Mới đây, cuộc gặp giữa ông Trần Cát Ninh – Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiêm Bí thư Thành ủy Thượng Hải, và cựu Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore đã được truyền thông Singapore đưa tin rầm rộ, gây xôn xao dư luận. Một số nhà phân tích chỉ ra rằng ông Lý Hiển Long rõ ràng đã tiết lộ bí mật rằng ông Trần Cát Ninh sẽ kế nhiệm ông Tập Cận Bình và trở thành nhà lãnh đạo tương lai của ĐCSTQ.
<!>
Hình ảnh ông Lý Hiển Long và ông Trần Cát Ninh được làm nổi bật
Ngày 26/11, Cố vấn Nhà nước Singapore Lý Hiển Long, người vừa thôi giữ chức Thủ tướng, đã đến thăm Trung Quốc và gặp lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình. Vào ngày 28/11, ông cũng đã gặp ông Trần Cát Ninh (Chen Jining) Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ kiêm Bí thư Thành ủy Thượng Hải.
Tờ “Liên Hợp Tảo Báo” của Singapore đã biên tập một đoạn video dài 8 phút về chuyến thăm Trung Quốc của ông Lý Hiển Long. Ở phút thứ 3:32, ông Lý Hiển Long cho biết: “Trung Quốc là một quốc gia rất rộng lớn và phức tạp, rất khó để khái quát hóa một cách chung chung. Đến thăm theo cách này, tôi có thể cảm nhận được tình hình thực tế và kết nối lại với những người mà tôi đã biết trước đây. Tôi cũng hy vọng có thể thiết lập những mối liên hệ mới với thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc”. Lúc này, video có chèn cảnh của ông Lý Hiển Long bắt tay với ông Trần Cát Ninh, điều này đã tạo nên những cuộc thảo luận sôi nổi ở hải ngoại.
Đây là động thái của riêng bản thân tờ báo này của Singapore, hay đây là ông Lý Hiển Long có điều ám chỉ? Phải chăng ông ấy đã biết trước tin tức về kế hoạch kế vị của ĐCSTQ? Một số người suy đoán rằng ông Trần Cát Ninh có thể kế nhiệm ông Tập Cận Bình và trở thành lãnh đạo thế hệ tiếp theo của ĐCSTQ.
Vì tính nhạy cảm của vấn đề, nên nó chưa được thảo luận trên nhiều các nền tảng khác nhau ở Trung Quốc Đại Lục.
Cách diễn đạt của ông Lý Hiển Long là bất thường
Ông Trần Phá Không, một nhà bình luận chính trị người Hoa sống tại Mỹ, cho biết trong một chương trình tự truyền thông rằng cách diễn đạt của Cố vấn Nhà nước Singapore Lý Hiển Long là bất thường, và có thể nói là “một hòn đá làm dậy lên ngàn lớp sóng”. Ông Lý Hiển Long nói 2 câu mấu chốt, ông nói rằng chuyến thăm Trung Quốc này hy vọng gặp lại một số người bạn cũ và cũng hy vọng gặp được thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc.
“Từ ‘hy vọng’ là một câu cửa miệng của Trung Quốc. Thực tế, ông ấy đã gặp được những người bạn cũ và cũng gặp được thế hệ lãnh đạo tiếp theo. Nếu bỏ từ ‘hy vọng’, thì chính là đã gặp được thế hệ lãnh đạo tiếp theo. Khi video được phát sóng, có đoạn ghi lại cảnh ông ấy gặp Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Cát Ninh, cho nên đã khơi dậy nhiều liên tưởng”.
Ông Trần Phá Không chỉ ra rằng có một tin đồn đã lan truyền cách đây một thời gian, đó là Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ vào tháng 7, ông Tập Cận Bình bị đột quỵ, nội bộ phiên họp này đã xảy ra sự thay đổi về cục diện chính trị, ở bên ngoài Trung Quốc có rất nhiều tin đồn, “Một trong số đó là đã hình thành dàn lãnh đạo mới, tổng bí thư chính là ông Trần Cát Ninh. Lúc đó tôi đã nói có thể phe phái nào đó cố tình tung tin, nhưng hiện giờ nghĩ lại, phiên bản tin đồn đó rất đáng được chú ý.”
Liệu ông Trần Cát Ninh có trở thành Tổng Bí thư ĐCSTQ?
Ông Trần Phá Không nói rằng ông Trần Cát Ninh được ông Trần Hy giới thiệu cho ông Tập Cận Bình. Sau khi ông Trần Cát Ninh tốt nghiệp ở Anh, ông trở về Trung Quốc và giảng dạy tại Đại học Thanh Hoa, sau đó trở thành hiệu trưởng của trường. Ông Trần Hy từng là Bí thư Đảng ủy Đại học Thanh Hoa và hai người có quan hệ cấp trên cấp dưới. Khi ông Trần Hy vào chính quyền trung ương và trở thành cánh tay phải của ông Tập Cận Bình, đã tiến cử ông Trần Cát Ninh vào tầng lãnh đạo cấp cao.
“Sau khi ông Trần Cát Ninh rời Đại học Thanh Hoa, bước đầu tiên của ông ấy là đến Bắc Kinh, sau đó trở thành Thị trưởng Bắc Kinh. Rõ ràng là ông Tập Cận Bình đã có ý bồi dưỡng ông ấy.”
Sau Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, phe của ông Tập Cận Bình ở trị trí thống trị. Ông Trần Cát Ninh được cử đến Thượng Hải với tư cách là nhân vật của phe Tập và trở thành Bí thư Thành ủy Thượng Hải, Ủy viên Bộ Chính. “Bởi vì với tư cách là Bí thư thành phố Thượng Hải, mọi người đều có thể vào Ban Chấp hành Trung ương, không chỉ Bộ Chính trị, mà còn cả Thường vụ Bộ Chính trị, thậm chí được tham gia trình tự kế nhiệm.” Trong quá khứ, điều này cũng đã từng xảy ra, kể cả chính ông Tập Cận Bình, người cũng đã được “tráng men” ở Thượng Hải trong một thời gian ngắn, từ Phúc Kiến, Chiết Giang, sau đó đến Thượng Hải thay thế ông Trần Lương Vũ, và về sau trở thành người kế nhiệm.
Vì vậy, ông Trần Phá Không cho rằng “Việc bổ nhiệm ông Trần Cát Ninh làm Bí thư Thành ủy Thượng Hải là một dấu hiệu cho thấy sự thăng tiến hơn nữa theo truyền thống của ĐCSTQ trong những thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, lý lịch và kinh nghiệm của ông ấy chưa nhiều và không được thế giới bên ngoài biết đến.” Nhưng khi ông Lý Hiển Long nói ra điều này, thì cảnh ông ấy bắt tay và nói chuyện với ông Trần Cát Ninh xuất hiện, hơn nữa ông Lý Hiển Long lại không gặp thêm nhiều người khác nữa.
Ông Lý Cường, Hồ Xuân Hoa, Đinh Tiết Tường và Trần Cát Ninh là một nhóm những nhân vật nổi bật. “Lần này ông Lý Hiển Long dường như đã làm rõ chức danh này, trái ngược với những tin đồn sau Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ. Cách nói của ông Lý Hiển Long thực chất bằng như một sự rò rỉ.” Bắt đầu từ ông Đặng Tiểu Bình, các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đã có thói quen lợi dụng các nhà lãnh đạo Singapore để tung tin cho tầng lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ.
3 thông tin được đưa ra thông qua việc làm nổi bật ông Trần Cát Ninh
Ông Trần Phá Không cho rằng việc ông Trần Cát Ninh được làm nổi bật có mang theo 3 thông tin:
Thứ nhất, ông Tập Cận Bình có thể giải nhiệm, thoái vị. “Đây là thông điệp mà ông Lý Hiển Long đưa ra sau khi ông được ĐCSTQ tiết lộ và trở về nước.”
Thứ hai, ông Trần Cát Ninh quả nhiên là nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo của ĐCSTQ, hoặc một trong những đối thủ cạnh tranh có lợi, hoặc là đối tượng của sự bố trí, ít nhất là đối tượng bồi dưỡng trọng điểm. Dù không thể nói 100% chính là ông Trần Cát Ninh, nhưng ông ấy đã được làm nổi bật.
Thứ ba, những gì ông Lý Hiển Long nói cũng có thể mang hàm ý của ĐCSTQ. “Vì đã bảo ông ấy tung tin, thì cũng hy vọng rằng ông ấy tung tin ra quốc tế, sau đó tin tức lan truyền trong nước (Trung Quốc), dần dần hình thành bầu không khí chính trị nào đó”. Vì vậy, có một số mục đích, dù cho đó chỉ là hành vi của riêng bản thân ông Lý Hiển Long, hay được các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ ủy thác, thì hiệu quả này đều đã đạt được.
Ông Trần Phá Không cho rằng ông Tập Cận Bình đã mất quyền lực trong đảng, không chỉ mất quyền lực quân sự mà quyền lực đảng và chính phủ đều có khả năng giao lại, nhanh thì đến Phiên họp toàn thể lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, còn nếu đi chậm là tại Đại hội toàn quốc lần thứ 21 ĐCSTQ. “Ông Tập Cận Bình chắc chắn sẽ không sẵn sàng trao lại quyền lực. Ông ấy sẽ chống cự và chiến đấu đến cùng. Chuyện gì cũng có thể xảy ra.”
Tập Cận Bình mở đường cho tương lai của Trần Cát Ninh
Ông Liêu Minh Huy, trợ lý nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung Hoa Đài Loan, viết trên tờ Liberty Times rằng theo quy ước, giữ chức Bí thư Thành ủy Thượng Hải có khả năng được thăng chức vào Ban Thường vụ Trung ương. Ông Trần Cát Ninh được thăng chức trực tiếp từ Thị trưởng Bắc Kinh lên Bí thư Thành ủy Thượng Hải, mặc dù không phù hợp với logic truyền thống, nhưng “sự sắp xếp này phản ánh rõ ràng ý chí mạnh mẽ của ông Tập Cận Bình, mở đường cho sự phát triển trong tương lai của ông Trần Cát Ninh, người cũng thuộc hệ thống Đại học Thanh Hoa.”
Ông cho rằng liệu ông Trần Cát Ninh có thể trở thành nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo của Trung Quốc trong tương lai hay không “phụ thuộc vào việc liệu ông ấy có thể thể hiện được thành quả quản trị tốt hơn ở vị trí chủ chốt của Thượng Hải, và cả việc đối phó với những thách thức chính trị tiềm ẩn hay không.”
Ông Liêu Minh Huy cho rằng các hoạt động chống tham nhũng và thanh trừng chính trị trong những năm gần đây đã chứng minh đầy đủ rằng ngay cả người kế nhiệm vị trí lãnh đạo cao nhất cũng có thể gặp phải những biến đổi bất cứ lúc nào. Với việc ông Tập Cận Bình tái định nghĩa cơ cấu quyền lực của ĐCSTQ, nhiều khả năng ông sẽ lựa chọn người kế nhiệm một cách linh hoạt hơn là theo các trình tự đã được thiết lập. “Cho dù kết quả thế nào, ông Trần Cát Ninh sẽ trở thành cửa sổ để quan sát cách ĐCSTQ bố trí người kế nhiệm, đồng thời cung cấp manh mối để nghiên cứu đường hướng chính trị trong tương lai của Trung Quốc.”
Thể chế không đổi thì ai nắm quyền cũng như nhau
Sau Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, có tin đồn rằng ông Tập Cận Bình đã mất quyền lực. Cuộc chiến người kế nhiệm ông cũng nổ ra. Những ứng cử viên có tham vọng tranh giành “ngai vàng” bao gồm Lý Cường, Đinh Tiết Tường, Hồ Xuân Hoa, Trần Hy, Triệu Lạc Tế, Vương Hỗ Ninh và Trần Cát Ninh.
Thông tin công khai cho thấy ông Trần Cát Ninh sinh năm 1964. Ông có bằng tiến sĩ về phân tích hệ thống môi trường tại Khoa Kỹ thuật Xây dựng tại Đại học Hoàng gia London. Ông từng là hiệu trưởng của Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường, Thị trưởng Bắc Kinh. Hiện ông giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ và Bí thư Thành ủy Thượng Hải. Ông Trần Cát Ninh được nhiều người coi là thành phần thuộc phe của ông Tập Cận Bình ở Đại học Thanh Hoa.
Nhà bình luận thời sự Chung Nguyên từng nói rằng Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Doãng Lực và Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Cát Ninh cũng có thể có một số ý định riêng và muốn cạnh tranh với tư cách người kế nhiệm. “Các nhà lãnh đạo hàng đầu ở Bắc Kinh và Thượng Hải luôn là ứng cử viên cho vị trí lãnh đạo của ĐCSTQ.”
Ông Ngô Văn Hân, một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, từng nói với Vision Times rằng mặc dù ông Tập Cận Bình đã thất thế, nhưng chỉ cần thể chế vẫn không thay đổi thì ai nắm quyền cũng sẽ như nhau, bởi vì bản chất của ĐCSTQ chưa bao giờ thay đổi, và họ vẫn muốn làm bá chủ thế giới.
“Nếu ông Tập Cận Bình bị buộc phải từ chức, những người ép ông ấy chắc chắn không phải là người chống cộng. Họ đều là những kẻ thủ đoạn nham hiểm, Mao Trạch Đông đã giết 60 triệu người; Đặng Tiểu Bình ra lệnh tàn sát các cuộc biểu tình của sinh viên ngày 4/6/1989 và giết chết 10.000 người; Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp toàn diện Pháp Luân Công, giết hại vô số người tập Pháp Luân Công và thu hoạch nội tạng của họ; Hồ Cẩm Đào cũng đã giết hại vô số người dân ở Tây Tạng; Tập Cận Bình ra lệnh chỉnh đốn làm suy yếu chính Hồng Kông”.
Lý Tịnh Dao, Vision Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét