Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2024

NGÀNH NGHỀ TÌNH BÁO VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO - Ngô Viết Quyền


(Lời người chuyển ngữ bài viết: Có lẽ trong quan niệm tự hào và định vị cơ quan Central Intelligence Agency (CIA) là trung tâm qui tụ những bộ não thông minh nhất thế giới của chính phủ Mỹ. Do vậy, một tính chất trong những hoạt động của nhân viên phục vụ trong ngành nghề tình báo như tai, mắt chưa và không nghe thấy sự việc đã, đang xảy ra mà biết rõ tận ngàn xa như nắm bắt trong bàn tay…Là phàm lệ không dành cho những kẻ phàm phu. Trong Binh Pháp thuộc chương Thiên Gián cho bậc kỳ tài lãnh đạo, và là thế giới của Rồng Đen quần long vô thủ, và cũng là phúc - họa cho những ai tin tưởng và cưu mang nhiễm sắc thể “thiên hạ thùy tri tại chưởng trung” này.)
<!>
.Ngô Việt Quyền phóng dịch.
Sự việc chuyển đổi các hoạt động mới hơn của cơ quan CIA sang một kỷ nguyên cạnh tranh gay gắt.


Nguồn: Foreign Affairs by William J. Burns - March/April 2024

I- Ai Muốn Chạy Đua Võ Trang Siêu Thanh?

Vlladimr Putin đã có bài phát biểu mà nhiều quan sát viên hiện nay coi là sự khơi mào cho một cuộc chạy đua võ trang siêu thanh hiện đại. Bởi vì các máy bay do thám, hay máy bay tình báo, giám sát và trinh sát vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong bộ máy phòng thủ của Mỹ mặc dù có nhiều hạn chế vốn cố hữu về việc sử dụng vệ tinh do thám của các cơ quan tình báo quốc gia. Thêm vào đó, các vệ tinh do thám ngày nay cực kỳ dễ dàng đoán biết mọi sự và thường được đưa vào quỹ đạo của các vệ tinh. Chúng cũng dễ bị tổn thương trước nhiều cuộc tấn công trên mặt đất và trên không gian nữa – Trong tất cả các trường hợp thiếu an toàn trên, đều có thể gây nên quan ngại hạn chế hiệu quả của các vệ tinh do thám trong việc hổ trợ bất kỳ loại hoạt động khác biệt; nhằm chống lại bất cứ đối thủ ngang tầm nào. Có một điều gì đó khác thường mà chúng ta chưa được biết nhiều về việc thu thập thông tin tình báo ở rất xa trên không gian từ phía ngoài trái đất.

Nga và Trung Quốc có thể cùng quan tâm đến việc can thiệp vào luồng thông tin đó. Nhưng Lực Lượng Không Gian (USSF) của Mỹ được coi là một lãnh vực tham chiến – có thể gây khiêu khích và nhiều thách đố đối với các quốc gia đó.

Trong một bài tiểu luận trên tạp chí Foreign Affairs số phát hành sắp tới Giám đốc CIA, ông William J. Burns viết: “Đây là thời điểm của những thách thức lịch sử đối với cơ quan CIA và toàn bộ ngành nghề tình báo Mỹ.”

II- Ba Cuộc Cách Mạng Gián Điệp:

Thế giới gián điệp đang phải đối mặt với những thay đổi to lớn về công nghệ, chính trị, pháp lý, xã hội và thương mại. Người thắng cuộc sẽ là những người phá vỡ các qui tắc cũ của trò chơi gián điệp và tìm ra những quy tắc mới. Họ sẽ cần phải nhanh nhẹn, hợp tác và – thật là một điều nghịch lý – để làm sáng tỏ phần lớn bí mật che giấu hoạt động “kinh doanh” tình báo của họ kể từ khi thành lập.

1 - Cách Mạng Gián Điệp đầu tiên:

Ngược giòng lịch sử, trong Thế Chiến Thứ Hai, những điệp viên của Mỹ đã trải qua một cuộc chiến tranh Cách Mạng Gián Điệp đầu tiên (The First Spycraft Revolution - Mực In Không Màu) bằng cách họ đã sử dụng các mật mã cùng với một mạng lưới chuyển phát nhanh chóng nhiều tin tức bí mật và họ đã dùng mực in không màu để trao đổi tin tức, thư từ qua lại với nhau và với các đồng minh nước ngoài của họ. Cũng chính vì nhờ vào lãnh vực tình báo tín hiệu mới nổi trội lên này đã giúp cho Mỹ phát hiện ra kịp thời các kế hoạch chiến tranh của Nhật Bản và Mỹ đã đặt một cái bẫy sập ở Pearl Harbor (Trân Châu Cảng) bằng cách di dời đi nơi khác hầu hết các chiến hạm nào có thể sử dụng được; mà chỉ để lại những chiến hạm hư hỏng nhẹ hoặc hoàn toàn bất khiển dụng; để cho không quân Nhật bất ngờ (Sic) đánh bom phá hủy dùm cho Mỹ.

2- Cách Mạng Gián Điệp Thứ II:

Trong thời kỳ đầu Chiến Tranh Lạnh, năng lực tình báo của Mỹ đã làm một cuộc Cách Mang Gián Điệp Thứ II (The Second Spycraft Revolution) họ thực sự đã đạt đến ở một tầm mức khá cao với một hệ thống “thu-phát” tín hiệu mới lạ, với sự ra đời của đội ngũ máy bay ISR (Include Surveillance and Reconnaissance system) bao gồm các hệ thống giám sát, trinh sát, và các dữ kiện thông tin được tìm thấy từ vệ tinh. Đồng thời và ngay lập tức, các tín hiệu này được chuyển liền đến các máy bay như: RC-135S - War Thunder bắt đầu thực hiện nhiệm vụ trinh sát vào năm 1961 và sau đó đến lượt các máy bay RC-135B và RC-135A vào năm 1962. Phi cơ YF-12A and YF-12S bắt đầu phục vụ vào tháng 8 năm 1963. Mỗi chiếc YF-12 chở phi hành đoàn gồm 2 người. Máy bay SR-71 Blackbird bắt đầu phục vụ vào năm 1966. SR-71 có phi hành đoàn gồm 2 người, nhưng một người ở buồng lái (cockpit) phía trước, một ở buồng lái phía đuôi. Phi cơ này có thể đạt độ cao trên 85,000 feet và bay với tốc độ cực nhanh hơn March 3. Máy bay RC-12 Guardrail bắt đầu phục vụ vào năm 1971 mang theo phi hành đoàn 2 người. Máy bay U-2 Dragon Lady chỉ chở 1 người và có niên đại từ những năm 1980, bắt đầu phục vụ vào năm 1988, chiếc cuối cùng được giao vào năm 1989. Sau đó, là đợt nâng cấp vào đầu những năm 1990 và sẽ dự trù ngưng sử dụng vào năm 2026. MQ-1B Predator còn có tên gọi khác là RQ-1 bắt đầu phục vụ ngày 3 tháng 7, năm 1994. Đây là loại phi cơ drone tân tiến UAV rất đa năng và đa dụng: vừa chiến đấu, vừa do thám và có thể sử dụng 2 hỏa tiễn dẫn đường bằng tia laser. Hỏa tiễn đối đất 114 Hellfire, có độ chính xác cao, sát thương phụ thấp và khả năng chống xe tăng, và sát hại quân lính trên bộ nữa. Nói chung, các nhiệm vụ và công tác như sau: tình báo, giám sát, trinh sát, hổ trợ trên không, chiến đấu, tìm kiếm và cứu hộ đồng đội đang gặp tai nạn, tấn công chính xác mục tiêu, bạn đồng hành, giám sát đoàn công-voa hay đột kích, rà soát, làm sạch sẽ tuyến đường tiến quân, phát triển mục tiêu và hướng dẫn trạm trên không gian. Khả năng của MQ-1B khiến nó có đủ khả năng đặc biệt để tiến hành các hoạt động chiến tranh bất quy tắc; nhằm hổ trợ các mục tiêu của cấp chỉ huy đang trên chiến tuyến. Global 6500 là máy bay do thám sẽ giúp đưa khả năng tình báo, giám sát và trinh sát trên không trung của Quân đội Mỹ vào một kỷ nguyên mới. Global 6500 được trang bị động cơ Rolls Royce mới của Anh, có thể chở từ 11-17 phi hành đoàn và mỗi lần thi hành công tác có thể bay liên tục suốt 18 giờ. Global 6500 phi cơ do thám đạt đến tốc độ bay nhanh trên March 5 và bắt đầu phục vụ vào tháng 10/2019. Máy bay Global 6500 có đủ chỗ ngồi thông thường cho 12-17 thành viên đoàn và 4 phi hành đoàn.

Tựu trung, các phi cơ do thám nêu trên, ngoài phi công ra, đều có phi hành đoàn chuyên nghiệp phụ lực ít nhất từ 1 đến 17 người, họ giải mã tức thời và báo cáo về Pentagon (Ngũ Giác Đài). Các loại máy bay này cùng dựa trên một nền tảng là thu thập các tín hiệu thông tin từ trên không trung (Signals Intelligence - SIGINT).
Nhưng sau Chiến Tranh Lạnh, tình hình thế giới hiện có nhiều sự bất ổn về địa chính trị và nền công nghệ gián điệp tiên tiến cũng đang khiến các công việc làm của các cơ quan CIA ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nhưng “sẽ vẫn còn tiếp tục có những công tác gián điệp bí mật; mà chỉ con người mới có thể thu thập được và những hoạt động tình báo bí mật; mà chỉ con người mới có thể tiến hành một cách hiệu quả”. Ông William J. Burns viết tiếp, thành công trong kỷ nguyên mới này “sẽ phụ thuộc vào việc kết hợp giữa trí tuệ truyền thống của con người cùng với các công nghệ mới nổi bật về tình báo gián điệp theo những phương cách mới đầy sáng tạo”. Đề cập đến hầu như mọi lãnh vực, từ những suy nghĩ của Tổng Thống Nga Vladimir Putin đến nhiều toan tính của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông William J. Burns đưa ra quan điểm của mình về bối cảnh địa chính trị ở vài khu vực hiện đang thay đổi trong thời gian sôi bỏng này.

Ở Trung Đông, nơi ông Wiliam J. Burns đã tích cực tham gia vào các cuộc đàm phán để giải thoát cho những con tin Israel còn lại; vì họ đã bị Hamas bắt giữ ở Gaza từ ngày 7 tháng 10 năm 2023 tới nay, Ông viết: “Tôi đã dành phần lớn thời gian trong bốn chục năm qua để làm việc ở trong cũng như ở ngoài Trung Đông, và tôi hiếm khi nào thấy nó lại nhiều rối rắm hay nổ bùng hơn sự việc thế này”. Thực chất là cho đến khi nào các quốc gia vẫn còn muốn nắm giữ các bí mật với nhau, khi mà họ đã hết sức cố công đánh cắp bí mật của nhau. Thông qua các hoạt động gián điệp họ đã, đang và vẫn sẽ là một phần không thể thiếu trong nghệ thuật lãnh đạo của những người đang nắm quyền cai trị đất nước có nhiều viễn kiến (great visions), để bắt kịp ngay cả khi các công nghệ kỹ thuật thám báo hay gián điệp của nó liên tục được phát triển mau chóng.

Rõ ràng là trong giai đoạn này, đội ngũ máy bay ISR (Include Surveillance and Reconnaissance system) bao gồm các hệ thống giám sát và trinh sát, từ vệ tinh, các tín hiệu tình báo liên quan đến nhiều lãnh vực như chính trị, quân sự, kinh tế, thương mại và ngoại giao v. v... đều được chuyển đến các máy bay do thám nêu trên. Các loại máy bay ISR này đều phải dựa trên nền tảng thu thập tín hiệu thông tin tình báo từ trên không trung (Signals Intelligence - SIGINT) rồi chuyển tiếp xuống đơn vị ở mặt đất; dể giải mã; nên hiện nay đã tỏ ra lỗi thời rồi; trước sức vươn lên rất mãnh liệt của Internet và Artificial Intelligence (AI).

3- Cách Mạng Gián Điệp Thứ III:

Cho nên hiện nay, năng lực tình báo của Mỹ đã lại làm một cuộc Cách Mang Gián Điệp Thứ Ba (The Third Spycraft Revolution). Về việc Bộ Quốc Phòng Mỹ mong muốn sử dụng Unmanned Aircraft Systems (UAS) theo kế sách đã hoạch định trước, thông qua một (Roadmap) lộ trình Giai Đoạn I là 25 năm (2005-2030) trong hầu hết các hoạt động quân sự hiện nay đã nhanh chóng mở rộng sang nhiều lãnh vực, kể từ khi nước Mỹ chính thức tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố trong tháng 11 năm 2001. Đội ngũ UAS đã hổ trợ các hoạt động quân sự ở cả Iraq và Afghanistan, khi sử dụng máy bay không phi hành đoàn (UAV) đã làm thay đổi không gian chiến đấu hiện tại bằng các chiến thuật, kỹ thuật và với quy trình đầy sáng tạo, Đội ngũ UAS không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin tình báo, giám sát và trinh sát liên tục; mà còn cung cấp các hỏa lực yểm trợ trực tiếp cũng như gián tiếp rất chính xác và kịp thời cho các đoàn quân trên đường bộ. Các cấp chỉ huy tác chiến nơi tuyến đầu đang yêu cầu Đội ngũ UAS cung ứng với số lượng thậm chí còn lớn hơn với nhu cầu hiện giờ. Thách thức lớn nhất đối với quân đội là sự tích hợp nhanh chóng giữa nhân sự và chuẩn mức phối hợp của đội ngũ công nghệ UAS này; để sẵn sàng hổ trợ cuộc chiến chống kẻ thù chung từ mọi phía.

Máy bay không cần phi hành đoàn: UAV đang cách mạng hóa không lực trên toàn thế giới với nghệ thuật trinh sát, giám sát trên không trung và lợi ích chính của nó là độ bền. Do đó, một phần về vai trò của hàng loạt F-35 cũng sẽ là thực hiện nhiệm vụ trinh sát nữa (Theo Hãng tin: Reuters). Tất nhiên là thế hệ UAV hiện tại chỉ được sử dụng khi các chủ nhân của những thiết bị này dành được toàn quyền kiểm soát không gian. Công việc đang được tiến hành tích cực ở Mỹ, Anh và Liên Âu (EU) về các máy bay chiến đấu không phi hành đoàn ở thế hệ tiếp theo. Chúng sẽ phải có thuộc tính tàng hình; để khó bị phát hiện hơn và sẽ sử dụng động cơ phản lực thay vì cánh quạt, hầu giúp chúng có cơ hội thực hiện hành động lẩn tránh tốt hơn và mau chóng thoát ra khỏi vùng nguy hiểm nhanh hơn. Ngay cả khi đó, UAV sẽ không thể tự giải quyết được hoàn hảo mọi nhiệm vụ trinh sát và giám sát khi được chỉ định thi hành; nhằm phân tích dữ kiện thông tin tình báo nào tốt hơn hoặc nhanh hơn.

Sau khi SR-71 được nghỉ hưu vào những năm 1990 (+). SR-72 không có phi hành đoàn (UAV) là phiên bản kế thừa và sẽ dựa vào động cơ Ramjet mới đem ra thử nghiệm (Ramjet bắt đầu hoạt động ở tốc độ cao, khi không khí bên ngoài đi vào bị nén bởi sức chuyển động của phi cơ) nhằm tăng tốc độ nó lên hơn 4,000 MPH (6,400 km/h). Nghĩa là nhanh gấp đôi SR-71. Tuy nhiên, có người bi quan nói là (hay không giám nói ra quá sớm) không có gì bảo đảm rằng SR-72 sẽ trở thành hiện thực.

Vì vậy, nếu bất cứ thiết bị trinh sát, giám sát mới phát triển có thể được trang bị cho một thiết kế máy bay nào đó đã được minh chứng là đáng tin cậy như U-2 Dragon Lady hay tương đương; thì những cảm biến, Radar, camera và các thiết bị khác mới hơn, cao cấp hơn đó đều có thể giúp các máy bay đó trở lên bầu trời sớm hơn, thay vì chịu nghỉ hưu. Chính là điều kiện nhằm đạt cho bằng được mục tiêu đề ra, chánh quyền Mỹ đã đi đến việc cho sản xuất hàng loạt các loại máy bay tân tiến khác không cần đến phi hành đoàn (Uncrewed Aircraft Systems -UAS) chẳng hạn như Grumman RQ-4 Global Hawk, MQ-1B Predator của không quân. Thêm vào đó, còn có P-8 Reaper bắt đầu phục vụ vào ngày 4 tháng 3 năm 2012.

Máy bay không cần phi hành đoàn: UAV đang cách mạng hóa toàn bộ không lực trên toàn thế giới với nghệ thuật trinh sát, giám sát trên không trung và lợi ích chính của nó là độ bền. Do đó, một phần trong các vai trò của hàng loạt F-35 sẽ là thực hiện nhiệm vụ trinh sát nữa (Theo Hãng TinReuters).

Hiện giờ, Mỹ còn có các máy bay trên biển cũng không cần đến thuyền trưởng và thủy thủ đoàn nữa (Unnamed Underwater Vehicles – UUV hoặc Underwater drones). Trong năm nay, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tìm kiếm $1.8 tỷ đô; để dành chi phí cho chương trình phát triển Artificial Intelligence (AI) và Machine Learning (ML) trong tài khóa năm 2024; ngõ hầu đáp ứng cho chương trình gián điệp mới ở đỉnh cao sẽ được áp dụng cho Quân đội Mỹ trong tài khóa 2025, nhằm cung cấp một phương cách mới; để cho quân đội Mỹ tại chiến trường có thể quan sát mọi hoạt động của địch quân ở một khoảng cách thật xa, bao la, rộng rãi.

Những hạng mục công nghệ phi hành hiện đại như (Uncrewed Aircraft Systems -UAS); (Unnamed Underwater Vehicles – UUV hoặc Underwater drones) đã được đưa ra sử dụng gần đây nhất ở chiến trường Nga-Ukraine cũng đủ để minh chứng hiệu năng của các công nghệ trên vì chúng đã chỉ điểm chính xác vị trí đầu não chỉ huy chiến trường của Nga, khiến cho 11 tướng lãnh của Nga đã vong mạng và chiến trường Israel-Hamas nhằm giúp lực lượng IDF tìm và tiêu diệt các thủ lãnh Hamas. Các công nghệ hiện đại vừa nêu trên cũng đang được chính phủ Mỹ xếp hạng vào loại hàng tồn kho, cần đem phế bỏ bất cứ khi nào muốn dọn kho cho hàng mới. Cho nên, các bậc thức giả sẽ tự hỏi là sau cuộc chiến Israel-Hamas; rồi sẽ đến cuộc chiến nào nữa ? Khi nào ? Và ở đâu ? Tác giả trộm nghĩ rằng chẳng có mấy ai đủ viễn kiến và tư liệu đáng tin cậy làm bằng cớ; để minh chứng ngõ hầu có thể trả lời thỏa đáng cho hai câu hỏi thật hết sức đơn sơ. Đó là “When” ? và “Where” ? Nếu vị thức giả nào đó đủ huệ trí trả lời được hai câu hỏi trên rồi; thì cũng nên chia xẻ viễn kiến đó với tác giả về “Who” – Ai sẽ gây chiến ? và “Why” – Tại sao nhà lãnh đạo đó phải gây chiến ? Xin chân thành cảm ơn trước.


III- Cách Mạng Gián Điệp Không Gian:

Thay vào đó, sự phát triển máy bay do thám và giám sát trên không trung dường như đang được chuyển hướng và tập trung vào các vệ tinh, hiện các vệ tinh có thể chụp ảnh chi tiết như ảnh chụp từ máy bay do thám – mặc dù chúng mất nhiều thời gian hơn để được phóng lên quỹ đạo và khi nó đã ở trên quỹ đạo rồi, thì rất khó định vị lại.

Một thế hệ mới đã mở ra từ năm 2019 (a next generation) trong công cuộc Cách Mạng Gián Điệp Không Gian (The Space Spycraft Revolution) đã và đang nằm trong kế sách mang tính siêu chiến lược của Mỹ. Pentagon (Lầu Năm Góc) đã xem xét đến việc chuyển đổi nhiều công nghệ cao cấp; hầu thu thập được nhiều thông tin tình báo hơn từ máy bay truyền thống sang các satelites (vệ tinh); để ít bị tổn thương hơn. Do đó, Lực Lượng Không Gian Mỹ (USSF) đã được thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 2019, khi Đạo Luật Ủy Quyền Quốc Phòng được ký thành Luật do TT Donald Trump ký và ban hành. Lực Lượng Không Gian Mỹ (USSF) xuất phát từ sự công nhận rộng rãi trong đại chúng rằng không gian là an ninh quốc gia. Khi kết hợp với mối đe dọa ngày càng tăng do các đối thủ chiến lược trong không gian gây ra. Vì vậy, để bảo vệ lợi ích của Mỹ và đồng minh trong không gian cũng như cung cấp khả năng không gian cho lực lượng chung. Rõ ràng là cần có một nghĩa vụ quân sự chỉ tập trung vào việc theo đuổi ưu thế trong lãnh vực không gian và đây là tổ chức mới đầu tiên gia nhập Cộng đồng Tình báo kể từ năm 2006 – chỉ cần đảm bảo rằng các thành viên trong Lực Lượng Không Gian Mỹ (USSF) chúng tôi đã và đang thực hiện công tác tình báo chiến lược một cách hiệu quả hơn những gì quân đội Mỹ mong đợi và kiến hiệu ngay không bị hoang phí thời gian.

Quân đội Hoa Kỳ đã khai triển máy bay không cần phi hành đoàn và các phương tiện bay điều khiển từ xa (Remoted Control: UAV) khác biệt để do thám. Khi công nghệ bay ngày càng tiến bộ, các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học đang khám phá cách sử dụng máy bay không cần phi hành đoàn cho nhiều mục đích khác nhau. Nói khác đi, máy bay không cần phi hành đoàn (UAV) là một “robot bay” không cần phi công bên trong buồng lái (cockpit). Điển hình là các loại Unmanned Aircraft Vehicle (UAV) như sau:

MQ-1B Predator còn có tên gọi khác là RQ-1 là phi cơ đa năng, đa dụng: vừa chiến đấu, vừa do thám và có thể sử dụng 2 hỏa tiễn dẫn đường bằng tia laser. Hỏa tiễn đối đất 114 Hellfire, có độ chính xác cao, sát thương phụ thấp và còn có khả năng chống xe tăng cũng như sát hại quân lính địch trên bộ nữa. MQ-1B có các nhiệm vụ và công tác như sau: tình báo, giám sát, trinh sát, hổ trợ trên không, đồng thờ chiến đấu, cũng như tìm kiếm và cứu hộ đồng đội đang gặp tai nạn, có thể tấn công chính xác mục tiêu, làm bạn đồng hành, hầu giám sát đoàn công-voa hay đột kích địch quân, rà soát, làm sạch sẽ tuyến đường tiến quân trên bộ cho lực lượng quân bạn, phát triển mục tiêu và hướng dẫn trạm trên không gian. Khả năng của MQ-1B khiến nó có đủ khả năng đặc biệt để tiến hành các hoạt động chiến tranh bất quy tắc; nhằm hổ trợ các mục tiêu của cấp chỉ huy đang trên chiến tuyến dưới mặt đất.

Global Hawk RQ-4 là loại phi cơ không có phi hành đoàn (UAV) và đã được khai triển cho các hoạt động trinh sát hay giám sát; để hổ trợ cho các hoạt động dự phòng ở nước ngoài kể từ tháng 11/2001.

RQ-180 – Máy bay trinh sát, giám sát loại UAV tàng hình của Mỹ chuyên dành cho việc sử dụng ở các vùng trời tranh chấp. RQ-180 có khả năng bay cao đến mức chính phủ Mỹ vẫn chưa dám thừa nhận sự tồn tại của nó; vì chưa biết là sẽ căn cứ vào dữ kiện gì để đặt tên cho nó! Mặc dù nó đã được chụp hình nhiều lần trong khi đang bay vào những năm gần đây. RQ-180 được dự kiến sẽ thay thế máy bay do thám U-2 đáng trân trọng của Mỹ, cũng như RQ-4 Global Hawk, trong vài ba năm sắp tới.

MQ-9 Reaper - là loại phi cơ không có phi hành đoàn (UAV) được vận hành từ xa bởi một đội ngũ gồm 2 người, bao gồm 1 phi công và 1 thành viên phi hành đoàn trách nhiệm vận hành các cảm biến và điều hướng vũ khí sao cho chuẩn xác. Vào ngày (13/3/2007), chiếc MQ-9 Reaper đi vào hoạt động đầu tiên. Phi hành đoàn căn bản là điều hành ở dưới đất, bao gồm 1 phi công được đánh giá cao về kinh nghiệm bay; để điều khiển máy bay và giữ nhiệm vụ chỉ huy cùng với một thành viên trinh sát tham gia; để vận hành các cảm biến và điều hướng mọi vũ khí dẫn đường đi đến mục tiêu chuẩn xác.

P-8 Reaper thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 25 tháng 4 năm 2009. Việc thử nghiệm toàn diện khung máy bay sau đó sẽ tiếp tục cho đến tháng 1 năm 2011. Vài tháng sau, vào ngày 7 tháng 7 năm 2011, chiếc máy bay sản xuất đầu tiên vào tháng 4/2009 đã thực hiện nhiều chuyến bay khác trong các năm 2009-2011 và chính thức được đi vào phục vụ khi giao cho Hải quân Mỹ vào ngày 4 tháng 3 năm 2012. P-8 Reaper có thủy phi đoàn gồm 7 người.

Khái niệm về SR-72 Blackbird (UAV) là phi cơ siêu thanh do thám mới đầy tiên tiến của Không quân Mỹ dành cho mục đích tình báo, giám sát được xây dựng dựa trên cùng môt tiền đề vừa nêu, nhưng nhằm mục đích đạt được tốc độ cao hơn nữa; để mang lại cho nó khả năng sống sót tương tự như tốc độ nhanh vượt trội trước những mối đe dọa tiên tiến nhất của thế kỷ 21. Điều này đã làm dấy lên những đồn đoán về một chiếc máy bay bí mật được nhiều người gọi là SR-72. (Hiện vẫn chưa được giới thẩm quyền của chánh quyền Mỹ đặt tên là gì!) Hơn nữa, ngày càng có nhiều bằng chứng (có lẽ là gián tiếp) đằng sau ý kiến cho rằng SR-72 không phải chỉ có thật mà thực sự còn đã được cho phép bay. SR-72 cần có khả năng đạt đến tốc độ siêu thanh – hoặc tốc độ trên March 5. Cho đến nay, những tốc độ này chỉ đạt được bằng máy bay và vệ tinh được đẩy lên bằng hỏa tiễn hoặc bằng các thiết bị trình diễn công nghệ sử dụng một lần. Với phi hành đoàn gồm 2 người, máy bay Blackbird có cả phi công và sĩ quan trinh sát cho các nhiệm vụ giám sát ở độ cao, các hoạt động này sau đó sẽ được thực hiện bởi các hệ thống “robot bay” (drone) trong những năm sau đó.

Đội ngũ máy bay tình báo hoàn toàn khác biệt của Lực Lượng Không Gian và Lực Lượng này cũng sử dụng hàng trăm vệ tinh nhỏ; để thực hiện một loạt nhiệm vụ, bao gồm ngăn chặn tín hiệu của kẻ thù, theo dõi tiến trình hoạt động hay kích hoạt của hỏa tiễn, thông tin liên lạc và theo dõi các chuyển động các lực lượng quân đội trên mặt đất; cũng như các chức năng quân sự khác; để tăng cường cho các vệ tinh lớn hơn, ít tốn kém hơn. Hệ thống quân sự trong Lực Lượng Không Gian (USSF) với các máy bay tình báo thu thập thông tin tình báo, phát hiện những hoạt động như phóng hỏa tiễn và cung cấp thông tin quan trọng cho quân đội. Điều này sẽ giúp cho quân đội sử dụng máy bay chiến đấu và hỏa tiễn tấn công mục tiêu một cách chính xác. Loại thông tin được hệ thống Lực Lượng Không Gian của Mỹ thu thập được, rất quan trọng trong chiến tranh ngày nay. Ai có thông tin tốt nhất và có thể nhận được thông tin nhanh nhất sẽ là người chiến thắng – và Lực Lượng Không Gian (USSF) có khả năng cung cấp rất nhiều các thông tin đó.


TẠM KẾT:

Thế giới gián điệp đang phải đối mặt với những thay đổi to lớn về công nghệ cao, chính trị, pháp lý, xã hội và thương mại. Người thắng cuộc sẽ là những người phá vỡ các qui tắc cũ của trò chơi gián điệp và tìm ra những quy tắc mới. Họ sẽ cần phải nhanh nhẹn, hợp tác và – thật là một điều nghịch lý – đó là để làm sáng tỏ phần lớn bí mật đã được che giấu hoạt động gián điệp của họ kể từ khi mới thành lập.

Cán cân quyền lực trong thế giới điệp viên đang nghiêng lệch trong sanh hoạt giữa hai xã hội; đối với các xã hội khép kín (theo thể chế quân phiệt, thần quyền hay độc tài chuyên chế) hiện có nhiều lợi thế hơn; so với các xã hội cởi mở (theo thể chế tự do dân chủ). Đối với các nước phương Tây, ngày càng khó theo dõi những địa danh hay không gian thuộc nhiều nơi như ở TQ, Iran, và Nga; trong khi các cơ quan tình báo của các nước đó dễ dàng theo dõi phần còn lại của các nước trong thế giới tự do. Năng lực kỹ thuật cũng đang thay đổi. Giống như chuyến bay vũ trụ có người lái, trí thông minh dựa trên con người đang bắt đầu có vẻ tỏ lộ ra nan đề tốn kém và có vẻ lỗi thời nữa. Trong khi đó, khoảng cách ngày càng lớn giữa các siêu cường về mật mã—Mỹ, Anh, Pháp, Israel, TQ và Nga—và tất cả các nước khác.

Giờ đây, thay vì tiếp tục sử dụng sự điều tra của con người với sự trợ lực của công nghệ cao. Vấn nạn chuyên môn về kỹ thuật tình báo cao cấp sẽ đóng vai trò then chốt và chắc chắn sẽ nắm giữ chĩa khóa thành công trong tương lai của ngành nghề gián điệp; mà các nhà lãnh đạo mẫn tiệp cần phải tiên liệu trước từ năm chục đến cả trăm năm (50-100) hay đến vài ba trăm năm cũng không chừng. Mỹ hiện đã thực thi kế sách chiến lược này qua Giai Đoạn I với lộ trình (Road Map 2005-2030) về Unmanned Aircraft Systems (UAS) rồi.

(Phóng dịch: Ngô Viết Quyền)

Không có nhận xét nào: