Khi ở độ tuổi cao niên, hầu hết mọi người già đều khó tính hơn nhiều so với hồi trung niên hoặc còn trẻ. Đôi khi điều đó thực sự khiến các thế hệ lớp sau trong gia đình phải ý tứ từng lời ăn tiếng nói và ai cũng thắc mắc sao ông, bà, cha, mẹ mình ngày càng trái tính.
>!--m-->
Một số người cho rằng chuyện về hưu là nguyên nhân chính của việc người già thay đổi tâm tính đột ngột. Tuy nhiên một nghiên cứu được thực hiện ở Đức đã cho thấy, các cụ đổi tính không liên quan gì đến chế độ hưu trí hay việc họ lên chức ông, bà.
Trong gia đình, nhiều khi mặc cho con cái đã góp ý rất nhiều lần nhưng người già vẫn luôn làm mọi thứ theo thói quen bao lâu nay của họ. Điều đó cũng không có gì là khó hiểu, vốn dĩ “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”.
Một nhà tâm lý học thuộc trường đại học Tự Do Berlin, nước Đức, đã cùng các đồng nghiệp của mình nghiên cứu về sự thay đổi tính cách của con người theo từng độ tuổi trong suốt 4 năm. Kết quả cho thấy, ở tuổi trung niên con người ít đổi tính, nhưng từ 70 tuổi trở lên tính cách đa số thay đổi, thậm chí thay đổi hoàn toàn. Đặc trưng tính các ở độ tuổi này khá phức tạp. Một số ổn đinh, một số rất dễ xúc động và một số thì thường xuyên rơi vào trạng thái mất kiểm soát. Có lẽ chính bởi vậy nên mới có câu “càng già càng khó tính”. Đến chính các nhà nghiên cứu tâm lý cũng phải ngạc nhiên về sự thay đổi trong tính cách của con người khi già đi và vẫn “bó tay” trước nguyên nhân của nó.
Những nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, người già không thay đổi vì họ phải nghỉ hưu, lên chức ông bà, vì người bạn đời của họ đã mất hay vì lí do sức khoẻ. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tính nết ở người già, các nhà nghiên cứu đặt ra giả thuyết: người già thay đổi tính cách là do họ cảm nhận rõ cái chết đang đến gần. Khi đã đứng ở giữa sườn dốc bên kia của cuộc đời, cảm nhận rõ ràng về cái chết, con người mới hiểu được những giá trị quan trọng nhất cuộc đời mình. Bởi vậy họ muốn thay đổi, nhưng khi có tuổi người ta thường muốn tự thay đổi bản thân mình hơn là thay đổi những người khác.
Nhưng cũng có rất nhiều vấn đề được đặt ra trong trường hợp này: Liệu những thay đổi có phù hợp với tuổi già không? Hàng ngày không còn phải làm việc liệu có phải là mong muốn của họ? Hay liệu người già khó ổn định tâm tính vì sức khoẻ không cho phép? Chúng ta vẫn đang phải chờ câu trả lời chính thức từ các nhà tâm lý học để giải thích cho việc các bậc phụ huynh và ông bà cứ khó tính thêm mỗi ngày. Nhưng có một điều mà không cần chờ câu trả lời chính thức chúng ta vẫn biết, đó là bản thân thế hệ sau phải học cách để thích nghi với sự trái tính đó chứ không thể thuyết phục những người già trong gia đình thay đổi quan điểm và cách sống của họ.
Đó có thể là đặc quyền của các đấng sinh thành, và… là tương lai của mỗi chúng ta.
Phạm Trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét