áp lực để có hiệp định như tôi đã hành động ở những cuộc thương lượng cuối cùng năm 1972”.
---oOo---
JOHN PRADOS, Cố Vấn Nhà Trắng
Sách: The Hidden History of The Vietnam War, ISBN 1-56663-197-1
Trang 70:
“Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra về mức độ xâm nhập của Việt Cộng vào các cấu trúc Miền Nam. Các giới chức Mỹ năm 1970 cho biết vào khoảng 30.000 người. Hầu như không có một kế hoạch nào của Miền Nam tránh khỏi sự dò xét của Cộng Sản. Xâm nhập tới mức độ cao nhất vẫn chưa được biết cho đến khi Miền Nam sụp đổ. Đây là trường hợp xảy ra, ví dụ, Tướng Phan Đình Thứ, bắt đầu sự nghiệp trong quân đội Pháp năm 1948 cùng với Tướng Nguyễn Văn Vỹ, tổng tư lệnh quân đội. Trong một hành quân quan trọng thả dù cứu một tổng giám mục Bắc Việt, Thứ được làm chỉ huy Lực Lượng Đặc Biệt sau sự sụp đổ của Diệm, và sau này làm phó tư lệnh vùng trong cuộc xâm nhập Campuchia năm 1970. Khi VNCH tan rã vào năm 1975, Thứ xuất hiện trên đài phát thanh và truyền hình Sài Gòn, thông báo cho các tướng ngỡ ngàng, từng là chỉ huy của Thứ, ông là một Việt Cộng trong Ủy Ban Cách Mạng Sài Gòn”.
Trang 290:
Hiệp Định Hòa Bình Ba Lê năm 1973 gần như là một khuôn mẫu đề ra để nối tiếp cuộc chiến, mà cuộc chiến nối tiếp đó, không có sự tham dự của người Mỹ. Miền Bắc vẫn tiếp tục đeo đuổi ước mơ thống nhất đất nước của họ; Chánh Quyền Miền Nam (không phải nhân dân Miền Nam), vẫn tranh thủ để trở thành một quốc gia độc lập, và một số các giới chức Mỹ, gồm cả Tổng Thống Nixon, tiếp tục ủng hộ nguyện vọng này của họ. Hiệp Định Đình Chiến Ba Lê thật sự chỉ đã xảy ra trên giấy tờ mà thôi. 
Màn cuối của chiến tranh rất ngắn ngủi. Vì tùy thuộc vào Mỹ (và Pháp) từ khi mới sinh ra, Chính Phủ Sài Gòn gặp muôn vạn khó khăn để tự đứng vững. Hơn nữa, vì mùi hôi thối Watergate và sự hao mòn trong cuộc chiến, Nixon không thể tiếp tục sinh tồn để bảo đảm lời hứa bí mật với Nguyễn Văn Thiệu. Và cuối cùng, vào tháng Tám năm 1974, Nixon bắt buộc phải từ chức. Quốc hội Mỹ cắt giảm ngân sách viện trợ một cách trầm trọng đối với Miền Nam, để đưa Chánh Phủ Sài Gòn, đến gần hơn nữa bến bờ vực thẩm. Khi Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tập trung để mở những trận tấn công chính yếu vào mùa Xuân 1975, Miền Nam sụp đổ lẹ làng một cách khủng khiếp. Cuộc chiến ba mươi năm đã kết thúc, để lại cho nước Mỹ một hoàng hôn u tối, cuối thế kỷ thứ ba sau ngày khai sinh của nó, với sự bực tức và xốn xang.
Bộ Tham Mưu tin tưởng vào sự ngăn chận Miền Bắc làm xáo trộn cân bằng ở Miền Nam, là một phần của Hiệp Định Hòa Bình Paris. Nixon đã bí mật hứa viện trợ cho Hà Nội 3,25 tỉ Mỹ Kim về tái thiết và 1.5 tỉ Mỹ Kim về hàng hóa. Trên một vài trường hợp, mùa Xuân năm 1973, ông đã đe dọa giữ lại những khoản tiền viện trợ này, trừ khi Bắc Việt tôn trọng Hiệp Định Ba Lê 1973, và cuối cùng đã phải đình chỉ mọi viện trợ để phản đối việc xâm nhập Miền Nam, và sự tăng cường chiến tranh của Bắc Việt ở Campuchia. Tổng Thống Nixon và Kissinger cũng tìm cách tiếp tục duy trì đe dọa can thiệp quân sự trở lại của Mỹ. Kissinger nói: “Cách duy nhất là chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm soát Bắc Việt, mà không nói rằng chúng tôi sẽ ra đi vĩnh viễn. Chúng tôi không muốn làm tiêu tan sự nỗ lực của Tổng Thống Nixon đã đạt được. Người Mỹ cuối cùng đã rút khỏi Việt Nam vào cuối tháng Ba, nhưng Chính Phủ Mỹ vẫn giữ một hạm đội với sức mạnh hải quân và không quân ghê gớm ở Vịnh Bắc Việt, ở Thái Lan, và ở đảo Guam. Ném bom Campuchia được tiếp tục, một phần là để hỗ trợ cho Lon Nol chống lại Khmer đỏ, một phần là để duy trì bảo vệ nỗ lực của Nixon. Đã nhiều lần, Tổng Thống Nixon đã phải úp mở cảnh cáo ông có thể tiếp tục ném bom Bắc Việt trở lại, và trong tháng Tư, ông đã tái lập các chuyến bay trinh sát về phía bắc vĩ tuyến 17.
Các nhà lập pháp tổ chức bỏ phiếu dường như đã phản ảnh mong muốn của người dân Mỹ. Một số nhà bảo thủ ban hành một kêu gọi hấp dẫn tôn vinh các cam kết và bảo vệ tự do, và một số người Mỹ đưa ra hình ảnh của một cuộc tắm máu, là hàng trăm ngàn người Miền Nam sẽ bị giết bởi những người xâm lược Cộng Sản. Tuy nhiên, hầu hết những lời kêu gọi đó của họ, bị rơi vào những cái lổ tai điếc… Mệt mỏi với sự tham dự dường như vô tận vào Chiến Tranh Việt Nam, và cuộc suy thoái kinh tế ở quê nhà, người Mỹ đã không còn rộng rãi nữa. Họ tự hỏi tại sao phải ném đồng tiền tốt vào những kẻ xấu xa! Ném đồng tiền tại một thời điểm mà những người Mỹ đã trở thành tuyệt vọng tài chánh, họ thấy không có đủ lý do để hy sinh cho một chính phủ không những chỉ tham nhũng, mà còn lãng phí vá vô dụng. Một công dân đóng thuế đã kêu gào: “Đây là thời điểm mà người Miền Nam cần phải tự đứng vững bằng đôi chân của họ.” Một người ở Oregon đã viết: “Chúa ơi, tất cả chúng con đã quá mệt mỏi, chúng con bị bệnh gần chết về Chiến Tranh Việt Nam! 55 ngàn quân nhân chết trận là để chết cho cái gì đây? 100 tỷ đô la tiêu xài cho chiến tranh là để tiêu xài cho cái gì đây?” 
---oOo---
GEORGE HERRING, Tiến Sĩ Sử Học, chủ tịch “Society for Historians of American Foreign Relations…”
Sách: America’s Longest War, Third Edition, ISBN 0-07-028393-1.
Trang 144:
Rất nhiều người nghĩ rằng bỏ rơi đất đai và nhiều thành phố là một hành động ‘khốn nạn’ (cowardly act). Đã có hàng ngàn sĩ quan và binh sĩ ở trong quân đội Sài Gòn kêu gọi ông Thiệu từ chức vì hành động nhục nhã (humiliation) của ông Thiệu là giao vùng cao nguyên cho Cộng Sản. Hành động này cũng giống như là việc cho máy bay bắn vào tàu hải quân mà không biết ai đã ra lệnh như vậy”.
Trang 298:
“Xét về cội nguồn, vì được dựng lên bởi người Pháp, chế độ Sài Gòn không bao giờ vượt thoát được gốc rễ là một chính phủ bù nhìn. Chính trị thì đỗ vỡ, lãnh đạo thì bất lực và thiển cận, mệt mỏi và tham nhũng, không thể điều chỉnh với cuộc cách mạng quét sạch căn nhà Việt Nam sau năm 1945, có một nền tảng yếu đuối nguy hiểm cho sự hình thành một quốc gia. Với sự thật thô bỉ đó, nổ lực tạo dựng thành lũy chống Chủ Nghĩa Cộng Sản phía nam vĩ tuyến 17 của Mỹ có lẽ là một bất hạnh. Mỹ đã không thể đem lại sự thay đổi xã hội Miền Nam mà không làm nguy hại cho sự theo đuổi của mình, và vì vậy không có hy vọng thăng bằng lâu dài mà không có một cuộc cách mạng. Người Mỹ có thể cung cấp tiền bạc và vũ khí, nhưng sẽ không có thể cung cấp những chất liệu cần thiết bảo đảm vững chải chính trị và thành công quân sự. Tuyệt vọng về khả năng tự cứu lấy mình của người Miền Nam, Mỹ đã phải lảnh gánh nặng năm 1965 trong lúc đã quá mệt mỏi… Cho đến khi Mỹ chuyển qua Việt Nam Hóa… Tới thời điểm cuối cùng này mà ông Thiệu vẫn còn bám vào một cách tuyệt vọng niềm tin là Mỹ sẽ trở lại cứu nguy cho ông, thì quả thật là hết phương cứu chửa”.
Trang 304-311:
Mặc dù tổn thương không nổi bật, Chiến Tranh Việt Nam là một trong những chiến tranh gây nhiều tổn thất nhất trong lịch sử Mỹ. Mỹ phải trả một giá 167 tỉ đô la, chưa kể tới những tổn hại về kinh tế. Chiến tranh đã châm ngòi cho lạm phát làm xoái mòn thị trường kinh tế thế giới. Tổn thất về chính trị cũng rất cao. Song song với vụ Watergate, sự ngờ vực cũng gia tăng đối với chính phủ, các nhà lãnh đạo, và các cơ quan. Quân đội thì ít nhất một thời kỳ bị què quặc, mất tín nhiệm. Và có một thời nước Mỹ đã bị nhiều quốc gia trên thế giới, nhìn bằng cặp mắt ngờ vực và xa lạ.
Giống như ảnh hưởng của Thế Chiến Thứ I đối với người Âu Châu, ảnh hưởng lớn nhất của Chiến Tranh Việt Nam thuộc về lãnh vực tinh thần. Không giống như nhiều sự kiện lịch sử của một số quốc gia, Chiến Tranh Việt Nam thách thức niềm tin truyền thống người Mỹ, một sự ghi nhận, mà sự ghi nhận đó cho thấy, đối với những dân tộc khác, người Mỹ thường hành động với tình nhân ái. Hành động nhân ái là một ý tưởng lúc nào cũng ở trong tầm tay của người Mỹ. Đó cũng là một phần của một khủng hoảng to lớn bắt đầu vào thập niên 1960. Khủng hoảng to lớn đó đã gợi lên các câu hỏi về giá trị và lịch sử nước Mỹ, đã tạo ra một đoạn kết ngắn ngủn bởi những người Mỹ vô tội.
Sự sụp đổ của Chính Phủ Sài Gòn có một ảnh hưởng sâu rộng. Một số người Mỹ hy vọng cuối cùng họ sẽ có thể gác qua một bên vở bi kịch quá khứ đau thương để hướng về một tương lai bận rộn hơn. Tuy nhiên, một số người trong số những người quen đón mừng hòa bình bằng phong tục diễn hành, ngày tàn cuộc chiến đã để lại trong lòng họ một sự bực dọc, giận dữ, và đầy đổ vở. Họ đồng ý với nhau là chiến tranh đã đưa nước Mỹ vào một “thời kỳ đen tối” trong lịch sử. Một số người tự trấn an, nói rằng nước Mỹ từ buổi đầu, đã không nên tham dự vào cuộc chiến. Nhưng một số người khác, đặc biệt là những người bị mất mát vì những người thân yêu của họ đã hy sinh, thì tự tìm cách trấn an, mặc dù họ không sao trấn an được. Một người cha có con bị giết trong Chiến Tranh Việt Nam, hỏi: “Giờ đây thì những người thân thương đã trở thành những người của quá khứ, để lại cho họ những niềm đau xót, những người đã thuộc về quá khứ này đã chết cho cái gì đây?” Một số người khác vẫn còn căm giận vì nhân dân Mỹ đã không để cho những người lính Mỹ thắng trận. Một số người khác nữa lại cho rằng sự bại trận của họ là do sự phản bội lại lý tưởng của người Mỹ, là một dấu hiệu yếu đuối của một quốc gia, báo trước quốc gia đó là một quốc gia tồi tệ trong tương lai. Một người ở Virginia đã than: “Đây là những ngày buồn thảm nhất của đời tôi khi tôi chỉ là một người bại trận”. Sự bại trận của Mỹ tại Miền Nam Việt Nam diễn ra vào lúc nước Mỹ chuẩn bị đón tiếp ngày kỷ niệm 200 năm tuyên ngôn độc lập, và dĩ nhiên cũng là ngày mà trái tim họ đau nhói. Tuần báo Newsweek viết: “Niềm hy vọng và lý tưởng cao sâu của người Mỹ sẽ không bị tàn hoại, nhưng nó sẽ được gọt giũa bởi sự thất bại tại Đông Dương, để càng lúc họ càng trở nên thành công ở ngày mai…”
Gần 3 triệu thanh niên thiếu nữ theo tiếng gọi non sông sang phục vụ cho quân đội Mỹ tại Việt Nam là những người bị đất nước họ ruồng bỏ. Những người này nhiều người chỉ mới có 17 tuổi. Nhiều thanh niên thiếu nữ 17 tuổi sang Việt Nam, nhiều hơn là thanh niên thiếu nữ 17 tuổi tham gia Thế Chiến II. Họ đã chịu đựng một cuộc chiến mà phức tạp và nhầm lẫn quá lớn lao đối với họ… Một số những người trẻ này được gieo vào đầu những mặc cảm tội lỗi; những người khác, được gieo vào đầu những trách nhiệm thất bại chua cay. Hầu hết họ giữ yên lặng. Họ bị áp lực để sống với nội tâm nhiều hơn, nhiều cựu chiến binh lớn lên trở thành những người bất tín nhiệm đối với quốc gia của họ một cách sâu rộng, một quốc gia, mà quốc gia đó đã gởi họ đi vào cuộc chiến, một cuộc chiến làm họ phẩn uất vì đất nước họ đã từ chối vinh danh về sự hy sinh của họ. Một số đông đã có thể điều chỉnh với hoàn cảnh mới, nhưng phải là rất khó khăn và nhiều thử thách. Nhiều cựu chiến binh khác có vấn đề với cần sa ma túy, rượu, thất nghiệp, và không nhà cửa. Nhiều người bị thần kinh căng thẳng, một số từ ngữ mà gần đây thường được gọi là “shell shock” (tự giật mình) hoặc “battle fatigue” (cơn mệt lã), những hình ảnh thông thường của người cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, trực tiếp sau những năm chiến tranh, là “drug-crazed” (điên cần sa), “gun-toting” (điên bắn súng), “violence-prone” (điên bạo động). Những người nầy trở thành những người không thể hội nhập vào xã hội văn minh. Năm 1981, khi nước Mỹ tiếp đón một toán con tin sau một thời gian lâu dài bị chính quyền Iran bắt giữ. Nhìn hình ảnh những người chiến binh tại Iran được tiếp đón nhiệt liệt, những người cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam bị uất nghẹn tràn đầy cổ họng, họ đã tự họp lại, quyên góp, tự xây một bức tường kỷ niệm cho hơn 58 ngàn đồng đội của họ không bao giờ trở lại Mỹ… Năm 1991, trong một cuộc chiến với Iraq, Tổng Thống George Bush cũng đã cầu nguyện:
“LẠY CHÚA! CHÚNG CON ĐÃ MẮC PHẢI TRIỆU CHỨNG VIỆT NAM MỘT LẦN, VÀ XIN CHỈ MỘT LẦN THÔI! (By God, we’ve kicked the Vietnam syndrome once and for all!)”

Không có nhận xét nào: