Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

Tại sao đêm đi tiểu nhiều lần - Bác Sĩ Đặng Trần Hào



Bàng quang sở dĩ thải được nước tiểu ra ngoài phải nhờ vào khí hóa của tam tiêu. Những nguyên nhân gây ra tiểu tiện bất thường liên quan tới tam tiêu.Thông thảo là vị thuốc Nam thường dùng để chữa bệnh lậu đái buốt, mắt mờ, thủy thũng hoặc sưng phù. (Hình: thuocdantoc.org) Y khoa Đông phương chia tam tiêu ra ba vùng và liên quan với những tạng phủ của từng vùng như sau: Thượng tiêu là vùng đầu, tim và phổi; trung tiêu là dạ dày, lá lách; hạ tiêu là gan, thận, đại trường, tiểu trường và bàng quang.
<!>
Theo sách Nội Kinh, tam tiêu điều hòa thủy dịch trong cơ thể và là hệ thống chính thông điều thủy đạo. Thượng tiêu như sương, trung tiêu như bọt và hạ tiêu như ao hồ.

Sự mất quân bình của tam tiêu ảnh hưởng tới bàng quang có thể gây ra đi tiểu nhiều, tiểu ít, tiểu gắt, tiểu khó, đi tiểu ra máu, tiểu đêm nhiều lần…

Thận âm suy và hư hỏa gia tăng cộng với thấp nhiệt thường gây ra tiểu tiện đêm nhiều lần, và tiểu tiện không thông.

Thận âm suy gây ra tiểu tiện nhiều lần

Thận âm suy gây ra hư hỏa, mà thận và bàng quang là một cặp âm dương hỗ trợ và kiềm chế nhau làm sao cho quân bình trong nhiệm vụ thanh lọc, sinh tủy, sinh tinh, duy trì nòi giống và phối hợp với bàng quang thải nước tiểu ra ngoài.

Theo định luật biến dịch của trời đất, chúng ta cũng không thể tránh khỏi sinh-trưởng-thu-tàng. Với tuổi đời ngày càng chồng chất, những người lớn tuổi hay bị thận âm suy, có nghĩa là máu suy gây ra tiểu tiện đêm nhiều lần, ngủ chập chờn, không ngon giấc, hồi hộp, miệng và cổ họng khô, đau nhức tứ chi, cổ, đứng yếu không lực.

Tại sao thận âm suy lại tiểu tiện đêm nhiều lần? Vì con người là một tiểu vũ trụ, liên quan với đại vũ trụ. Có nghĩa là khi vũ trụ thay đổi từ ngày qua đêm, từ dương qua âm, thì thận cũng phải thay đổi theo cho thích hợp với sự thay đổi ở bên ngoài. Một khi thận suy không đáp ứng được sự thay đổi đó, không thay đổi kịp theo với sự thay đổi từ ngày sang đêm của vũ trụ, nên phần âm và phần dương lại càng cách biệt nhau nhiều hơn. Mà thận và bàng quang là liên hệ biểu lý với nhau, nên thận âm suy gây ra bàng quang suy làm ảnh hưởng niệu đạo, là một cơ tròn không còn đủ dương tính để co thắt và mở ra đưa nước tiểu ra ngoài theo đúng mệnh lệnh. Lý do thận suy không thể cô đọng được nước tiểu vì sự thẩm tách (dialysis) này cần phải được thận thực hiện một cách hoàn hảo để duy trì nội môi, tức cân bằng hóa chất trong máu.

Theo thời gian và tuổi đời làm thận suy, bộ phận tinh lọc nước tiểu bị giảm năng lực, làm những tế bào trong ống mất dần tính nhạy bén trong việc điều tiết nước tiểu mà gây ra đi tiểu đêm nhiều lần.

Nếu âm suy nhiều sẽ gây ra hư hỏa nhiều, âm ỉ đốt và tiêu thụ tân dịch, làm viêm niệu đạo mà gây ra đi tiểu không thông và nhiễm trùng đường tiểu, có ít máu ra theo nước tiều hay nhiễm trùng gây lúc nóng, lúc lạnh.

Trong trường hợp này, chúng ta phải chữa trị gốc của bệnh là thận âm suy cho quân bình âm dương trở lại. Thanh hư hỏa thì tiểu tiện sẽ trở lại bình thường và không còn máu trong nước tiểu nữa. Nếu chúng ta dùng trụ sinh thì chỉ giúp trong giai đoạn nhất thời, cũng rất cần thiết, nhưng sau đó phải chữa nguyên nhân gây ra nhiễm trùng, mới mong hết hẳn. Nếu không, một thời gian ngắn, bệnh trở lại và quý bà thường than phiền và lo sợ nước tiểu thử thường có máu. Trường hợp này Đông y chữa được.

Bài thuốc “Lục Vị Địa Hoàng Thang:”
-Phục linh 9 gram
-Sơn thù du 9 gram
-Mẫu đơn bì 6 gram
-Trạch tả 9 gram
-Hoài sơn 9 gram
-Thục địa 12 gram

Gia:
-Sa tiền tử 9 gram
-Thông thảo 9 gram
-Toan tao nhân 9 gram
-Viễn trí 9 gram
-Thạch xương bồ 9 gram
-Ích trí nhân 9 gram
-Tang phiêu tiêu 9 gram
-Đại táo 3 trái

Nhiệm vụ các vị thuốc:

-Thục địa: Bổ thận và gia tăng lượng huyết, giảm đau.

-Sơn thù du: Ôn gan và giúp tăng cường sức mạnh cho thận.

-Mẫu đơn: Thanh nhiệt và giảm huyết nóng.

-Sơn dược: Bổ tì và tăng cường thận.

-Phục linh: Thông tiểu tiện, giảm sưng, giảm thấp nhiệt trong tì.

-Trạch tả: Lợi tiểu, bồi bổ tai, giảm ù tai, mắt bớt khô và mờ.

-Sa tiền tử, thông thảo: Thanh nhiệt, lợi tiểu.

-Toan táo nhân, viễn trí, thạch xương bồ: Thanh tâm hỏa, an tâm và ngủ ngon.

-Ích trí nhân, tang phiêu tiêu: Bổ thận và giảm tiểu đêm nhiều lần.

-Đại táo: Bổ máu và phối hợp các vị thuốc.

Thông thảo điều trị viêm đường tiết niệu dưới dạng thuốc sắc. (Hình: thuocdantoc.org)

Thận âm suy và thấp nhiệt trong bàng quang tiểu tiện đêm nhiều lần và bí tiểu

Thận âm suy thì gây ra tiểu tiện đêm nhiều lần, nhưng nếu thêm thấp nhiệt, cộng với hư nhiệt do thận âm gây ra thì hỏa gia tăng nhiều hơn mà gây ra tiểu tiện đêm nhiều lần và bí tiểu.

Đặc tính của thấp hay bài tiết ra chất đục như nước tiểu đục. Trong trường hợp bàng quang, nhiệt, cộng với thấp dễ gây ra sưng và nhiễm trùng đường tiểu. Nếu bị nhẹ thì đi tiểu không thông và không thoải mái, hơi bí và đôi khi có chút máu trong nước tiểu, mắt thường không nhìn thấy. Còn nếu nhiều nhiệt, nước tiểu vàng, đậm đặc, rất khó tiểu và đôi khi nước tiểu có nhiều máu vì đường tiểu tiện bị sưng vì nhiễm trùng, đi tiểu nhiễu từng giọt, đau giang sườn và đau niệu đạo, tức vùng thượng vị, miệng khô, hay khát nước, đau thắt lưng. Rêu lưỡi vàng. Mạch hoạt và huyền.

Trị liệu: Thanh nhiệt, tiêu thấp, thông tiểu và giảm sưng.

Bài thuốc “Trình Thị Khải Bế Thang:”
-Nhũ hương chế 9 gram
-Đào nhân 9 gram
-Phục linh 9 gram
-Thông thảo 3 gram
-Hoàng bá 9 gram
-Xích thược 9 gram
-Hoạt thạch 6 gram
-Ý dĩ 9 gram
-Một dược chế 6 gram
-Sa tiền tử 9 gram
-Tri mẫu 9 gram
-Đại táo 3 trái

Nhiệm vụ các vị thuốc:

-Nhũ hương, một dược: Trị niệu đạo đau và sưng.

-Đào nhân, xích thược: Hành huyết, thông huyết và loãng huyết.

-Phục linh, thông thảo, hoạt thạch, ý dĩ: Lợi tiểu, bí tiểu, thanh nhiệt, giảmđau, tiêu sạn.

-Hoàng bá, thông thảo: Tiêu thấp.

-Sa tiền tử,tri mẫu: Lợi tiểu, thanh nhiệt và tiêu thấp.

-Đại táo: Phối hợp các vị thuốc.

Ngoài những nguyên nhân trực tiếp do thấp nhiệt bàng quang, bị nhiễm trùng đường tiểu tiện hay ung thư nhiếp hộ tuyến gây ra, còn do nhiều nguyên nhân gián tiếp khác như phổi, tim nóng, thấp nhiệt tại trung tiêu, trung khí suy, thận âm suy, nguyên khí suy và mệnh môn suy.

Những nguyên nhân gián tiếp này mà chúng ta chỉ trị liệu tại đường tiểu tiện và bàng quang mà thôi, thì sẽ không bao giờ hoàn toàn hết bệnh được, mà đôi khi còn làm cho bệnh nhân thêm chán nản.

Quý vị phải tự quyết định và chọn một phương pháp trị liệu thích hợp cho bệnh tình của mình. [hp]

Không có nhận xét nào: