Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2024

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :08/03/2024 - Mỹ Loan


Thụy Điển chính thức là thành viên thứ 32 của NATO Ngày 07/03/2024, thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson đã đến Washington để nộp tài liệu chính thức gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO. Washington chính là nơi hiệp ước thành lập khối NATO được ký kết. Với thủ tục này, kể từ giờ Thụy Điển chính thức là thành viên thứ 32 của khối.Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nhận tài liệu phê chuẩn của NATO từ thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson trong một buổi lễ tại Bộ Ngoại Giao ngày 07/03/2024, Washington, Hoa Kỳ. AFP - ANDREW CABALLERO-REYNOLDS - Minh Anh
<!>
Theo truyền thống, một buổi lễ thượng cờ sẽ diễn ra vào thứ Hai, 11/3, tại Bruxelles, nơi đặt trụ sở của NATO. Thông tín viên Pierre Benazet từ thủ đô Bỉ tường thuật :

« Kể từ giờ Thụy Điển là thành viên thứ 32 của NATO và đây là sự thay đổi quan trọng cho một vương quốc đã giữ được thế trung lập suốt từ năm 1814. Thụy Điển đã cố gắng tránh xa nhiều cơn chấn động lớn của thế kỷ XX, nhưng cuộc xâm lược Ukraina đã buộc quốc gia Bắc Âu phải ngả về phía Liên minh Bắc Đại Tây Dương.

Tuy không có đường biên giới trên bộ với Nga, nhưng kể từ nay Thụy Điển là một phần trong chiến lược sườn phía đông của Liên minh đối diện với Kaliningrad/Konigsberg, lãnh thổ của Nga.

Tư cách thành viên NATO của Thụy Điển đã bị trì hoãn trong một thời gian dài kể từ khi đơn xin gia nhập được nộp vào tháng 5/2022, chưa đầy ba tháng sau khi Ukraina bị Nga xâm lược. Đầu tiên cần phải vượt qua những cuộc mặc cả do Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra, tiếp đến là những khất lần của Hungary.

Trong thực tế, Thụy Điển phần lớn đã được hội nhập NATO. Các binh sĩ của nước này đã tham gia nhiều chiến dịch của đồng minh như tại Afghanistan. Từ hai năm qua, đại sứ Thụy Điển đã được mời tham dự Hội Đồng Bắc Đại Tây Dương, định chế cao nhất của đồng minh. Kể từ giờ Thụy Điển sẽ có thêm quyền biểu quyết.

Đối với tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, Thụy Điển nay "được bảo vệ tốt hơn để chống lại kẻ xấu Nga" ».

Lần đầu tiên Nhật Bản và Hàn Quốc thao dượt cùng Lực lượng Vũ trụ Pháp

Lần đầu tiên Nhật Bản và Hàn Quốc cử lực lượng tham dự cuộc thao dượt quân sự không gian AsterX 2024, do Pháp tổ chức từ ngày 04/03/2024 và kéo dài hai tuần, tại căn cứ không gian ở Toulouse. Trả lời trong cuộc họp báo ngày 07/03, tướng Philippe Adam, tư lệnh Lực lượng Không gian - Vũ trụ Pháp (COMESPACE) nhấn mạnh cần có những cuộc tập huấn như vậy để « phòng khi chúng ta bị kéo vào một cuộc chiến thực sự ».


Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng chủ tịch Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Không gian Jean-Yves Le Gall xem xét một cỗ máy thám hiểm không gian, tại Toulouse, miền nam nước Pháp, ngày 12/03/2021. AFP - STEPHANE MAHE
Thu Hằng
Năm 2023, Nhật Bản đã tham gia cuộc thao dượt quân sự không gian của Pháp nhưng với tư cách quan sát viên. AsterX 2024 có khoảng 140 người tham gia, trong đó 27 người thuộc quân đội của nhiều nước NATO, ngoài ra còn có Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Hàn Quốc và Nhật Bản. Một sĩ quan tình báo Hàn Quốc cho Nikkei Asia biết « hiếm khi được huấn luyện với nhiều nước đến như vậy » vì Hàn Quốc thường chủ yếu tập huấn với Mỹ.

AsterX 2024 mô phỏng 23 kịch bản, trong đó có các cuộc tấn công vệ tinh quân sự, nhằm huấn luyện khả năng phối hợp hành động của các bên tham gia trong khuôn khổ bộ tư lệnh không gian chung. Đại tá Pháp Mathieu Bernabé cho biết mục tiêu của khóa huấn luyện là trắc nghiệm phản ứng của các nước có liên quan, « tăng tốc phát triển kỹ năng » trong chiến tranh không gian, nghiên cứu hợp tác và « hình thành một văn hóa chung trong các hoạt động không gian ».

Trả lời báo giới, tướng Philippe Adam nhấn mạnh trong bối cảnh « không gian ngày càng trở nên nguy hiểm, dày đặc », các vệ tinh « ngày càng hiệu quả và dễ điều khiển hơn », « cần phải chuẩn bị cho những sự cố có thể xảy ra trong tương lai, dù là do vô tình hay do gây hấn ».

Paris không muốn bị tụt hậu về khả năng bảo vệ không gian trong bối cảnh căng thẳng tại châu Âu. Pháp hiện trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc và các chiến dịch thao túng thông tin, được cho là do Nga « giật dây ». Không gian cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của Paris nhằm tăng cường phòng thủ châu Âu.

Nga lên án Pháp « can thiệp sâu hơn » vào xung đột Ukraina

Tại Paris hôm qua 07/03/2024, tổng thống Pháp Emmanuel Macron triệu tập lãnh đạo các chính đảng để khẳng định « không có giới hạn », « không có lằn ranh đỏ » trong việc hỗ trợ Ukraina. Tại Matxcơva, phó chủ tịch Hội Đồng An Ninh Nga, Dmitri Medvedev, đáp trả trên mạng xã hội X : Đã thế thì « Nga cũng không có giới hạn đối với Pháp ».


Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo sau cuộc họp với tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 07/02/2022, tại Matxcơva, Nga. © AP/Thibault Camus
Thanh Hà
Cùng ngày, một nhà báo Nga phát trên mạng Telegram một đoạn video với tuyên bố của phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov đánh giá : Tổng thống Macron tin vào khả năng Nga sẽ « thất bại về mặt chiến lược » và « tiếp tục nâng cao mức độ can thiệp của Pháp » vào cuộc chiến tại Ukraina. Phát ngôn viên của tổng thống Putin đồng thời nhấn mạnh đến « mâu thuẫn » trong quan điểm của Pháp với các đồng minh trong liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO về khả năng đưa quân sang Ukraina, bởi đề xuất này đã bị nhiều nước trong Liên Âu, đứng đầu là Đức, Tây Ban Nha, bác bỏ.

Để nhắc lại quan điểm đã đưa ra hôm 26/02/2024 nhân hội nghị quốc tế tại Paris về yểm trợ cho Ukraina, tổng thống Macron triệu tập lãnh đạo các chính đảng của Pháp tại điện Elysée. Trong cuộc gặp này, ông Macron tái khẳng định « không có giới hạn » và « không có lằn ranh đỏ » trong chính sách yểm trợ Ukraina.

Sau cuộc họp kín kéo dài 2 giờ 30 phút tại phủ tổng thống, lãnh đạo các đảng đối lập đã đồng loạt chỉ trích quan điểm « vô trách nhiệm » của chủ nhân điện Elysée về hồ sơ Ukraina. Đại diện của đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất LFI đả kích lập trường « yểm trợ Ukraina bằng mọi giá » của ông Macron. Lãnh đạo đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc RN cũng chỉ trích lập trường của tổng thống Pháp. Đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa LR thì cho rằng quan điểm của Pháp « không thích hợp, thậm chí là vô trách nhiệm ».

Một cố vấn của tổng thống Macron được hãng tin Pháp AFP trích dẫn nhấn mạnh Paris không muốn đổ thêm dầu vào lửa trên hồ sơ Ukraina như đánh giá của các phe đối lập. Chính lập trường của các đảng đối lập mới là khó hiểu và đầy « mâu thuẫn ». Khi tất cả đều khẳng định « ủng hộ mạnh mẽ Ukraina » thì điều đó có nghĩa là các bên đồng ý Pháp phải luôn sát cánh với Ukraina và « làm tất cả để Nga không giành được chiến thắng, tức là không thể gạt qua một bên » bất kỳ một giải pháp nào.

Cuộc họp với lãnh đạo các chính đảng tại phủ tổng thống hôm qua là nhằm chuẩn bị cho một cuộc tranh luận tại Quốc Hội trong hai ngày 12 và 13/03/2024 về chiến tranh Ukraina.

Vụ MH370 : Mười năm bí ẩn, nhiều tranh cãi và hy vọng tan vỡ

Hôm nay, 08/03/2024, là đúng 10 năm ngày chuyến bay MH370 của hãng Malaysia Airlines mất tích một cách bí ẩn. Chiếc Boeing 777 xuất phát từ Kuala Lumpur để bay đến Bắc Kinh chở theo 239 hành khách đã biến khỏi màn hình radar sau 40 phút cất cánh.


Những người thân của các nạn nhân của chuyến bay MH370 trong một buổi lễ tưởng niệm tại Subang Jaya, Malaysia, ngày 03/03/2024. REUTERS - Hasnoor Hussain
Minh Anh
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cách nay vài hôm có nói đến khả năng mở lại cuộc tìm kiếm « trong trường hợp có những bằng chứng thuyết phục ».

Từ Hồng Kông, thông tín viên đài RFI, Frlorence de Changy, tác giả tập sách điều tra về sự kiện này, « La Disparition – Sự biến mất », điểm lại tiến triển của vụ việc sau 10 năm hy vọng bị tan vỡ đối với gia đình các nạn nhân:

« Vào tháng 3/2014, Anwar Ibrahim, hiện là thủ tướng Malaysia, lúc ấy chuẩn bị trở lại tù vì một cáo buộc chính trị khác. Trả lời phỏng vấn tại trụ sở của đảng ông, vài ngày sau khi chiếc máy bay biến mất, ông cảm thấy bị xúc phạm về việc nước ông tuyên bố không biết chuyện gì đã xảy ra với chuyến bay MH370, nhất là khi nhắc đến các radar Thales mà chính ông đã ký hợp đồng đặt hàng.

Nhưng kể từ năm 2014, vai đã đổi ngôi. Anwar Ibrahim giờ là thủ tướng và đến lượt cựu thủ tướng Najib Razak vào tù, bị truy tố vì hàng chục cáo buộc tham nhũng lớn. Ông Najib Razak khi ấy từng là người mạnh mẽ bảo vệ cho giải thích chính thức rằng chiếc máy bay đã quay đầu để rồi cuối cùng bị rơi xuống Ấn Độ Dương, dựa trên cơ sở dữ liệu duy nhất do công ty truyền thông vệ tinh Inmarsat cung cấp.

Nhưng không một nước nào trên thế giới có thể cung cấp bất kỳ hình ảnh radar hay vệ tinh trùng khớp với kịch bản này. Và người ta cũng chẳng tìm được một mảnh vỡ cả trên mặt nước biển, lẫn sâu dưới đáy biển vào thời điểm xảy ra tai nạn.

Ba chiến dịch tìm kiếm liên tiếp bằng tầu ngầm cũng chẳng phát hiện được gì ở đáy biển. Không có một lý do nào để nghĩ rằng một chiến dịch tìm kiếm thứ tư sẽ giúp xác định vị trí các mảnh vỡ của chiếc máy bay số hiệu MH370 cùng với 239 hành khách. »

Trung Quốc thắt chặt các luật về an ninh để « bảo vệ chủ quyền »

Hàng loạt luật mới liên quan đến an ninh quốc gia sẽ được Trung Quốc thông qua trong năm 2024. Phát biểu trước Quốc Hội ngày 08/03, nhân vật số 3 của chế độ Bắc Kinh thông báo kế hoạch cải tổ nhiều đạo luật liên quan đến giáo dục quốc phòng, an ninh mạng, ổn định tài chính và y tế để « bảo vệ chủ quyền ». Cùng ngày, Hồng Kông công bố dự thảo luật mới trừng phạt nặng các tội « phản bội, nổi dậy ».


Một nhân viên an ninh đi ngang qua biểu tượng của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc - Chính Hiệp (CPPCC) tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 07/03/2024. REUTERS - Florence Lo
Thu Hằng
Chủ tịch Quốc Hội Triệu Lạc Tế (Zhao Leji), ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ, (gồm khoảng 170 đại biểu có nhiệm vụ soạn thảo và thông qua các đạo luật) cho biết rất nhiều luật, trong đó có luật về quản lý các vấn đề cấp bách, năng lượng, năng lượng hạt nhân… sẽ được thông qua « để hiện đại hóa hệ thống và khả năng của Trung Quốc về mặt an ninh ». Ông khẳng định Quốc Hội và các cơ quan đoàn thể sẽ « kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc ».

Tuy nhiên, theo giáo sư Jean-Pierre Cabestan, chuyên gia về chính trị Trung Quốc, Quốc Hội thể hiện quyết tâm « củng cố khuôn khổ pháp lý » các lĩnh vực « giáo dục quốc phòng và an ninh mạng », nhưng thực ra đây là « những ưu tiên của ông Tập Cận Bình » bởi vì trên thực tế Quốc Hội phụ thuộc vào đảng Cộng Sản cầm quyền.

Theo AFP, lãnh đạo Trung Quốc luôn tìm cách loại trừ mọi mối đe dọa đối với quyền lực của ông. Năm 2023, Trung Quốc đã thông qua luật chống gián điệp sửa đổi, trao thêm quyền cho Bắc Kinh trừng phạt mọi hành động bị coi là « đe dọa an ninh quốc gia ». Đến tháng 02/2024, luật về bí mật Nhà nước được bổ sung nhiều loại thông tin nhạy cảm mới, trong đó có « bí mật nghề nghiệp ».

Từ năm 2014, hơn 10 văn kiện liên quan đến an ninh quốc gia đã được Trung Quốc thông qua, trong đó có các luật về chống khủng bố, tình báo, bảo mật dữ liệu. Theo ông Changhao Wei, sáng lập trang web NPC Observer chuyên theo dõi Quốc Hội Trung Quốc, « củng cố các đạo luật liên quan đến an ninh quốc gia » là « một trong những đặc trưng công tác của Quốc Hội dưới thời Tập Cận Bình (từ cuối năm 2012) ».

Đặc khu hành chính Hồng Kông cũng không phải là ngoại lệ. Sau khi phải áp dụng luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt từ năm 2020, chính quyền Hồng Kông siết chặt trừng phạt mọi hành vi bị coi là « phản bội và nổi loạn » với mức án có thể lên đến tù chung thân. Luật được chính thức trình trước Nghị Viện Hồng Kông (LegCo) sáng 08/03 và chờ được thông qua.

Theo cảnh sát trưởng đặc khu Hồng Kông Đặng Bính Cường ( Chris Tang ), luật mới đáp ứng « nhu cầu thực tế và cấp bách ». Còn chủ tịch LegCo Andrew Leung khẳng định các dân biểu « sẽ nỗ lực phối hợp để bịt những lỗ hổng tồn đọng về mặt an ninh quốc gia ».

Kim Jong Un giám sát cuộc tập trận bằng đạn thật gần biên giới Liên Triều

Theo báo chí Bình Nhưỡng ngày 08/03/2024, vào lúc Hàn Quốc và Mỹ đang tiến hành thao dượt quân sự chung thường niên, Bắc Triều Tiên cũng mở một cuộc tập trận bằng đạn thật quy mô lớn nhằm « nâng cao khả năng chiến đấu và tiến hành một cuộc chiến thực thụ ». Cuộc tập trận diễn ra hôm 07/03/2024 gần đường biên giới với Hàn Quốc và dưới sự giám sát của lãnh tụ Kim Jong Un.


Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un giám sát một cuộc tập trận pháo binh của quân đội Bắc Triều Tiên ngày 07/03/2024. Ảnh do KCNA cung cấp. via REUTERS - KCNA
Thanh Hà
Quân đội Hàn Quốc xác nhận là Bình Nhưỡng đã huy động nhiều dàn phóng rocket, đại bác cho cuộc tập trận ở thành phố cảng Nampho, miền tây Bắc Triều Tiên, hướng ra Hoàng Hải.

Hãng thông tấn KCNA cho biết quân đội Bắc Triều Tiên đã bắn đạn thật, huy động nhiều lực lượng biên phòng với bài tập giả định nhắm tới thủ đô Seoul. Trước đó một ngày, ông Kim Jong Un đã đến thăm một trung tâm huấn luyện ở miền tây Bắc Triều Tiên và đã tỏ ra « rất hài lòng » khi thấy các đơn vị tại đây « hoàn toàn sẵn sàng cho các cuộc giao tranh ».

Về chương trình tập trận thường niên Mỹ-Hàn Freedom Shield từ 04 đến 15/03/2024, hãng tin Pháp AFP nhắc lại năm nay số quân được huy động tăng gấp đôi. Seoul và Washington chuẩn bị đối phó với đe dọa hạt nhân « đang lớn dần » của Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đe dọa các bên liên quan sẽ phải « trả giá đắt ».

HRW : Đóng biên giới với Trung Quốc, tình trạng nhân quyền Bắc Triều Tiên « xấu đi thêm »

Trong một báo cáo được công bố hôm 07/03/2024, tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch ghi nhận : Tự do đi lại và giao thương, cũng như tình hình nhân đạo và nhân quyền tại Bắc Triều Tiên đã xấu đi thêm kể từ 2020, do Bình Nhưỡng đóng cửa « một phần biên giới với Trung Quốc » để chống dịch Covid. Human Rights Watch kêu gọi Liên Hiệp Quốc « ngừng cô lập » Bắc Triều Tiên, cho phép hỗ trợ nhân đạo cho dân cư quốc gia này, để chấm dứt « khủng hoảng nhân đạo ».

Không có nhận xét nào: