Nhà thờ mang phong cách đặc trưng của kiến trúc Roman với các chi tiết như tháp chuông cao, mái nhọn, khung cửa hình vòm, cột đá to tròn…. Đi kèm các họa tiết, nghệ thuật điêu khắc đậm nét dân tộc Bana, giúp công trình nền nã và địa phương hơn. Ảnh: Phuocluonghuu.
Nhà thờ chính tòa Đà Lạt, tên dân dã là nhà thờ con Gà được xây dựng từ năm 1930-1943 tại Đà Lạt theo phong cách châu Âu thế kỷ 17. Công trình là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc dân gian của dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Ảnh: Salam.
Đây là một trong những điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến thành phố hoa. Ảnh: Lamdong.gov.
Ngoài tên gọi chính thức là nhà thờ chánh toà Kitô Vua, nhà thờ này còn có một số tên gọi khác như nhà thờ Nha Trang, nhà thờ Đá, nhà thờ Ngã Sáu, nhà thờ Núi... Công trình có bố cục chắc khỏe với những khối đá lập thể nhỏ vươn dần từ thấp lên trời xanh. Ðiểm cao nhất nhà thờ cao 38m tính từ mặt đường. Ảnh: Giaoxunhatrang.
Đã gần 70 năm, trải qua bao mưa nắng nhưng với lối cấu trúc độc đáo, nhà thờ Núi vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị kiến trúc từ xa xưa. Hiện nay nhà thờ được đưa vào danh sách di tích và thắng cảnh của tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Giaoxunhatrang.
Nhà thờ lớn Hà Nội được xây dựng theo kiến trúc Gothic. Ảnh: Thanglonghanoi.
Đây là một trong những nhà thờ lớn nhất và lâu đời nhất Hà Nội và là điểm tham quan của rất nhiều du khách trong nước và quốc tế khi đến thủ đô. Ảnh: Thanhtien.
Nhà thờ chính tòa Phát Diệm thường gọi nhà thờ đá Phát Diệm là một quần thể nhà thờ rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nhà thờ được xây dựng bằng đá trong thời gian khá dài (từ năm 1875-1899). Đây là công trình kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật châu Âu và Đông Á. Ảnh: Wikimedia.
Quần thể này có 11 công trình và điểm nhấn là nhà thờ Trái tim Đức Mẹ được xây dựng hoàn toàn bằng đá… Ảnh: Wikimedia.
Nhà thờ Bảo Lộc, nằm trên quốc lộ 20, thuộc phường Blao, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và được xây dựng từ năm 1994-1999. Kiến trúc nhà thờ là sự phối hợp giữa khối mỹ thuật vuông (bánh chưng) và tròn (bánh giày), tượng trưng "trời tròn đất vuông". Ảnh: Baoloc.net.
Phần trần nhà thờ là một mái vòm đường kính 36 m và được chia thành 12 cánh ôm lấy vòng trung tâm (đường kính 6 m). Trong nhà thờ có bộ tranh kính màu có diện tích 66 m2. Đây cũng là bộ tranh kính màu lớn nhất trong các nhà thờ của Việt Nam.. Ảnh: Baoloc.net.
Nhà thờ đức Bà ở TP HCM do người Pháp xây từ năm 1877. Trong lúc xây, tất cả gạch đá đều được chở từ Pháp sang.
Ngoài là một trong những nhà thờ lớn, lâu đời của Sài Gòn, nhà thờ Đức Bà còn được biết là nơi có bộ chuông lớn nhất, nặng nhất Việt Nam, cũng là nơi sở hữu chiếc đồng hồ xưa nhất (120 năm tuổi). Hiện, nhà thờ là điểm tham quan không thể thiếu của Sài Gòn và là nơi hẹn hò yêu thích của giới trẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét