Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2024

TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU - Nguyễn Đạt Thịnh


Lịch sử sau này sẽ phán xét công và tội của ông Thiệu nhưng rõ ràng là ông vẫn có trách nhiệm rất lớn trong sự sụp đổ của chế độ VNCH mà không ai có thể phủ nhận được. Sau 33 năm, nhiều người Việt Nam vẫn nhớ đến thành quả đáng chú ý của nền đệ nhị cộng hòa, những cố gắng của Nguyễn Văn Thiệu cùng một lúc vừa chống Cộng, vừa bình định Miền Nam Việt Nam để so sánh với những sai lầm, thất bại, hèn hạ của lãnh đạo CSVN; nhất là khi chế độ cộng sản Việt Nam tỏ ra khiếp nhược, run sợ và lụy thuộc CSTQ và tư bản phương Tây sau nhiều năm lên án “ông Diệm & ông Thiệu đã được người Mỹ đưa lên cầm quyền, làm tay sai cho đế quốc Mỹ”. 
<!>
Những gì ông Thiệu làm được, chúng ta thực sự biết ơn và trân trọng song chúng ta cũng cần phải thấy là những sai lầm của ông Thiệu rõ ràng đã gây ra những hậu quả tai hại cho hàng chục triệu người Việt Nam sau khi CSVN chiếm được cả nước. Điều mà nhiều người muốn nghe một lời giải thích từ ông Thiệu là:
– Vì sao ông quyết định rút quân ở vùng 1 & 2 trong những tháng đầu năm 1975 đưa đến ngày 30-4-1975?
– Vì sao ông (và những người từng lãnh đạo nền đệ nhị cộng hòa) không hề có một hành động, cử chỉ hay lời nói nào để bày tỏ “thiện chí” với những quân-cán-chính đã ở lại trong nước & bị tù “cải tạo”, những đồng bào vượt biên ở các trại tị nạn hay vừa mới định cư ở xứ người trong suốt 20 năm (1975-1995)?

Tiểu sử: Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 5 tháng 4 năm 1923, tại làng Tri Thủy, xã Tân Hải, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Sau khi tốt nghiệp lớp 9, ông lên Sài Gòn để học nghề. Tuy nhiên, không lâu sau, ông đăng ký vào khóa đầu trường Sỹ quan quân đội Việt Nam, sau trở thành trường Võ bị Đà Lạt. Năm 1949, ông tốt nghiệp với quân hàm Thiếu úy, tham gia binh nghiệp trong lực lượng người Việt trong quân đội Liên hiệp Pháp.

Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, năm 1955 ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, với quân hàm Trung tá, giữ chức Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Đà Lạt. Đến năm 1962, ông giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh, hàm Đại tá.

Năm 1963, ông tham gia lực lượng đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau đảo chính, ông được phong hàm Thiếu tướng.

Khi tướng Nguyễn Khánh thực hiện “chỉnh lý”, nắm quyền lãnh đạo chính quyền, ông được cử giữ chức Tham mưu trưởng sau đó được cử giữ chức Tổng trưởng Quốc phòng. Năm 1965, ông được thăng Trung tướng. Cũng năm này, chính phủ của Thủ tướng Phan Huy Quát đã giải tán và trao quyền lãnh đạo quốc gia lại cho Hội đồng tướng lĩnh. Hội đồng tướng lĩnh đã bầu ông giữ chức Chủ tịch “Hội đồng lãnh đạo Quốc gia” và tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch “Ủy ban Hành pháp Trung ương”. Ông trở thành Quốc trưởng và tướng Kỳ trở thành Thủ tướng của chính phủ mới.

Năm 1967, Nguyễn Văn Thiệu được bầu làm tổng thống, với 38% số phiếu. Ông giữ chức này cho đến khi chính quyền Sài Gòn sắp sụp đổ vào đầu năm 1975 (Xem Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975). Thời kỳ này chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cần sự giúp đỡ của Hoa Kỳ nhiều hơn chính phủ của Ngô Đình Diệm. Ông Thiệu là người sáng lập đảng Dân chủ (Việt Nam). Ông đã tập trung quyền lực vào ngành hành pháp, làm suy yếu quyền của ngành lập pháp (quốc hội).van-thieu

Năm 1969, Tổng thống Thiệu kêu gọi hòa bình bằng cách đề nghị bầu cử bao gồm cả lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhưng phó Tổng thống Kỳ đã cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào để Liên minh với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đều rất nguy hiểm. Cũng trong năm này, Nguyễn Văn Thiệu đã vượt quyền hiến pháp, cụ thể là điều luật quy định sự bất khả xâm phạm của dân biểu, để bắt giữ và mở tòa án quân sự kết án dân biểu Trần Ngọc Châu 10 năm khổ sai, sau khi vị dân biểu này đề nghị lập một đoàn gồm các nhà lập pháp Việt Nam Cộng hòa ra Bắc để đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.APW2001093013384

Năm 1971, Việt Nam Cộng hòa tổ chức bầu cử tổng thống. Sau cố gắng không thành công của Nguyễn Văn Thiệu nhằm gạt Nguyễn Cao Kỳ ra khỏi cuộc đua, Dương Văn Minh rút lui không tiếp tục tham gia tranh cử, Nguyễn Cao Kỳ từ chối thế chỗ ông. Cuối cùng, cuộc bầu cử trở thành một cuộc trưng cầu dân ý mà Nguyễn Văn Thiệu đạt được 94% số phiếu.

Năm 1973, sau khi ký kết Hiệp định Paris, Mỹ triệt thoái hoàn toàn quân đội ra khỏi miền Nam. Một thời gian ngắn sau đó Hoa Kỳ cũng cắt giảm hầu hết các kinh phí viện trợ cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khiến khả năng quân sự của chính quyền bị suy giảm nặng. Tháng 3 năm 1975, sau khi Ban Mê Thuột (nay gọi là Buôn Ma Thuột) bị quân đội chính qui miền bắc đánh chiếm, quân đội miền nam phản kích thất bại, Nguyễn Văn Thiệu tỏ ra lúng túng và quyết định rút bỏ cao nguyên. Sai lầm chiến lược đó đã đưa đến những cuộc tháo chạy hỗn loạn khỏi các tỉnh Tây Nguyên và bị Quân giải phóng miền Nam tấn công gây thiệt hại nặng. Sau đó các tỉnh miền Trung cũng thất thủ.

Khi Quân giải phóng miền Nam sắp giành được chiến thắng, ông từ chức vào ngày 21 tháng 4 năm 1975, 9 ngày trước khi Việt Nam Cộng hòa đầu hàng vô điều kiện. Phó tổng thống Trần Văn Hương thay làm tổng thống.tuchuc

Đêm 25 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam với tư cách là đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch. Sau đó, ông đến Anh định cư. Ông sống một cuộc sống thầm lặng trong quãng đời còn lại và qua đời vào ngày 29 tháng 9 năm 2001 tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ.

Nguyễn Văn Thiệu và Hiệp định Paris:

Ông chính là người phản đối quyết liệt nhất việc ký kết Hiệp định Paris vào lúc đó, vì theo ông việc đó sẽ làm cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có được lợi thế đáng kể so với Việt Nam Cộng hòa. Cụ thể là người Mỹ sẽ chấm dứt những cam kết và ủng hộ của mình đối với Việt Nam Cộng hòa, đồng nghĩa với việc viện trợ cho chính phủ của ông bị cắt giảm và ưu thế quân sự sẽ nghiêng về phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nguyễn Văn Thiệu đã cố tình trì hoãn việc đồng ý ký kết hiệp định, nhưng phía Mỹ đã có quyết định dứt khoát về việc này và gây áp lực cho chính phủ của ông, trong thư của Tổng thống Nixon gửi ông vào ngày 16 tháng 1 có đoạn: “Tôi đã quyết định dứt khoát sẽ ký tắt hiệp định vào ngày 23 tháng 1 năm 1973 tại Paris. Nếu cần tôi sẽ làm đúng như nói trên một mình. Trong trường hợp đó tôi phải giải thích công khai rằng chính phủ của ông cản trở hòa bình. Kết quả sẽ là sự chấm dứt không tránh khỏi và lập tức viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ – và một sự thay đổi nhân sự trong chính phủ của ông khó mà nói trước”. Kết quả là Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận ký kết hiệp định một cách miễn cưỡng, mặc dù đã được phía Mỹ cam kết sẽ đảm bảo sự tồn tại của Việt Nam Cộng hòa.

Nhận xét

Nguyễn Văn Thiệu đã bị phê phán về sự liêm khiết trong khi tại chức tổng thống, cũng như về khả năng lãnh đạo quân sự. Mặt khác, ông cũng đã có ý kiến chống đối với chính phủ Mỹ về văn bản chính thức của Hiệp định Paris, thực tế sau này cho thấy nhận thức của ông về sự thất bại có thể xảy ra cho miền Nam nếu chấp nhận văn bản đó là đúng đắn. (Cuối cùng, dưới áp lực của Mỹ, chính phủ của Việt Nam Cộng hòa đã bị buộc kí vào hiệp định Paris).

Vào năm 1992, ông đã lên tiếng tố cáo sự xích lại gần nhau giữa chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng ít lâu sau ông lại có ý muốn tham gia vào các cuộc thảo luận hòa giải dân tộc, điều này đã làm một số người cực đoan tức giận, còn tướng Trần Văn Đôn nhận xét qua hồi ký của mình(xuất bản năm 1997) thì ông Thiệu là người thức thời với chủ trương đối thoại với người trong nước.

Đánh giá của người trong cuộc

Tướng Cao Văn Viên, trong một cuộc phỏng vấn lúc cuối đời, đã có một số nhận xét về Nguyễn Văn Thiệu cũng như so sánh giữa Nguyễn Văn Thiệu và Ngô Đình Diệm:”Mỗi người độc tài theo cách riêng. TT Diệm cai trị nước như một quan lại của thời quân chủ, ông bẩm sinh chống cộng, tự ban cho mình “thiên mạng” cứu nước. …TT Diệm tự hào về dân tộc, tự đại về gia đình, thích độc thoại, không chấp nhận dễ dàng sự chỉ trích. Ông chủ trương “tiết trực tâm hư ” nhưng bị ảnh hưởng nặng của gia đình. Còn ông Thiệu thì theo đường lối “độc tài trong dân chủ”, vỏ ngoài dân chủ nhưng bên trong chi phối cả hai ngành lập pháp và tư pháp. Bàn tay sắt trong đôi găng nhung. Vì không vững kiến thức như ông Diệm, ông Thiệu chịu khó thăm dò ý kiến của các chuyên viên, lắng nghe, đúc kết lại để quyết định một mình. TT Diệm dễ tin người xu nịnh nên dễ bị phản trắc. Ông Thiệu đa nghi Tào Tháo và không e ngại ban phát ân huệ để tạo phe cánh và chia rẽ đối phương như ông đã làm tại Quốc hội. Ông chủ trương “làm chính trị phải lì”. Bởi thế TT Thiệu “lật” ông Kỳ không khó và tồn tại lâu hơn TT Diệm nhưng ông không khí khái bằng ông Diệm. Ông Thiệu mưu sĩ, ông Diệm đạo đức. Những năm tại chức, Ông Thiêu bị ám ảnh bởi cái chết của TT Diệm. Đảng Cần Lao – dựa vào thuyết Cần Lao Nhân Vị – tổ chức quy củ hơn, với sự chỉ huy trực tiếp của hai ông Nhu và Cẩn, đi sâu vào Quân Đội với các quân ủy, như CS. Đảng Dân chủ yếu hơn, không dựa vào cương lĩnh vững chắc nào, chỉ có hình thức, được ông Thiệu thành lập để củng cố địa vị, không có ảnh hưởng trong Quân đội và quần chúng.”

Câu nói nổi tiếng:

. Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm!

Ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản (Biếm chỉ Cộng sản nằm vùng khủng bố miền Nam Việt Nam trước năm 1975)

Công đức ngàn đời con tố mẹ, tình nghĩa trăm năm vợ tố chồng (Biếm chỉ chính sách đấu tố của Cộng sản)

Đất nước còn, còn tất cả; cộng sản thắng, mất tất cả.

Tôi mà tham nhũng thì cái chính phủ này sẽ sụp đổ chỉ trong 3 ngày!

Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!

Làm kẻ thù của Mỹ thì dễ, làm bạn với Mỹ thì rất khó.

Sống không có tự do là đã chết.

Mỹ còn viện trợ, thì chúng ta còn chống cộng.(Theo vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Văn_Thiệu)

thieuvnleaff

Ngày Quân Lực 19-6-2005,Nhớ lại Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu,và cuộc chiến chống Cọng Sản Bắc Việt xâm lăng VNCH

Kính nhớ tất cả Anh Hùng Liệt Nữ VN, đã vị quốc vong thân.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã vĩnh viễn ra đi nhưng ý chí chống cộng quyết liệt của Ông, đã nổi bật trong những năm đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Quốc Gia (6/1965 -4/1975) và đã chứng minh qua câu nói hùng hồn, bất hủ “Đừng nghe những gì cọng sản nói, hãy nhìn những gì cọng sản làm”.

Tổng thống Ngô Đình Diệm có công giữ vững VNCH trong chín năm và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, là người đã tiếp tục lèo lái con thuyền Quốc-Gia, chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn, dầu sôi lửa bỏng trước áp lực bành trướng của cọng sản quốc tế, trong lúc đồng minh Hoa Kỳ lúc đó, không bao giờ có thực tâm yểm trợ hữu hiệu cho QLVNCH. Nhưng với quyết tâm của TT.Thiệu, chính phủ và toàn dân, cũng như sức chiến đấu anh dũng của quân đội Miền Nam. Nhờ vậy VNCH mới tồn tại được cho tới ngày 30-4-1975.Và bây giờ dù ai có thương ghét, hoan hô hay đả đảo, thì cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, cũng đã trở thành người thiên cổ vào ngày 29-9-2001, tại Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ, hưởng thọ 78 tuổi. Ông mất để tự mình chấm dứt những oan khiên, lụy phiền chồng chất. Tất cả đều là hậu quả tất yếu của mười năm làm người lãnh đạo VNCH, chống lại cuộc xâm lăng của cọng sản Bắc Viê.t. Đây là một cuộc chiến bi thảm nhất của dân tộc VN, vì phải đương đầu với toàn khối cọng sản quốc tế, được tiếp tay công khai, bởi một số ít người,luôn được ưu tiên trong xã hội miền Nam lúc đó, suốt cuộc chiến. Đây là thành phần ngụy hòa của VNCH, gồm đám quan quyền đa số xuất thân từ lính Tây, bị thất sũng, hay vẫn đang tại chức nhưng bất mãn vì túi tham chưa đầy. Bên cạnh đó là một bọn người vong ơn bạc nghĩa,tất cả mang mặt nạ trí thức khoa bảng nhưng trái tim và cõi hồn thì bần tiện ích kỷ, trước những người lính trận, đã hết lòng liều chết, để bảo vệ mạng sống cho họ. Nhưng trên hết vẫn là nỗi buồn nhược tiểu VN, trước thái độ và hành động kiêu căng của đồng minh Hoa Kỳ, luôn ỷ vào đồng đô la viện trợ, bắt buộc VNCH phải phục tùng, rồi cuối cùng vì quyền lợi riêng tư, mà trơ trẽn bán đứng bạn bè cho cọng sản Bắc Việt vào ngày 30-4-1975.

Công hay tội của những người có liên hệ tới vận mệnh Quốc Gia Dân Tộc, dĩ nhiên ai cũng có quyền phê phán, khen chê theo ý kiến của mình, nhất là hiện nay, tất cả uẩn khúc của lịch sử gần như được phơi bầy ra ánh sáng và ai cũng được đọc, biết hay nghe người khác kể. Cho nên tất cả phải dành cho lịch sử quyết đi.nh. Ngoài ra còn có cả bia đá và bia miệng, cũng là một phần của lịch sử, xưa nay không hề biết thiên vị ai, dù đó là vua chúa hay kẻ hèn nghèo trong xã hội.

Vì lịch sử không bao giờ tự bẻ cong ngòi bút và chạy theo đuôi phường mạnh, để phê phán hàm hồ. Bởi vậy mới có những câu chuyện sử về Hồ Quý Ly, Mạc Đăng Dung, Quang Trung và cả Hồ Chí Minh, Dương Văn Minh.

Bỗng dưng cảm thấy nghẹn ngào, khi nghĩ tới số phận hẳm hiu của những vị lãnh đạo quốc gia cận đại, từ Cựu Hoàng Bảo Đại, cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, Trần văn Hương.. nay tới phiên cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tất cả gần như không được ngủ yên nơi chín suối, chẳng những của bộ máy tuyên truyền cọng sản, mà tàn nhẫn hơn là do chính miệng của những người thường mệnh danh là sử gia, thật sư chỉ là những thợ viết không tim óc, thường mượn sự tự do quá trớn, để trả thù đời, sau khi đất nước trải qua một cuộc bể dâu tận tuyệt, ông xuống hàng chó và sâu bọ thành người.

Ba mươi năm Việt Nam sống ngoi ngóp trong thiên đàng xã nghĩa, mới thật thấm thía và ý nghĩa biết bao về câu nói của người xưa, nay vẫn còn văng vẳng bên tai, hiển hiện trong mắt :” Đất nước còn thì còn tất cả – Đừng nghe những gì cọng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cọng sản làm “.vnscp02b

Tóm lại điều quan trọng của chúng ta hôm nay, nhất là những sử gia hiện đại, có dám bắt chước Tư Mã Thiên hay ít nhất như Phạm Văn Sơn, Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Đức Phương, Phạm Phong Dinh.. dám đối diện với sự thật, để nói lên những điều tai nghe mắt thấy , qua sự hiểu biết của mình, bằng lương tri và trái tim nhân bản VN. Những tên ngụy văn, ngụy sử, nguỵ quân tử của một thời hỗn mang điên loạn , giờ đã không còn thời cơ lên chức trời, để lấy giấy gói lửa hay dùng tay che mặt trời. Bởi vì hiện nay, gần như tất cả các văn khố trên thế giới, kể cả Nga Sô-Trung Cộng..cũng đang lần hồi bạch hóa nhiều tài liệu lịch sử, có liên quan tới chiến cuộc Đông Đương, Đảng và các nhân vật cọng sản quốc tế VN liên hệ, trong đó có chân tướng Hồ Chí Minh.

Đất nước hiện nay đang ngả nghiêng trong bảo tố vì sự xâm lăng không tiếng súng của kẻ thù truyền kiếp Trung Cô.ng. Đảng và các chóp bu cọng sản VN đang theo gót đàn anh thuở trước, trong chính sách đu giây giữa hai kẻ thù Tàu-Mỹ, hầu tìm một chỗ dựa để kéo dài quyền lực, được xây dựng trên máu xương sông máu VN, suốt bảy mươi lăm năm qua. Nhưng thời cơ đã thay đổi rồi, vận mệnh của đất nước, sớm muộn gì cũng do toàn dân định đoạt, chứ không phải do VC, Tàu, Nga hay Mỹ dù VC đang nắm quyền cả nước. Họ mới chính là những nhân chứng lương tâm cuối cùng của thời đại, để trả lời, minh oan và đòi lại công lý danh dự, cho những người Việt Quốc Gia và người Lính VNCH, qua bao thế hệ, đã hiến thân cho đại nghĩa dân tộc.

1-THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CHÍNH TRỊ CỦA CỐ TT.THIỆU

Như hầu hết vua chua từ cổ tới kim, thường vẽ chân cho rắn để tạo uy vũ cho người lãnh đa.o. Thân thế của vị tổng thống đệ nhị cọng hòa miền Nam VN, cũng bị sự huyễn hoặc và bói toán che phủ, làm cho ta không biết đâu là hư thực.

Theo các tài liệu hiện hành, TT Thiệu sinh ngày 5-4-1923 tại Ninh Chữ, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận (Trung phần). Nhưng cũng có nguồn tin, đa số phát xuất từ những người chống đối, cho rằng Ông Thiệu vì tin vào các quân sư bói toán thân cận, nên đã đổi lại ngày sinh là 25-12-1924 dương lịch, nhằm ngày 18-11 năm Giáp Tý. Thật ra trong thời kỳ nhiễu nhương tại VN, việc khai trồi sụt tuổi so với năm sinh, là một việc quá đỗi bình thường. Song le, đối với những vị lãnh đạo của đất nước, trực tiếp cầm đầu cuộc chiến đấu chống xâm lăng cọng sản Bắc Việt như cố Quốc trưởng Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, TT. Trần văn Hương và Nguyễn Văn Thiệu..thì sẽ trở thành đề tài lớn để kẻ thù, những kẻ đố kỵ,ganh ghét, vin vào đó, để mỉa mai xuyên ta.c. Nhưng chuyện này chỉ có thể xảy ra ở Miền Nam trước năm 1975, chứ tuyệt đối, vĩnh viễn và sẽ chẳng bao giờ có thể xảy ra tại Miền Bắc trước tháng 4-1975 và cả nước từ đó tới nay. Nhiều danh từ và các câu chuyện trào phúng, hạ bạc như ‘ Năm Chuột, Tám Thẹo, Năm Lỳ..’, quá ư là tàn nhẫn, xuất hiện trên báo chí, sách vở và ngay cả những cái được gọi là sử liệu.

Nhưng đó cũng chỉ là một thiểu số với ác ý có mục tiêu. Riêng trong tâm tư của hầu hết quần chúng thầm lặng, thì sự thay đổi trên nếu có, cũng chẳng qua là một thái độ hợp thời, một hành động tâm lý, nhằm gây ấn tượng và tình cảm tốt đẹp đối với mọi người, khi vị nguyên thủ quốc gia, có chân mạng đế vương, xứng đáng nhận lãnh trọng trách lãnh đạo đất nước.

Về thân thế của TT Thiệu, hiện cũng có nhiều tài liệu đề cập tới nhưng tựu trung đều viết, Ông xuất thân từ một gia đình nghèo nhưng cũng đã theo học hết các bậc tiểu và trung học tại Thị Xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuâ.n. Sau đó vào Sài Gòn, học Trường Kỹ Thuật Đổ Hữu Vị (sau đổi là trường Cao Thắng) và cuối cùng là Trường Hàng Hải Dân Sự.

Theo Nguyễn Khắc Ngữ, trong tác phẩm ” Những ngày cuối cùng của VNCH “, xuất bản sau năm 1975 tại Canada, thì ông Thiệu :

– 1948, theo học khóa sĩ quan trung đội trưởng tại Trường Sĩ Quan Đập Đá ( Huế). Căn cứ vào kỷ yếu của Trường Vỏ Bị Quốc Gia Đà Lạt, thì khóa này chính là Khóa 1 Phan Bội Châu của trường. Năm đó khóa này có 63 SVSQ theo học và thủ khoa là tướng Nguyễn Hữu Có, người mà mới đây, được VC cho lên đài truyền hình phỏng vấn, cùng với Nguyễn Hữu Hạnh..trong dịp kỷ niệm 30 năm, mừng VN được sống trong thiên đàng xã nghĩa, sau khi đất nước đã chấm dứt chiến tranh.

– 1949 mãn khóa, Ông Thiệu về phục vụ tại Miền Tây Nam Phần, rồi được sang tu nghiệp quân sự tại Coequidan. Ông cũng đã phục vụ trong các đơn vị tác chiến, của Quân Đội Quốc Gia tân lập, tại Hưng Yên (Bắc Phần), do Trung Tá Dương Quý Phàn chỉ huy. Lúc đó, cùng chung đơn vị có Cao Văn Viên, cả hai mang cấp bậc Trung Úy.

– 1955 là Tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh tại Huế.

– 1958 thăng cấp Trung Tá, là Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.

– Được theo tu nghiệp các khóa quân sự cao cấp về tham mưu, chính trị tại các quân trường của Hoa Kỳ như Port Leavenwort, Fort Blifs cũng như Okinawa (Nhật).-1959 tới 1963 : Tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, đồn trú tại Biên Hòa.

-1/11/1963 tham dự cuộc binh biến và được thăng Thiếu Tứớng, làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV.

– Ngày 18/1/1965 thăng Trung Tướng, là Đệ Nhị Phó Thủ Tướng trong Nội Các Trần Văn Hương.

– Ngày 19-6-1965, quân đội VNCH chánh thức đổi thành Quân Lực VNCH và ngày đó đã trở thành NGÀY QUÂN LỰC hằng năm cho tới nay, dù Miền Nam đã bi cọng sản Bắc Việt xâm lăng cưỡng chiếm tháng 5-1975. Ngày này, Trung Tướng Thiệu, được Hội Đồng Quân Lực, cử làm Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia (Quốc Trưởng).

-Ngày 4/9/1967 đắc cử Tổng Thống Đệ Nhị Cộng Hòa Miền Nam. Thiếu tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ là Phó Tổng Thống. Trong nhiệm kỳ này, chính phủ VNCH đã thực thi được nhiều cải cách quan trọng về giáo dục, nông nghiệp.nguyenvantheiu-troops

– Tháng 4/1972 tái đắc cử Tổng Thống lần thứ hai, cụ Trần Văn Hương là Phó Tổng Thống.

– Từ đầu năm 1973, qua áp lực cúp viện trợ đồng thời với những bức thơ của Tổng Thống Mỹ là Nixon, hứa hẹn sẽ yểm trợ và can thiệp khi VC xâm lăng Miền Nam, nên TT Thiệu đã bắt buộc, ký vào Bản Hiệp Ước Ngưng Bắn tháng 2-1973, dù đã biết rõ ràng đây là văn tự mà người Mỹ ký bán VNCH cho khối cọng sản quốc tế, để đánh đổi quyền lợi của nước mình.

-Ngày 26/3/1973 TT. Thiệu ban hành Luật Người Cầy Có Ruộng. Cũng từ đó cho tới lúc tàn cuộc chiến, người Mỹ đã gần như chính thức bỏ rơi miền Nam. TT Thiệu trước cảnh thù trong giặc ngoài, thêm CIA và điệp viên cọng sản nằm vùng ngay trong Dinh Độc Lập phá hoại, nên đã phải từ chức vào lúc 19 giờ 30 đêm 21-4-1975. Phó TT Trần Văn Hương lên thay thế nhưng cũng chỉ được vài ngày, rồi giao việc nước lại cho Đại Tướng Dương Văn Minh, để ông đầu hàng cọng sản vào trưa ngày 30-4-1975.

Đêm 26-4-1975, TT Thiệu cùng Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, được Hoa Kỳ giúp đỡ phương tiện, di tản tới Đài Loan. Sau đó Ông tới định cư ở Anh Quốc và cuối cùng cư ngụ tại Boston-Hoa Kỳ.vanthieu

-Ngày 29/9/2001 Ông ngã bệnh và qua đời, hưởng thọ 78 tuổi.Theo báo chí loan tải cũng như video ghi lại, thì đám táng của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, có rất nhiều người tham dự, với đủ mọi thành phần . Nhiều người đã đến tận Âu-Úc, Canada và các tiểu bang xa xôi, thuộc các đảng phái chính trị, chính quyền, các quân binh chủng VNCH. Hiện diện trong suốt thời gian tang chế, có 10 cựu tướng lãnh QLVNCH như Ngô Quang Trưởng, Phạm Quốc Thuần, Lê Minh Đảo, Đào Duy Ân (KQ), Phan Hòa Hiệp, Lâm Ngươn Tánh (HQ), Trần Bá Di, Văn Thành Cao và Mạch Văn Trường. Ngoài ra Ông còn được vinh hạnh, khi được đồng đội, đồng bào phủ lá quốc kỳ cờ vàng ba sọc đỏ, của Quốc Dân VN trên quan tài, cũng như đã được Đức Hồng Y, Tổng Giáo Phận Boston, đến thăm viếng và ban phép lành, trước khi xác thân được hỏa táng.thieu21

Qua lời kể của Băng Đình, cựu trưởng phái đoàn báo chí Phủ Tổng Thống, trên tạp chí Thế Giới Ngày Nay số 168 và Thiếu Tá Châu Bích, từng phục vụ nhiều năm tại Dinh Độc Lập, hiện sống tại Hạ Uy Di. Cả hai đều có nhiều cơ hội gần gũi với vị nguyên thủ quốc gia, khi công tác, thì TT Thiệu là người có tính tình rất bình dân mộc mạc, ăn nói huỵch toẹt theo nếp sống của người miền biển PhanRang-Phan Thiết, không cần màu mè, mà chỉ muốn nói sao cho mọi người mọi giới, thông cảm là đủ rồi. Nhưng ngược lại khi muốn phổ biến văn bản tới quốc dân, cũng như người ngoại quốc , ông lại tỉ mỉ cẩn thận từ nội dung tới hình thức. Ông rất coi trọng thể diện quốc gia và cá nhân, nhất là không bao giờ sử dụng ngoại ngữ dù ông rất giỏi, chứ không phải như những tin đồn ác ý, nói vì sợ ám sát nên ông rất sợ và lệ thuộc người Mỹ trong mọi phương diện.

Thật sự hoàn toàn trái ngược, căn cứ theo những nguồn tư liệu ghi lại, thái độ của TT Thiệu đối với TT Nixon, trong các cuộc Họp Thượng Đỉnh tại Honolulu và Midway..Nhưng quyết liệt nhất là đối với Kissinger tại Dinh Độc Lập, khi đương sự tới Sài Gòn vào những ngày cuối năm 1972, để bắt buộc VNCH ký vào bản hiệp ước ngưng bắn.

Tóm lại, TT Thiệu là một trong những nhà lãnh đạo VNCH, có lập trường kiên quyết chống cọng sảnxăm lăng miền Bắc. Hành động này chẳng những được thể hiện từ lúc còn có thực quyền, mà vẫn tiếp tục trong bước đường lưu vong khắp nẻo đường viễn xứ.

Từ sau khi LX và khối cọng sản quốc tế tan rã gần hết, khiến cho tình hình thế giới rối loạn khắp nơi. Khác với quan niệm xưa trong giới truyền thông tây phương và VNCH, chỉ cần ngồi một chỗ, hay tới các thư viện ngoại quốc, đọc sử liệu, rồi từ đó mao tôn cương ngòi bút, theo sự thương ghét mà khen chê trên báo-sách. Ngày nay những người làm truyền thông phương tây, không cần là nam giới mà ngay cả những nữ phóng viên chiến trường, cũng đã từng trải qua những giây phút hiểm nguy nồi đầu súng, chẳng khác gì người lính trận tại các điểm nóng Kosovo, Grozny, Islamabad, Peshawar, Kabul, Kunduz, Iraq..Nhửng nữ phóng viên chến trường Christiane Amanpour (CNN), Jacky Rowland (BBC), Maggie O’Kane (Ireland), Marie Colvin (Hoa Kỳ)..đã trở thành thần tượng của các nhà báo, vì phong cách nói thật, khác hẳn với những đồng nghiệp thuở trước.

Như các phóng viên chiến trường ngày nay, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu ngày xưa, luôn chứng tỏ là một tướng lãnh gan lỳ , biết chia xẻ với đồng đội nhũng hiểm nguy nơi chiến trường. Bởi vậy ông luôn có mặt ngay trong những miền lửa khói, đẫm máu và tàn bạo nhất trong quân sử VN và thế giới, giữa lúc vừa tạm ngưng tiếng súng , bom đạn, pháo kích như hồi Tết Mậu Thân (1968), Mùa hè đỏ lửa 1972 tại Tri.-Thiên, Bình Định, Kon Tum, An Lộc..và nhiều địa danh hiểm ác nhất, khắp bốn vùng chiến thuật, tại miền nam VN, trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ 2 (1955-1975). Cảm động nhất đối với tâm tư của những người lính trận, trẻ tuổi xa nhà, là gần như tất cả các dịp xuân về, ông đều tới các tiền đồn nguy hiểm, xa xôi hẻo lánh hay các đơn vị nghĩa quân, để cùng ăn tết với họ, giữa bom đạn thay tiếng pháo mừng xuân. Thử đếm trên đầu ngón tay, suốt cuộc chiến, đã có bao nhiêu vị tướng lãnh miền nam,, dám đem cái sinh mạng kim cương vàng ròng, để giỡn mặt với tử thần như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ?

Đặc biệt, trong cuốn video ghi lại cuộc họp mặt của tổng thống Thiệu và đồng hương người Việt tị nạn tại Colorado năm 1993, vào dịp ra mắt ” Ủy Ban hậu tái thiết cho một VN dân chủ “. Trong dịp này, cựu TT Thiệu đã tuyên bố trước cử tọa, là mình đã không còn xứng đáng để tiếp tục giữ bất cứ một chức vụ lãnh đạo nào, nếu có trong tương lai. Hơn nửa trong cộng đồng Tị Nạn VN hải ngoại, hiện có rất nhiều người tài đức và xứng đáng hơn ông nhiều,đã và đang dấn thân lèo lái con thuyền quốc gia, trong dòng sông lịch sử. Cuối cùng, ông thành thật gửi lời tạ tội và xin lỗi quốc dân, vì đã thất hứa bỏ nước ra đi trước ngày 30-4-1975, cũng như vì hoàn cảnh bắt buộc, đã phải cắn răng ban hành những mệnh lệnh quái ác trong năm 1975, làm cho hằng triệu đồng bào và đồng đội phải chết thảm thiết, oan khiên, đưa đất nước sớm lọt vào vòng nô lệ của đệ tam quốc tế.

Chính những điều kể trên, khiến cho những người lính già VNCH, từng chiến đấu ngoài mặt trận lúc đó, nay may mắn được sống sót, sau khi đã nếm đủ đắng cay nhục hận, nơi mười hai tầng địa ngục trong cõi thiên đàng xã nghĩa VN..càng thấy gần gũi hơn với vị lãnh đạo của mình, ít ra trong việc ông đã cùng đồng chung chịu khổ với người lính trận tại chốn sa trường. Ngày nay qua núi sử liệu mọi phía được công khai mở rộng và quan trong nhất là mới đây, những nhân vật từng có liên hệ tới cuộc chiến VN, trong cũng như ngoài nước, bạn hay thù, như TT Nixon, ngoại trưởng Kissinger, Hoàng Đức Nhã, Nguyễn Tiến Hưng, Nguyễn Phú Đức, Lâm Lễ Trinh, Bùi Tín, Võ văn Kiệt, Lý Quý Chung..giúp ta thẩm định lại, một cách công bằng và can đảm, khi xuống bút ghi lại những lầm lỗi to lớn của ông, vào những giờ phút nguy ngập của đất nước, như bất nhất ra lệnh bỏ cao nguyên, HuếĐDà Nẳng, triệt thoái QDI-II..làm tan vỡ nửa lực lượng quân đội và mất vào tay giặc hơn 3/4 lãnh thổ. Tệ nhất là ông cũng giống như Đại tướng Dương Văn Minh, không dám ở lại cùng lính và dân, khi ‘ thành mất thì chủ tướng phải chết theo thành’, để muôn đời sống trong thanh sử như các vi nam nữ anh hùng dân tộc Trần Bình Trọng, Nguyễn Biểu, Lê Lai, Võ Tánh, Ngô Tùng Chu, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Khoa Nam, Phạm văn Phú, Lê văn Hưng, Trần văn Hai, Lê Nguyên Vỷ, Hồ Ngọc Cẩn..như lời hứa hẹn trong buổi lễ bàn giao chức vụ Tổng Thống VNCH cho Phó TT. Trần văn Hương. Nhưng dù tài liệu có hé mở cách nào chăng nửa, việc bắt từ chức và bỏ nước ra đi của TT Thiệu, cho tới nay còn khuya các sử gia biết hết sự thật, ngoại trừ các chóp bu Mỹ trong Tòa Bạch Ốc, ông Thiệu, Cụ Hương, ông Dương văn Minh, mới có đủ tư cách và thẩm quyền trả lời. Tiếc thay người Mỹ có bao giờ thành thật để ai tin ?còn tất cả các vị trên nay đã trở thành người thiên cổ, không nói được và cũng không lưu lại cho hậu thế một lời nào. Riêng Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, thì vẫn như thuở nào, im lặng mặc cho miệng đời dị nghị. Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên có nói và viết nhiều, nhưng cũng chỉ là cái tôi muôn đời nay ai cũng biết. Tóm lại theo Nguyễn Văn Ngân, nguyên phụ tá chính trị lâu năm tại Phủ Tổng Thống, một cộng sự thân tín, đã bị chính ông Thiệu bắt giam, vì nghi kỵ phản bội, đả phát biểu rằng ‘ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong mười năm tại Dinh Độc Lập, đâu có khác gì ngồi trên bàn chông núi đao, vì luôn luôn phải đối phó với thù trong giặc ngoài và chính cả những người thân tín quanh mình, mà một số không ít, nếu chẳng là điệp viên của đệ tam cọng sản Hà Nội nằm vùng, thì cũng làm việc cho CIA Mỹ hay bọn gian thương bất lương Ba Tàu Chợ Lón. Tất cả đã cùng hiệp đảng với đồng đô la viện trợ, góp phần lớn làm sụp đổ VNCH ‘. Về trách nhiệm đối với cuộc binh biến ngày 1-11-1963, cũng theo các nguồn sử liệu hiện có, thì lúc đó ông Thiệu, tuy là đại tá tư lệnh SD5BB nhưng đối với hàng tướng lãnh quyền cao chức lớn, tại Bộ TTM cũng như Bộ TL/QD3, thì ông cũng chỉ là một thuộc cấp phải thi hành lệnh theo trên, đúng kỷ luật quân đội. Hơn nửa, ông chỉ ra lệnh tấn công Dinh Gia Long, khi biết chắc TT Diệm không còn trong phủ tổng thống. Bởi vậy sau này, ông thường tỏ thái độ ân hận, vì mình có quân trong tay nhưng lại bất lực không cứu nổi tổng thống trong lúc nguy khốn. Cuối cùng người đã phải chết thảm trong lòng chiếc thiết vận xa M113 mang số 80989, bởi sát thủ của Dương văn Minh là Nguyễn văn Nhung. Do lòng kính trọng trên, nên suốt thời gian làm tổng thống VNCH, ông Thiệu và gia đình luôn luôn tham dự các thánh lễ tưởng niệm cố tổng thống Ngô Đình Diệm.

Nguyễn Đạt Thịnh

Xem đầy đủ:

Không có nhận xét nào: