Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2023

Sẽ Có Biểu Tình Lớn, Phản Đối CSVN Tại San Francisco! Và Kính Chuyển Tin Thế Giới Biến Chuyển Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Nóng: Sẽ Có Biểu Tình Lớn Phản Đối CSVN Tại San Francisco! (Vì mục đích tranh đấu Tự Do Dân Chủ cho VN, mong được Quý Vị góp tay quảng bá. Cảm Tạ) -Cơ Hội Lên Tiếng Trước Dư Luận Quốc Tế Hiếm Có! Người Việt Quốc Gia Bắc Cali, Phối Hợp Với Các Cộng Đồng Khác, Sẽ Tổ Chức Những Buổi Biểu Tình Quy Mô, Phản Đối Việt Cộng & Trung Cộng Vi Phạm Nhân Quyền, Trước Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC 2023, Diễn Đàn Quốc Tế Của 21 Quốc Gia, Vào Ngày 15, 16 tháng 11/2023, Tại San Francisco Tới Đây!
<!>





-Cơ hội hiếm có, 21 nhà lãnh đạo trên thế giới, sẽ đến San Francisco, Hoa Kỳ, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 30. Trong đó có CSVN, Trung Cộng, là những chế độ độc tài, đang đàn áp Nhân Quyền, Tôn Giáo và tất cả những giá trị phổ quát quyền con người. Riêng CSVN phạm thêm tội phản quốc, đã bán nước cho quan thầy Trung Cộng! và những tội ác chống lại loài người, thậm chí diệt chủng! tàn ác đối với chính người dân của họ. Họ chỉ lợi dụng Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC 2023, là diễn đàn để quảng bá, khoa trương cho cái Đảng Cộng Sản của họ mà thôi. Người dân vẫn nghèo đói và bị đàn áp.


Xin Đọc Lời Kêu Gọi Tham Gia Biểu Tình Của Ban Tổ Chức:

Thưa Các Bạn,

Chúng tôi, ban tổ chức của các tổ chức người Mỹ gốc Á, viết thư này, kêu gọi sự tham gia của bạn cho cuộc biểu tình, phản đối các phái đoàn cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, vào ngày 15 và 16 tháng 11 năm 2023, tại Hội nghị APEC ở San Francisco.

Trong khi mục tiêu của APEC là gia tăng phúc lợi cho mọi người và đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện trong khu vực, chúng tôi khẳng định rằng nhân quyền vẫn là yếu tố cốt lõi của phúc lợi đó. Trong khi chúng tôi mong muốn nền kinh tế Á Châu phát triển và đại đa số người dân được tham gia vào sự phát triển đó, lập trường của chúng tôi là không chấp nhận, đón tiếp hay cộng tác với những thế lực đang đàn áp những giá trị phổ quát đó và phạm tội phản quốc, tội ác chống lại loài người, thậm chí diệt chủng đối với chính người dân của họ.

Đất nước này là ngọn hải đăng của tự do chính trị và cơ hội kinh tế cho nhiều người trong chúng tôi, những ai dám thách thức bóng tối của chủ nghĩa cộng sản. Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, với tư cách là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản và con cháu của họ, chúng tôi tưởng niệm hơn 100 triệu sinh mạng đã chết dưới bàn tay của chủ nghĩa cộng sản và thề sẽ không cho phép những hành động tàn bạo như vậy được tiếp tục diễn ra.

Không ai có thể chối cãi rằng Trung Cộng phải chịu trách nhiệm về dịch bệnh Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn một triệu người Mỹ. Cuộc khủng hoảng fentanyl, cũng bắt nguồn từ Trung Cộng, đang giết chết hàng chục nghìn người Mỹ mỗi năm. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng, Trung Cộng đang nhắm vào Mỹ với 1.000 đầu đạn hạt nhân vào năm 2030. Lợi ích của Mỹ tiếp tục bị đe dọa bởi các chiến thuật kinh tế cưỡng bức, tham vọng bá chủ và sự coi thường hoàn toàn luật pháp quốc tế của Trung Cộng. Ủng hộ Trung Cộng là chế độ cộng sản Việt Nam và Bắc Triều Tiên.

Chúng tôi sẽ tập hợp lại để bác bỏ và phản đối những chế độ đó. Chúng tôi mong bạn đứng lên cùng với chúng tôi.

Thời gian: Ngày 15 tháng 11 năm 2023 | 1:00 chiều – 4:00 chiều
Ngày 16 tháng 11 năm 2023 | 8:00 sáng – 12:00 trưa
Địa điểm: Moscone West Convention Center
Ở góc đường số 4 và Howard, trước Children’s Creativity Museum (221 4th St, San Francisco, CA 94103)

Cách thực hiện: Vui lòng mang theo một tờ giấy trắng

Theo lời của Elie Wiesel, người đoạt giải Nobel Hòa bình và là người sống sót sau thảm họa Holocaust, “Có thể có những lúc chúng ta bất lực trong việc ngăn chặn sự bất công, nhưng không lúc nào chúng ta bỏ cơ hội phản kháng.”

Lúc đó chính là bây giờ. Xin tham gia với chúng tôi!

Trân trọng,

BAN TỔ CHỨC

Triệu Ngọc Hà Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành Cộng Đồng Việt Mỹ Bắc California
Lê Đình Thọ Tổng Thư Ký Liên Hội Cựu Quân Nhân Bắc California
Phạm Đức Vượng Chủ Tịch HĐĐH Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại
Mai Khuyên Chủ Tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân CT Bắc California
Đặng Long Uỷ Ban Phụng Sự Cộng Đồng Bắc California
Phan Kỳ Nhơn Chủ Tịch Liên Ủy Ban chống Cộng sản và tay sai.
Lê Đình Quy Chủ Tịch Cộng Đồng Miền Trung California
Alliance For Vietnam's Democracy
Jimmy Phan, Điều phối viên

Điện thoại liên lạc:

Trần Chánh Tùy (408) 941-5043
Trần Song Nguyên (669) 234- 6580
Phát Kiên (408) 605-7636
Jimmy Phan (408) 210-5405

Ban Yểm Trợ

Trần Quốc Anh Chủ Tịch HĐCH Cộng Đồng Liên Bang Hoa Kỳ
Lê Thanh Liêm Chủ Tịch HĐĐB Cộng Đồng Liên Bang Hoa Kỳ.

*Sẽ có xe bus đưa đón đồng Hương (Anh Lê Văn Hải, LHCQN yểm trợ 1 xe bus $1100)


Đính kèm một vài hình ảnh CSVN đàn áp, đánh đập người dân, đàn áp tôn giáo, quy hoạch, cưỡng chiếm đất đai….















Tin Quốc Tế Đó Đây

Liên Hiệp Quốc Bất Đồng, Viện Trợ Nhân Đạo Cho Gaza Có Nguy Cơ Bị Tê Liệt


(Hình: Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres (trái) và Ngoại trưởng Ba Tây Mauro Vieira trước cuộc họp tại Hội Đồng Bảo An về xung đột Do Thái-Hamas, trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ, ngày 24/10/2023.)

-Cơ quan Liên Hiệp Quốc về người Tị nạn Palestine có nguy cơ phải ngừng hoạt động ngay hôm 25/10/2023 vì thiếu xăng dầu ở dải Gaza, bị Do Thái phong tỏa và tiếp tục oanh kích. Sáu bệnh viện ở Gaza phải đóng cửa do thiếu xăng để vận hành máy phát điện, lọc nước, xe vận tải cũng không có xăng để vận chuyển hàng cứu trợ.

Trong khi đó, 15 nước thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vẫn bế tắc, không tìm được tiếng nói chung trong cuộc họp ngày 24/10 tại New York (Hoa Kỳ), tập trung vào hai vấn đề kêu gọi Hamas trả tự do cho các con tin và viện trợ nhân đạo.

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres bày tỏ “vô cùng quan ngại về những vụ vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế về nhân đạo mà chúng ta thấy ở Gaza. Cần phải nói rõ rằng: Không bên nào trong cuộc xung đột vũ trang được đứng trên luật nhân đạo quốc tế”. Để giảm nỗi đau khủng khủng khiếp này, ông kêu gọi “hưu chiến nhân đạo ngay lập tức”. Phía Mỹ cho rằng hưu chiến để cứu trợ nhân đạo “có lẽ sẽ chỉ có lợi cho Hamas”. Còn Ngoại trưởng Do Thái Eli Cohen phẫn nộ trước phát biểu của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, hủy cuộc gặp và yêu cầu ông Guterres từ chức.

Thông tín viên Carrie Nooten của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình từ New York:

“Ông Antonio Guterres hoài công khẳng định rằng những bất bình của người Palestine không hề biện minh cho các cuộc tấn công kinh hoàng của Hamas, cũng như những cuộc tấn công này không thể biện minh cho hình phạt tập thể đối với người Palestine. Các đại biểu của Do Thái chỉ nghe vế thứ hai trong phát biểu của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc.

Ngoại trưởng Do Thái đã hủy buổi hội đàm kín với ông Guterres để bày tỏ phản đối. Còn Ðại sứ Do Thái Gilad Erdan đã yêu cầu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc từ chức - sự kiện chưa từng có trong lịch sử Liên Hiệp Quốc. Ông phát biểu: “Tôi nghĩ là Tổng Thư ký phải từ chức. Làm sao mà Tổng Thư ký lại có thể biện minh bằng mọi cách cho những hành động tàn bạo khủng khiếp nhắm vào người dân vô tội?”

Toàn bộ 15 nước của Hội Đồng Bảo An đều đồng tình là phải giảm căng thẳng nhưng họ lại không biết cách thể hiện chung tiếng nói. 22 nước thuộc nhóm Ả Rập đã ủng hộ quay lại một giải pháp chính trị.

Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi nói: “Chúng ta phải phẫn nộ về thất bại của mình với tư cách là cộng đồng quốc tế bởi vì chúng ta đã không thể giải quyết một cuộc xung đột dù biết sẽ trầm trọng thêm. Chúng ta phải phẫn nộ vì đã bỏ rơi người Palestine, chúng ta phải phẫn nộ vì đã bỏ rơi người Do Thái, khi không trao cho họ hòa bình mà họ xứng đáng được hưởng”.

Ông cũng yêu cầu Hội Đồng Bảo An đưa ra lập trường rõ ràng để “trấn an hai tỉ người Ả Rập và người Hồi giáo” và bảo đảm với họ rằng luật pháp quốc tế, cũng như việc Do Thái chấm dứt chiếm đóng các vùng lãnh thổ Palestine, sẽ phải được áp dụng”.


Do Thái Liên Tục Oanh Kích Gaza, CisJordan và Syria


(Hình: Khói bốc lên sau cuộc tấn công của Do Thái vào Gaza. Ảnh chụp từ miền Nam Do Thái, ngày 24/10/2023.)

-Do Thái tiếp tục oanh kích Gaza chuẩn bị địa bàn cho cuộc tấn công trên bộ. Ngày 25/10/2023, phía Hamas cho biết ít nhất 80 người chết trong các cuộc oanh kích của Do Thái trong đêm vào nhiều địa điểm khác nhau trên dải Gaza. Theo thống kê của Hamas, gần 5.800 người chết ở Gaza kể từ khi Do Thái tấn công trả thù, sau khi lực lượng Hamas thâm nhập lãnh thổ Do Thái ngày 7/10, sát hại hơn 1.400 người và bắt cóc hơn 220 người sang Gaza.

Ngày 25/10, quân đội Do Thái thông báo đã phá hủy nhiều công trình hạ tầng quân sự ở Syria để đáp trả các vụ oanh kích trước đó từ phía Syria, khiến 8 quân nhân Syria bị chết hoặc bị thương. Theo thông tấn xã AFP, tại CisJordan, trong khu vực Do Thái chiếm đóng, cũng có 3 người chết trong khuôn khổ “hoạt động chống khủng bố” của Do Thái gần một trại tị nạn ở Jenin. Kể từ đầu cuộc xung đột hôm 7/10, ít nhất 95 người Palestine sống tại Cisjordan bị thiệt mạng.

Cộng đồng người Ả Rập Beduin ở CisJordan liên tục bị người Do Thái quấy rối và chiếm đất, theo phản ánh trong phóng sự của đặc phái viên Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) Nicolas Bénita và Guilhem Delteil tại CisJordan:

“Mặt đất vương đầy mảnh vỡ tấm pin mặt trời, thiết bị gia dụng điện tử bị vỡ và những chiếc ghế chỏng chơ. Nhiều ngôi nhà tạm bợ bị phá hết hoặc hư hại một phần. Cộng đồng người Beduin ở Wadi Sig, có khoảng 240 người và 2.500 gia súc, bị những người Do Thái chiếm đóng tấn công hôm 12/10 vừa qua.

Đó là “những kẻ khủng bố”, theo ông Guy Hirschfeld, người sáng lập tổ chức “Hãy nhìn thẳng vào cảnh chiếm đóng”. Ông kể lại: “Có khoảng 20 kẻ khủng bố hoặc nhiều hơn đi xe hơi đến, đa số người Palestine đã chạy trốn và kể từ đó, họ sợ đến mức không dám quay lại lấy đồ đạc”.

Ông Guy Hirschfeld nhấn mạnh rằng Wadi Siq không phải là trường hợp duy nhất: “Những kẻ khủng bố, chiếm đóng lợi dụng chiến tranh để thanh lọc các vùng nông thôn ở CisJordan xua đuổi những người không theo Do Thái”.

Chếch về phía Đông, ở dưới thung lũng Jordan, cộng đồng Marajaat vẫn sống trên đất của họ nhưng bị quấy rối hàng ngày, theo giải thích của Alia Mlihat, một người dân ở đó. Bà cho biết: “Chúng tôi bị phong tỏa, sợ hãi, bởi vì từ khi chiến tranh nổ ra, những người Do Thái chiếm đóng đã mặc quân phục và có vũ khí. Họ vào làng, đe dọa trẻ em và phụ nữ. Chúng tôi bị họ vây hãm. Cuộc sống của chúng tôi vốn đã khó khăn, giờ còn khó khăn hơn rất nhiều”.

Các vụ hăm dọa của người chiếm đóng Do Thái diễn ra ngay giữa cộng đồng, họ vào nhà lục lọi và đe dọa bắt giam. Mệt mỏi và hoảng sợ, người dân ở Marajaat yêu cầu cộng đồng quốc tế can thiệp”.


Do Thái Lùng Diệt Những Đầu Sỏ Hamas

-Báo Les Echos ra ngày 25/10/2023 nói về việc “Nhà nước Do Thái truy lùng để trừ khử các thủ lãnh Hamas”.

Tình báo Do Thái đã lập ra một đơn vị đặc biệt nhằm tiêu diệt những người đứng đầu và thành viên nhánh quân sự Hamas đã tổ chức vụ thảm sát, dù đang ở Gaza hay ngoại quốc. Đơn vị mới thuộc Shin Beth, cơ quan chống khủng bố và Mossad, cơ quan tình báo Do Thái, mang biệt danh là Nili, chữ viết tắt của một câu bằng tiếng Hébreu trong Kinh Thánh: “Sự vĩnh cửu của Do Thái sẽ không thể nào nói ngược lại”. Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant khẳng định: “Bọn khủng bố Hamas chỉ có hai chọn lựa: Bị tiêu diệt hay đầu hàng vô điều kiện”. Đã có khoảng mười mấy chỉ huy nhánh quân sự Hamas đã bị Không quân Do Thái trừ khử trong tại Dải Gaza từ 2 tuần qua.

Nhưng hai cái tên đứng đầu danh sách đen thoát được nhờ hệ thống địa đạo chi chít. Đó là Yahya Sinwar, thủ lãnh chính trị và nhất là Mohammed Deif, thủ lãnh nhánh quân sự đã thoát chết ít nhất 6 lần. Những thành viên khác của ban lãnh đạo Hamas ở ngoại quốc như Qatar, Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ cũng là mục tiêu như Ismail Haniyeh, thủ lãnh tối cao; Saleh al-Arouri, phụ trách CisJordan; Khaled Mechaal, từng thoát được một vụ ám sát; Zuher Jabarin, phụ trách Tài chánh.

Vấn đề là liệu nay Nhà nước Do Thái có thể ra tay ở ngoại quốc như trước. Chẳng hạn năm 2010, Mossad đã giết được một đầu sỏ Hamas phụ trách việc mua vũ khí, tại một khách sạn ở Dubai. Trong quá khứ, Do Thái đã tiến hành chiến dịch “Cơn giận của Thượng Đế” để trả thù cho 11 vận động viên bị sát hại ở Thế Vận hội Munich năm 1972. Mossad đã lần lượt khử được khoảng 12 chỉ huy của Tháng Chín Đen, một nhóm bí mật có liên quan đến Phong trào Giải phóng Palestine (PLO), trên đất Pháp, Ý Ðại Lợi, Chypre và Lebanon.

Chiến dịch ám sát đã gây một ít rắc rối với các nước liên quan, đã kết thúc vì một vụ tấn công lầm. Thứ nữa, Do Thái đã ám sát được Cheikh Ahmed Yassine, người sáng lập Hamas năm 2004, nhưng tổ chức Hồi giáo này vẫn tồn tại.


Xung Đột ở Dải Gaza: Tổng Thống Pháp Đến Jordan Tìm Kiếm Một Giải Pháp Hòa Bình


(Hình: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Amman, Jordan, hôm 24/10/2023.)

-Tiếp tục vòng công du Cận Đông, hôm 25/10/2023, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Amman, thủ đô Jordan, và có cuộc hội đàm với quốc vương Abdallah II nhằm tái thúc đẩy “tiến trình hòa bình” thành lập một Nhà nước Palestine. Nguyên thủ Pháp chiều 25/10 sẽ đến Ai Cập, hội đàm với Tổng thống Al Sissi.

Hôm 24/10, sau chặng dừng đầu tiên tại Do Thái, gặp Tổng thống Isaac Herzog và Thủ tướng Benjamin Netanyahu, bày tỏ tình “đoàn kết” và chia sẻ “nỗi đau thương” với người dân Do Thái trước các hành động khủng bố, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến CisJordan và hội đàm với Tổng thống Palestine là Mahmoud Abbas.

Tại đây, nguyên thủ Pháp lên án “nỗi khổ đau” của thường dân Palestine tại dải Gaza, đồng thời kêu gọi một giải pháp chính trị, ủng hộ giải pháp “hai Nhà nước” để có được một nền hòa bình bền vững cho khu vực.

Đặc phái viên Valerie Gas của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tóm lược kết quả chặng dừng đầu tiên và cho biết thêm ý định của Tổng thống Pháp trong ngày công du thứ hai này.

Cuộc gặp chính thức này nằm trong chương trình nghị sự của Emmanuel Macron sáng 25/10: Tổng thống Pháp hội đàm với Quốc vương Jordan Abdallah tại cung điện. Và hai nhà lãnh đạo có nhiều điều để trao đổi. Quảng cáo

Tình hình ở Do Thái là một nguồn căng thẳng trong khu vực. Nỗi lo sợ lớn nhất là xung đột lan rộng. Chẳng hạn như chiến dịch tấn công trên bộ vào dải Gaza mà Nhà nước Do Thái nhắm đến có nguy cơ gây ra một thảm họa nhân đạo và phản ứng dây chuyền.

Do vậy, Tổng thống Macron đưa ra một đề xuất. Hôm 24/10, tại Jerusalem, ông thông báo một liên minh khu vực và quốc tế chống khủng bố dựa theo mô hình của liên minh tồn tại từ năm 2014 để chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech).

Điều này có thể giúp đặt hành động đáp trả của Do Thái trong sự điều phối với một số quy tắc nhằm tránh những hành động thái quá với các hậu quả nằm ngoài kiểm soát và duy trì khả năng có được một giải pháp chính trị.

Đề xuất này chỉ mới ở giai đoạn lý thuyết, thiếu tính khả thi nhưng ông Emmanuel Macron muốn thử nghiệm đề xuất này với vua Jordan Abdallah và rất có thể với Tổng thống Ai Cập Al Sissi nếu ông chấp thuận đến Jordan.


Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan: Hamas Không Phải Là Tổ Chức Khủng Bố


(Hình: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trước đảng AK của mình tại Quốc hội ở thủ đô Ankara, 25/10/2023.)

-Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan mới đưa ra những phát biểu mạnh mẽ nhất về cuộc xung đột ở Gaza. Ông nói hôm 25/10/2023 rằng nhóm chiến binh Palestine Hamas không phải là một tổ chức khủng bố mà là một nhóm giải phóng quân, chiến đấu để bảo vệ đất đai và người dân Palestine.

Thổ Nhĩ Kỳ, nước thành viên Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO), lên án việc dân thường bị giết chết do vụ tấn công loạn xạ của Hamas hôm 7/10 ở miền Nam Do Thái, nhưng cũng kêu gọi lực lượng Do Thái hành động kiềm chế. Khi bạo lực và cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza ngày càng trở nên tồi tệ, Ankara đã chỉ trích mạnh mẽ việc Do Thái bắn phá vùng lãnh thổ đó.

“Hamas không phải là một tổ chức khủng bố, mà là một nhóm giải phóng, là các ‘mujahideen’ đang tiến hành một trận chiến để bảo vệ đất đai và người dân của mình”, ông nói với các nhà Lập pháp trong cùng Đảng AK cầm quyền của ông, sử dụng một từ trong tiếng Ả Rập để chỉ những người chiến đấu cho đức tin của họ.

Không giống như nhiều đồng minh NATO và Liên Hiệp Âu Châu (EU), Thổ Nhĩ Kỳ không coi Hamas là một tổ chức khủng bố và cho các thành viên của nhóm này được trú chân trên lãnh thổ của mình. Ankara ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Do Thái-Palestine kéo dài hàng thập kỷ.

Ông Erdogan cũng chỉ trích các cường quốc phương Tây ủng hộ việc Do Thái ném bom Gaza và kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức, viện trợ nhân đạo được đi vào Gaza không bị cản trở, đồng thời kêu gọi các nước Hồi giáo cùng hợp tác để ngăn chặn bạo lực.

Những phát biểu của ông Erdogan đã nhanh chóng bị Phó Thủ tướng Ý Ðại Lợi Matteo Salvini chỉ trích, cho rằng những lời lẽ đó “thật nghiêm trọng, kinh khủng và không giúp đưa tình hình xuống thang”. Ông đề nghị Ngoại trưởng Ý Ðại Lợi đưa ra phản đối chính thức với Ankara.

Cuộc chiến ở Gaza xảy ra ở thời điểm Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực hàn gắn mối quan hệ với Do Thái sau nhiều năm căng thẳng, tập trung vào năng lượng như một lĩnh vực hợp tác.

Tuyên bố những nỗ lực bình thường hóa đó hiện đã bị đình chỉ, ông Erdogan cũng cáo buộc Do Thái lợi dụng “thiện ý” của Thổ Nhĩ Kỳ và cho hay ông đã hủy chuyến thăm Do Thái được lên kế hoạch trước đó.

Ông Erdogan cáo buộc rằng phương Tây thật đạo đức giả vì đã không phản ứng về “vụ thảm sát có chủ ý” của Do Thái ở Gaza, theo cách dùng từ của ông, với mức độ quyết liệt tương tự như khi họ phản ứng về việc Nga xâm lược Ukraine.


Chiến Tranh Ukraine: Kyiv Tố Cáo Nga Chuẩn Bị Chiến Dịch Bắn Phá Cơ Sở Năng Lượng


(Ảnh: Khói bốc lên từ một nhà máy điện sau cuộc oanh kích bằng drone của Nga vào vùng Kyiv, Ukraine, ngày 19/12/2022.)

-Đêm 24/10/2023, Nga tiến hành nhiều oanh kích bằng drone và phi đạn nhằm vào các vùng ỏ miền Nam và Tây đất nước Ukraine.

Theo thông tấn xã AFP, phía Ukraine, hôm 25/10, thông báo, tại Kherson (Nam), một khu dân cư ở Beruslav bị trúng phi đạn của Nga, khiến một người thiệt mạng. Thành phố Kherson, được giải phóng từ tay quân Nga hồi tháng 11/2022, cũng bị oanh kích nhưng giới chức không cho biết số nạn nhân.

Vùng Khmelnitskii, phía Tây Ukraine cũng bị Nga tấn công bằng drone, nhiều khu dân cư, trường học và tòa nhà hành chính bị hư hỏng. Tuy hệ thống phòng không đã bắn chặn được nhiều drone, nhưng các mảnh vỡ của chúng cũng khiến 18 người bị thương, trong đó có một người trong tình trạng nguy kịch.

Drone của Nga cũng đã đánh trúng một khu vực gần trung tâm khai thác điện nguyên tử Khmelnitskii, làm hư hại nhiều tòa nhà hành chính, nhiều phòng thí nghiệm và phá hủy nhiều mạng lưới điện, cắt đứt nguồn cung cấp điện cho hơn 1.800 gia đình.

Kyiv tố cáo Mạc Tư Khoa chuẩn bị một chiến dịch mùa Đông mới tấn công vào các cơ sở hạ tầng thiết yếu của Ukraine. Đây là chiến lược mà Nga đã sử dụng hồi mùa Đông năm 2022, đẩy hàng triệu người dân Ukraine rơi vào cảnh không điện, không nước, không máy sưởi.

Chiến sự vẫn diễn ra ác liệt tại vùng Avdiivka, hai bên tìm cách “giành giật” từng tấc đất. Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky thừa nhận cuộc chiến xung quanh Kupiansk và Avdiivka là “rất khó khăn”.

Phía Nga hôm nay cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Serguei Shoigu đã đến thăm vùng chiến sự ở Ukraine, thị sát một đồn chỉ huy và có cuộc trao đổi với nhiều viên chức quân sự cao cấp.


Thủ Tướng và Nhiều Nghị Sĩ Gia Nã Ðại Bị Bôi Nhọ Trong Một Chiến Dịch Tuyên Truyền của Trung Quốc



(Hình: Thủ tướng Gia Nã Ðại Justin Trudeau tại Quốc hội, Ottawa, Ontario, ngày 24/10/2023.)

-Quan hệ giữa Gia Nã Ðại và Trung Quốc ngày càng thêm căng thẳng. Hôm 23/10/2023, chính quyền Ottawa khẳng định đã phát giác một chiến dịch “xuyên tạc” trên quy mô lớn của Trung Quốc trên mạng, với nhiều hình ảnh video, bôi nhọ khoảng 50 Nghị sĩ và cả Thủ tướng chính phủ. Mục tiêu là tác động đến chiến dịch vận động tranh cử đang diễn ra.

Từ thủ đô Ottawa của Gia Nã Ðại, thông tín viên Pascale Guericolas của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) giải thích:

“Theo thuật ngữ tin học, điều đó được gọi là gởi thư rác. Nói một cách khác, một mạng lưới máy điện toán “ma/âm binh” gửi dồn dập các bình luận vào hàng ngàn tài khoản các mạng xã hội, kèm theo là nhiều đoạn vidéo được dàn dựng.

Đối tượng tấn công là hàng chục các Nghị sĩ của đảng cầm quyền hay phe đối lập tại Gia Nã Ðại. Họ nhìn thấy những câu phát biểu kiểu chứa nhiều lỗi tiếng Pháp hay tiếng Anh xuất hiện trên các tài khoản Facebook hay X của họ. Những câu công kích đạo đức các Nghị sĩ, hay thậm chí cáo buộc họ phạm các tội hình sự.

Một blogger Trung Quốc, sống tại Gia Nã Ðại, hay chỉ trích đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng là một nạn nhân của chiến dịch bóp méo thông tin. Chẳng hạn, trên các đoạn video, được trí tuệ nhân tạo dàn dựng, người này tố cáo Thủ tướng Trudeau là khiêu dâm.

Quảng cáo

Tuy nhiên, chiến dịch này, nhằm hủy hoại uy tín của các Nghị sĩ, đã kết thúc vào đầu tháng Chín. Đúng vào lúc chính phủ bổ nhiệm một Thẩm phán, để làm sáng tỏ về sự can dự của Trung Quốc trong tiến trình bầu cử của Gia Nã Ðại”.

Trong bối cảnh này, hôm 24/10, một ủy ban phụ trách tiếp cận thông tin và đạo đức của Quốc hội Gia Nã Ðại lại hối thúc chính phủ của Thủ tướng Trudeau thành lập cơ quan “quản lý tác nhân ngoại quốc” nhằm kềm hãm các hành động can thiệp nhắm vào các thể chế Dân chủ của Gia Nã Ðại.


(Hình: Phỏng vấn các ứng viên tại một hội chợ việc làm ở Bắc Kinh, ngày 9/6/2023.)

-Báo Le Monde ngày 24/10/2023 nhận thấy “Bắc Kinh lúng túng vì giới trẻ”. Thất nghiệp chưa bao giờ cao như thế trong thanh niên, dù đang thiếu lao động. Có bằng cấp cao hơn lớp trước, họ không muốn trở thành công nhân nhà máy, làm những công việc nhàm chán.

Theo con số chính thức nay đã bị cấm công bố, số người trẻ thất nghiệp lên đến 21,3%; nhưng theo Giáo sư Kinh tế Trương Đan Đan (Zhang Dandan) của Đại học Bắc Kinh, thì thực ra đến 46,5%. Được đăng trên trang web của tạp chí Tài Kinh hồi mùa Hè, bài phân tích của ông đã bị nhanh chóng kiểm duyệt. Việc ngưng công khai tỉ lệ thất nghiệp cũng bị người dân chỉ trích dữ dội, trên mạng Vi Bác chủ đề này thu hút đến 140 triệu lượt đọc chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Bị áp lực, các trường Đại học không cấp bằng nếu chưa ký được hợp đồng, để làm giảm giả tạo tỉ lệ không việc làm.

Nguyên nhân mà ai cũng thấy là sau 3 năm zero Covid nghiêm ngặt, xuất cảng giảm, địa ốc bị khủng hoảng chưa từng thấy, tiêu thụ nội địa không tăng được. Trong bối cảnh đó, lớp trẻ là nạn nhân đầu tiên vì đa số làm việc trong các lãnh vực bị ảnh hưởng (dịch vụ, tư nhân, việc làm thời vụ) chứ không phải trong khu vực công và kỹ nghệ. Chính quyền còn làm tình trạng thêm nặng nề khi điều chỉnh các công ty kỹ thuật số như Alibaba, Tencent, Meituan; cấm dạy thêm; siết chặt tín dụng địa ốc.

Chính quyền đổ lỗi cho thanh niên không chịu phấn đấu, truyền thông nhà nước kêu gọi “hãy xắn tay áo lên”. Chế độ thực sự lo ngại trước phong trào “thảng bình” (tangping), “bại lạn” (bailan), không làm gì cả. Dan Wang, Kinh tế gia trưởng ngân hàng Hồng Kông Hang Seng nhận xét, đó là thế hệ con một, gia đình đã đầu tư rất nhiều vào việc học, nên họ không chấp nhận những công việc tầm tầm, nhàm chán. Số 12 triệu Cử nhân ra trường năm 2023 xuất thân từ những gia đình khá giả, có thể hỗ trợ họ một thời gian.

Sự chuyển đổi thế hệ là sâu sắc. Năm 2021, đến 58% thanh niên bước vào thị trường lao động có trình độ trung cấp và Đại học, so với 30% năm 2012. Hơn nữa trong 25 năm qua, số sinh viên trung cấp và Đại học đã tăng gấp 10, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Thanh niên nông thôn trước đây là nguồn lao động của các nhà máy, nay thích làm nghề giao hàng cho các sàn thương mại, tự do hơn làm công nhân. Trong bối cảnh kinh tế u ám, đầu năm nay có đến 7,7 triệu thí sinh thi tuyển làm công chức, trong khi chỉ có 200.000 chỗ.


Tập Cận Bình: Trung Quốc Sẵn Sàng Hợp Tác Với Mỹ


(Ảnh: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, ngày 25/10/2023.)

-Ngày 25/10/2023, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ, để cùng giải quyết các bất đồng, cùng nhau làm việc để ứng phó với những thách thức quốc tế.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, trong thư ngỏ gởi đến Ủy ban về Quan hệ Mỹ-Trung, một tổ chức tư vấn phi vụ lợi, có trụ sở ở New York, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng Hoa Thịnh Ðốn và Bắc Kinh cần thiết lập một “cách thức tốt” để hiểu nhau là điều quan trọng cho thế giới.

Nguyên thủ Trung Quốc kêu gọi xây dựng quan hệ song phương ổn định, dựa trên nguyên tắc “tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình và hợp tác cùng có lợi”.

Theo thông tấn xã Reuters, lời mời gọi này được đưa ra một ngày trước khi Ngoại trưởng Vương Nghị công du Hoa Kỳ 3 ngày từ 26 đến 28/10/2023, dường như để chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại San Francisco, nhân thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC), được tổ chức vào tháng 11 tới.

Mùa Hè năm nay, nhiều viên chức cao cấp Mỹ, kể cả Ngoại trưởng Antony Blinken đã đến Bắc Kinh thảo luận với các đồng cấp Trung Quốc. Ưu tiên hàng đầu của Hoa Thịnh Ðốn là không để cho cuộc cạnh tranh gay gắt hiện nay giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và những bất đồng Mỹ-Trung về vấn đề Đài Loan cũng như Biển Đông dẫn đến một cuộc xung đột.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo bình luận, điều đó còn phụ thuộc vào cách hành xử của Mỹ, phải “cho thấy rõ những nỗ lực cụ thể để giải tỏa những lo ngại của Bắc Kinh và thể hiện sự chân thành của Mỹ”.

Trung Quốc hôm 25/10 cũng mạnh mẽ chỉ trích Hoa Kỳ là “kẻ gây rối lớn nhất cho hòa bình và sự ổn định” trên thế giới. Một lời đáp trả về bản báo cáo do Ngũ Giác Đài công bố hôm 20/10 cho rằng năng lực nguyên tử của Trung Quốc đã được mở rộng một cách nhanh chóng. Cảnh báo trước đó cho biết Bắc Kinh dự trù tăng gấp bốn lần số đầu đạn nguyên tử hiện có lên mức 1.500 đầu đạn vào năm 2035.


Vì Đức Cấm Vận, Trung Quốc Không Bán Được Tàu Ngầm Cho Thái Lan


(Hình: Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin trong cuộc họp báo ở phủ Thủ tướng, thủ đô Vọng Các, ngày 5/9/2023.)

-Thái Lan có thể mua khu trục hạm của Trung Quốc thay vì tàu ngầm Yuan Class S26T do không thể lắp động cơ do Đức sản xuất sau lệnh cấm của Bá Linh. Trả lời một cơ quan truyền thông địa phương hôm 24/10/2023, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan cho biết “đã đề xuất với Trung Quốc và họ đang cân nhắc”.

Theo thông tấn xã Reuters, năm 2017, chính phủ Thái Lan đã ký thỏa thuận mua tàu ngầm đầu tiên trị giá 13,5 tỉ Baht (tương đương 373,55 triệu Mỹ kim) trong kế hoạch trang bị 3 tàu ngầm lớp Yuan S26T của Trung Quốc sử dụng động cơ của Đức. Vọng Các đã thanh toán cho đối tác 7 tỉ Baht (tương đương 193,7 triệu Mỹ kim).

Tuy nhiên, Trung Quốc không thể thực hiện hợp đồng ban đầu do Bá Linh cấm sử dụng động cơ của Đức trong thiết bị quân sự xuất cảng của Trung Quốc. Bắc Kinh và Vọng Các đã nhiều lần đàm phán tìm phương án khác. Phía Trung Quốc đề xuất thay thế bằng động cơ nội địa nhưng Vọng Các không chấp nhận.

Trong chuyến công du Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm 10 năm Sáng kiến Vành Đai và Con Đường (BRI), Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã tỏ mong muốn mua một khu trục hạm thay cho tàu ngầm. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Sutin Klungsang, sắp tới hai bên sẽ có nhiều vòng đàm phán về kế hoạch mới. Ông Sutin cho biết dự án tàu ngầm tạm gác lại và sẽ được khai triển “khi đất nước sẵn sàng”. Trước đó, đơn đặt mua hai tàu ngầm khác, trị giá 22,5 tỉ Baht (622,58 triệu Mỹ kim), đã được một ủy ban Quốc hội thông qua năm 2020.

Vấn đề trang bị tàu ngầm Trung Quốc, được chính phủ tập đoàn quân sự Thái Lan thông qua, từng bị công luận chỉ trích. Trước những thắc mắc về lợi ích thực đối với an ninh quốc gia, Hải quân Thái Lan khẳng định việc mua tàu ngầm là vấn đề sống còn cho lợi ích quốc phòng trong dài hạn của đất nước.


Biển Đông: Hoa Kỳ và Các Nước Đồng Minh Sắp Tập Trận


(Hình: Các tàu Hải quân Nhật Bản tập trận cùng hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan ở Biển Đông.)

-Hải quân Hoa Kỳ và bốn nước đồng minh tiến hành tập trận tại Biển Đông vào khi Trung Quốc và Phi Luật Tân đối đầu tại vùng biển tranh chấp.

Ðài Á Châu Tự Do (RFA) loan tin ngày 25/10/2023 cho biết vào đầu tuần này chiến hạm của 5 nước gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Ðại Lợi, Gia Nã Ðại và Tân Tây Lan cùng tham gia cuộc tập trận đa phương ở Biển Đông.

Bản tin dẫn thông cáo từ Lực lượng Phòng vệ Biển của Nhật Bản nói rõ cuộc tập trận có tên Noble Caribou được tiến hành vào ngày 23/10 tại vùng biển nằm giữa hai nước Nam Dương và Mã Lai Á. Mục đích cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng chiến thuật và củng cố hợp tác giữa các bên.

Các chiến hạm tham gia cuộc tập trận gồm có JS Akebono của Nhật Bản, USS Rafael của Hoa Kỳ, HMAS Brisbane của Úc Ðại Lợi, HMCs Ottawa của Gia Nã Ðại, và HMNZS Te Mana của Tân Tây Lan.

Dữ liệu theo dõi tàu biển của RFA còn cho thấy hai chiến hạm của Hoa Kỳ gồm USNS Rappahannock và USNS Henson hoạt động gần khu vực tập trận của năm chiến hạm các nước tham gia vừa nêu.

Trước đó một ngày, Phi Luật Tân đã cho triệu Ðại sứ Trung Quốc ở Manila đến để phản đối về hai sự việc gần Bãi Cỏ Mây với cáo buộc tàu hải giám Trung Quốc di chuyển nguy hiểm gây va chạm với tàu Phi Luật Tân.

Phía Bắc Kinh lại cáo buộc tàu Phi Luật Tân xâm phạm vùng biển của Trung Quốc tại đó.

Chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại viện Hợp tác Hàng Hải và Quản trị Đại dương Huayang Trung Quốc, Mark Valencia, cho rằng cuộc tập trận chắc hẳn được lên kế hoạch từ lâu trước khi xảy ra những sự vụ gần đây; tuy nhiên theo vị chuyên gia thân Trung Quốc này thì đây nằm trong chiến lược chống Trung của Mỹ.


Tin Thêm Về Mỹ: Sau 3 Lần Thất Bại, Đảng Cộng Hòa Đề Cử Được Ứng Viên Mới Vào Chức Chủ Tịch Hạ Viện


(Hình: Dân biểu đảng Cộng hòa, Mike Johnson, tại Hạ viện Mỹ, ngày 24/10/2023.)

-Vào hôm 24/10/2023, Đảng Cộng hòa, hiện nắm đa số tại Hạ viện Mỹ, đã chọn được một ứng viên mới cho chức Chủ tịch Hạ viện. Đây là ứng cử viên thứ tư được đề cử để lên thay cựu Chủ tịch Kevin McCarthy bị các Dân biểu thân Trump lật đổ từ ngày 3/10. Từ đó đến nay, đã có 3 ứng viên khác liên tiếp bỏ cuộc vì không hội đủ số phiếu cần thiết trong nội bộ đảng.

Dân biểu Mike Johnson từ tiểu bang Louisiana đã chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu nội bộ của đảng Cộng hòa, chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi ứng cử viên Tom Emmer trước đó phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ phía cựu Tổng thống Donald Trump và tuyên bố rút lui.

Hạ viện Mỹ đã bị đẩy vào tình trạng tê liệt do việc đảng Cộng hòa, chiếm đa số sít sao tại định chế này, đang bị chia rẽ trầm trọng, với một nhóm Dân biểu rất bảo thủ thân Trump thẳng thừng chống lại đa số ôn hòa. Từ Hoa Thịnh Ðốn, thông tín viên của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:

“Riêng trong ngày thứ Ba (24/10), không phải là một, mà đã có đến hai ứng cử viên, được đảng Cộng hòa đề cử lên nắm chức Chủ tịch Hạ viện. Tối khuya, Dân biểu Mike Johnson ở tiểu bang Louisiana rốt cuộc đã được chọn sau một ngày bầu phiếu sôi động khác thường.

Sôi động là vì ngay buổi sáng, Dân biểu này đã bị đánh bại ở vòng bỏ phiếu đầu tiên, thua ông Tom Emmer, một lãnh đạo cao cấp trong đảng Cộng hòa ở Hạ viện Mỹ. Có điều là chưa đầy bốn tiếng đồng hồ sau khi được đề cử, ông Tom Emmer đã phải bỏ cuộc trước quá nhiều sự phản đối trong nội bộ đảng để hy vọng hội đủ số phiếu để đắc cử trong phiên họp toàn thể.

Đối với các thành phần cực đoan trong phe cực hữu trong đảng, Tom Emmer chưa đủ bảo thủ vì đã bỏ phiếu ủng hộ việc duy trì hôn nhân đồng giới. Thậm chí, đối với cựu Tổng thống Donald Trump, ông còn là một đảng viên Cộng hòa giả hiệu. Phát biểu bên lề một phiên tòa dân sự ở New York, cựu Tổng thống đã yêu cầu tìm người khác.

Thế là đảng Cộng hòa ở Hạ viện đã phải bắt đầu lại từ đầu. Người đứng thứ hai vào buổi sáng, Mike Johnson, đã tái ứng cử và giành được đa số tương đối. Ông tự mô tả mình là một người bảo thủ chân chính. Bằng chứng là ông thuộc nhóm đã phản đối việc xác nhận kết quả cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020.

Cuộc bỏ phiếu bầu Chủ tịch Hạ viện sẽ diễn ra trong phiên họp toàn thể dự kiến vào giữa trưa, theo giờ Hoa Thịnh Ðốn. Ông Johnson sẽ cần đến ít nhất 217 phiếu bầu. Khuya hôm qua, trong cuộc bỏ phiếu nội bộ cuối cùng, không có ai phản đối ông một cách rõ ràng, nhưng có khoảng 20 người vắng mặt”.


Kinh Hoàng: Nổ súng ở tiểu bang Maine, 22 người chết, hơn 50 bị thương!

-Cảnh sát xác định được nghi can bắn chết 22 người ở Lewiston, Maine, hôm Thứ Tư, 25 Tháng Mười, là một huấn luyện viên bắn súng, được quân đội huấn luyện, và mới đây được đưa và một bệnh viện tâm thần, cảnh sát thông báo trong nội bộ như vậy, theo AP.

Thông báo nội bộ này, mà AP đã xem qua, đang được gởi đến các giới chức công lực tối Thứ Tư, sau khi xảy ra vụ nổ súng làm chết 16 người.


(Hình: Hung thủ bị tình nghi bắn chết hàng chục người ở Lewiston, Maine.)

Thông báo cho biết, nghi can tên là Robert Card, được huấn luyện dạy bắn súng tại trung tấm huấn luyện Lục Quân Trừ Bị ở tiểu bang Maine. Tài liệu cho thấy nghi can từng được đưa vào một bệnh viện tâm thần khoảng hai tuần mùa Hè vừa qua. Thông báo không cho biết chi tiết về bệnh tình, tình trạng, cũng như nghi can có được chữa hết chưa.

Tài liệu cũng nói nghi can Robert Card từng đe dọa bắn người tại căn cứ huấn luyện ở Saco, Maine.

Có một số điện thoại mang tên Robert Card, nhưng khi gọi tới không ai trả lời.

Cảnh sát Lewiston xác nhận trên Facebook rằng Robert Card, sinh ngày 4 Tháng Tư, 1983, là nghi can trong vụ nổ súng và được coi là nguy hiểm

Không có nhận xét nào: