Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

CHƯƠNG TRÌNH Jane HTD – 14Sept 2021 – Câu Chuyện Âm Nhạc

Lãnh Vực Âm Nhạc - Văn Nghệ Trong Chế Độ Việt Nam Cộng Hòa:

Kính thưa quí Cô Chú Bác, Anh Chị Em,

Trong chương trình Hát Cho Quê Hương Tôi tối đêm nay, Jane xin trình bày Câu Chuyện Âm Nhạc đề cập tới nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và gia tài âm nhạc của ông, đã gây tranh cải rất nhiều từ phía người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại. Jane cũng không ngoại lệ và tự xét thấy phải lên tiếng nói với quan điểm và nhận định của riêng cá nhân mình, cho dù có thể sẽ không được miễn trừ nhận lời phê bình gay gắt, hoặc lên án của quí vị không cùng quan điểm…

<!> 

Dẫu sao, ít nhất trên chương trình HOA TỰ DO – Hát Cho Quê Hương Tôi Jane  cũng lên tiếng cho một vấn đề cần phải mỗ xẻ “vết thương Nhạc Trịnh” qua cái nhìn của một người sinh trưởng tại miền Nam – Việt Nam biết trân quí gia tài âm nhạc ở giai đoạn từ 1954 – 1975. Không phải một nhánh lan hư héo, thì chúng ta phải vứt bỏ cả một chậu lan xinh đẹp, trong khi chúng ta có thể cắt tỉa và giữ lại những tố chất giá trị để thưởng hoa và hữu dụng; lại nữa xét ra thì nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã sáng tác nhiều nhạc phẩm tầm cỡ hàn lâm, đóng góp cho gia tài âm nhạc  Việt Nam Cộng Hòa thêm phong phú và giá trị để đời… Hiển nhiên, tự đấy chúng ta không cần phải biện minh, vì “Hữu Xạ Tự Nhiên Hương” là Chân, là Thiện, là Mỹ, là thể hiện “tố chất” và đặc tính Tự Do – Dân Chủ vốn là chiếc nôi êm ái, và là tấm lòng từ bi của người Mẹ hiền, mà chính từ nơi êm ái đó,  đứa bé Âm Nhạc - Nghệ Thuật được khai sinh và nuôi dưỡng lớn dậy, đem mật ngọt, hương sắc đóng góp cho Văn Hóa miền Nam Việt Nam có giá trị tuyệt vời góp mặt với danh hoàn. 

Tại miền Nam vào thập niên 1960, lần đầu tiên người dân miền Nam nghe trên đài phát thanh tiếng hát của nữ ca sĩ Thanh Thúy, Bạch Yến hát những bản nhạc như: Ướt Mi, Thương Một Người, Lời Buồn Thánh…, nữ ca sĩ Hà Thanh hát bản Biển Nhớ, Hạ Trắng … rồi giọng hát như có âm thanh ma mị của Khánh Ly với những bản phản chiến ca trong tập nhạc Ca Khúc Da Vàng, và đặc biệt cô hát Diễm Xưa như có nỗi đau hiện thực ray rức với những “chuyến mưa bay trên tầng tháp cổ…”, buồn lấm ướt tâm hồn người đa sầu, đa cảm miền Nam…! Hay tuyệt hơn nữa tiếng hát sang cả Lệ Thu với Nắng Thủy Tinh “màu nắng hay là màu mắt em…”  với khung cảnh công viên nắng lụa mềm có đôi tình nhân bên nhau mà chợt nhớ ngày xưa sao nắng thu không vàng và nỗi buồn dâng mênh mang …! Như vậy đó,… Trịnh Công Sơn thành danh và được biết bao triệu người mộ điệu, trân trọng tài hoa Âm Nhạc của người nhạc sĩ bước vào cánh cửa lâu đài âm nhạc vốn đã có những cây đại thụ như Phạm Duy, Hoàng Trọng, Vũ Thành, Văn Phụng, Lam Phương, Dương Thiệu Tước… sừng sững từ trước.

Cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bước lên đài vinh quang và được các giới chức cao cấp trong guồng máy chính phủ Việt Nam Cộng Hòa mộ chuộng và dành cho ông rất nhiều cảm tình quí mến… Trong số có vợ chồng phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đương thời và đại tá Lưu Kim Cương - Tư Lệnh Không Đoàn 33 Chiến Thuật chỉ huy Yếu Khu Phi Trường Tân Sơn Nhất, nhận Trịnh Công Sơn làm người em kết nghĩa hết lòng giúp đở cho Trịnh Công Sơn có đời sống vật chất sung túc, thảnh thơi mà tự do sáng tác…  

Cũng do ân tình thâm sâu mà Trịnh Công Sơn cảm tác viết ca khúc “Hát Cho Một Người Vừa Nằm Xuống” và nữ ca sĩ Khánh Ly cất tiếng hát với nước mắt tiễn đưa người anh lớn Lưu Kim Cương xuống huyệt mồ vào tháng 5 – 1968. Nhạc phẩm và tiếng hát nức nở như lời truy điệu của người nữ ca sĩ trong chiếc áo dài buồn rười rượi… Còn đâu nữa để khóc một “người Anh lớn Lưu Kim Cương” cưu mang ân tình nghĩa luỵ đông đầy… và rồi Trịnh Công Sơn cũng quay lưng xoay trở bỏ Anh, bỏ bạn bè “Miền Nam Cộng Hoà” để ôm “cây đàn đỏ” nối vòng tay lớn với bọn rợ Hồ dép râu, nón cối, tay súng AK lấy làm “đồng chí”, bằng hữu, nhân thế  và cuộc đời hư vô lồng lộng có “không” được không  với tiếng người thị phi cho dù là một mảnh lông hồng phất phơ trước gió bão công luận thế gian …!

Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây
Đã vui chơi trong cuộc đời nầyĐã bay cao trên vòm trời nầyRồi nằm xuống không bạn bè, không có aiKhông có ai từng ngày, không có ai đời đời…Ru Anh ngủ vùi, mùa mưa tới trong nghĩa trang nầy có loài chim  thôi…(Hát Cho Một Người Vừa Nằm Xuống - Trịnh Công Sơn)

 Sáng ngày mùng 2 tháng 5 – 1968,  vào lúc 10 giờ, Ðại Tá Lưu Kim Cương đích thân chỉ huy đơn vị chiến đấu bảo vệ vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất, đẩy lui một cánh quân Việt Cộng tại khu nghĩa trang Pháp gần ngã tư Bảy Hiền. Ông đã tử trận vì một trái B40 bắn ra từ phía địch quân, trúng ngay tấm mộ bia bên cạnh ông, sức nổ và miểng đạn đã làm ông tắt thở ngay tại chỗ. Ông được truy thăng cấp bậc Chuẩn Tướng và truy tặng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm theo Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu. Tang lễ của ông được tổ chức theo lễ nghi quân cách của một Tướng lĩnh. Ông là vị Sĩ Quan Cao Cấp nhất tử trận tại chiến trường đầu tiên trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.  

Tuy vậy, Trịnh Công Sơn có công viết tác phẩm truy điệu vị Sĩ Quan cấp Tướng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và giá trị đã kinh qua thời gian hơn nửa thế kỷ vẫn còn tố chất chưa phai nhòa theo gió bụi thời gian. Nhưng đấy cũng chỉ là chuyện cá nhân mộ chuộng và yêu mến Trịnh Công Sơn theo cách riêng thường tình mà thôi. Chính phủ miền Nam chúng ta đã không biết và không có đặt đúng tầm cỡ đãi ngộ nhân tài quốc gia, và nhận xét chung: Những Văn Thi Sĩ, Nhạc Sĩ, Họa Sĩ,…tầm cỡ, họ là nhân tài và là giới tinh hoa của dân tộc - đất nước không dễ có ? Do vậy, chính ra chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phải có chương trình quốc gia với những qui chế đãi ngộ xứng đáng, để cho họ có được đời sống tương xứng và sáng tác những tác phẩm có giá trị cho Quốc Gia.  

Nhưng nhà cầm quyền miền Nam chúng ta đang phải đối đầu với nhiều vấn đề sinh tử tại các mặt trận máu lửa từng giờ và từng ngày… Nên ít có giới chức nào nghĩ tới vấn đề Văn Hóa cũng rất quan trọng và cần phải có đề cương với tầm cỡ hàn lâm Quốc Gia. Phần lớn giới chức cầm quyền trong nội các chính phủ là “dân Kaki” xuất thân từ Quân Đội và có lẽ do vậy, nên các Văn Thi Sĩ, Nhạc Sĩ, Nghệ Sĩ có tài và trong hạn tuổi quân dịch chỉ được thu nhận và phục vụ trong các phần sở Chiến Tranh Chính Trị hay làm nhân viên của các đài truyền thanh, truyền hình Quân Đội và số ít người phục vụ ở địa hạt dân sự. 

   Phải nói ngay rằng, những bản nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn đã có những tác động lãng mạn, yếm thế trên phương diện tâm lý thanh niên miền Nam. Nhưng thực tế   những ảnh hưởng đó không có tác hại gì tới xã hội dân chúng miền Nam và mọi việc sinh hoạt vẫn cứ như bình thường… Không ai có thể phủ nhận tài năng của Trịnh Công Sơn qua những bài nhạc như thơ, lãng mạn một cách mơ hồ, ray rức ! Người Quốc Gia chỉ biết yêu quí tài năng của Trịnh Công Sơn, nhưng chính bọn Cộng Sản Bắc Việt mới biết xử dụng Trịnh Công Sơn.  

Bằng chứng sau 30/4/1975, đa số nhạc Trịnh Công Sơn bị cấm lưu hành vì tính cách độc hại của nó. Đó là một thái độ khôn ngoan của Cộng Sản. Thuốc độc là một số bản nhạc có tính cách phản chiến, chỉ tốt cho địch thù chứ không tốt cho ta! Cũng sau ngày đau nhục 30/4/1975, nếu ai còn kẹt lại Sài Gòn sẽ đọc được trên tờ Sài Gòn Giải Phóng, Tin Sáng... nhiều bài khoe công với cách mạng, lấy le với đồng bào của bọn nằm vùng này. Đọc rồi mới thấy bọn chúng được huấn luyện cẩn thận, đấu tranh có kỹ luật và kỹ thuật cao, đã không bỏ lỡ bất cứ một cơ hội nào, bỏ sót một chi tiết nào để đánh địch, phá hoại địch, chưởi địch.  

Lý Chánh Trung, giáo sư đại học Sài Gòn, đã tỷ mỉ kể lại những lần trốn vào bưng học tập ra sao và khoe những thành tích chống Mỹ Ngụy ngay trước mắt chúng mà chúng vì ngu nên không biết lại còn xin được dịch đăng trên báo Mỹ với cái tên tác giả lớn chình ình: Nguyễn Ý Mỗ. Theo lời giải thích của Lý Chánh Trung trên bài báo, thì Ý Mỗ đọc ngược lại là Ố Mỹ, chữ nho ố là ghét, ghét Mỹ. Kể ra đó là một sự tự phụ quá đáng. Không phải Quốc Gia không có những người nhìn ra được cái đuôi của Lý Chánh Trung, nhưng những người nhìn thấy lại là những ngươi không có quyền hành. Cụ thể là Vũ Hạnh đã bị vạch mặt nằm vùng nhưng rồi cũng bình an vô sự. Sau khi miền Nam mất, Lý Chánh Trung được chức Phó Chủ Tịch Hội Trí Thức Yêu Nước và Vũ Hạnh được chức Tổng Thư Ký hội Nhà Văn Nhà Báo Sài Gòn Giải Phóng… So sánh với đám “trí thức” thiên tả cộm cán như trên thì Trịnh Công Sơn chỉ là kẻ mộng mơ kém cỏi có ít độc tố và là tay mơ trong giới “hồng” hơn chuyên làm lợi cho Cộng Sản khó có thể đánh phá, hủy hoại  Việt Nam Cộng Hòa chúng ta.

Người dân miền Nam đón nhận tài hoa Âm Nhạc của Trịnh Công Sơn để thưởng thức văn nghệ, chứ không bị ảnh hưởng ru ngủ hay vì đấy mà phải chạy theo giặc thù. Người Lính Việt Nam Cộng Hòa nghe nhạc Trịnh Công Sơn cũng chỉ để thưởng thức âm nhạc và giải trí như sinh hoạt thường ngày thôi… Chứ không phải bị ảnh hưởng tư tưởng phản chiến mà cầm súng quay trở theo kẻ thù hoặc rã ngủ. Chiến trường Việt Nam vẫn luôn khốc liệt từng giây phút, từng giờ và hằng ngày và quân nhân các cấp trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chưa bao giờ vì nhạc Trịnh Công Sơn mà lơi tay súng Bảo Quốc – An Dân.  
Cho tới hiện tại, Cộng Sản Bắc Việt đã đặt nền móng cai trị toàn cõi nước Việt Nam với bàn tay thép lạnh, chúng sẳn sàng tiêu diệt dân cả làng, cả quận hạt, cả tỉnh thành khi cần phải giết để bảo vệ sự an nguy của Đảng và thảnh quả chế độ Cộng Sản. Nhưng chúng cũng vẫn còn cấm nhạc phản chiến ca của Trịnh Công Sơn vì xét có hại cho đảng và chế độ Tư Bản Đỏ của chúng. Hãy nghe vài dòng nhạc có tính cách phản chiến của Trịnh Công Sơn trong tập Ca Khúc Da Vàng như: “… Hai mươi năm đàn con khôn lớn, đi rồi không về, đứa con da vàng của mẹ ngủ đi con…” ! Chúng ta sẽ hình dung ra ngay khung cảnh của đám “bộ đội sinh Bắc tử Nam” gian khổ vượt Trường Sơn xâm nhập vào Nam, làm sao có thể về được dưới những trận mưa bomb B52 kinh hoàng và hỏa lực của cả triệu tay súng thiện chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trên trận địa…  
Xương trắng, máu thịt của hàng hàng, lớp lớp  thanh niên miền Bắc bị đảng xung vào lực lượng “quân đội nhân dân, bộ đội cụ Hồ” bị tan tành trên khắp vùng tử địa, thì làm sao “đứa con da vàng của mẹ” có thể trở về ngôi nhà mái tranh, phên nứa nghèo khổ, quanh năm đói rét ở miền Bắc chứ ?  Hay “ Chiều đi qua Bãi Dâu, tôi đã thấy những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em…! Xác nào là em tôi, xác nào là mẹ tôi, trong hố hầm này, bên xác người già yếu có xác còn thơ ngây…” ! Chỉ vài dòng ca từ đã tố cáo bọn cán binh Cộng Sản Bắc Việt chôn sống dân Huế trong Tết Mậu Thân 1968 ! Và đây nữa “ … Một chiếc xe tang trên đường làng, trái mìn nổ chậm, người chết hai lần thịt da nát tan…” ! Lời hát diễn tả bọn Việt Cộng đấp mô, gài mìn trên những con đường lộ, giết người dân hiền hòa tất bật mua bán hàng bông, hoa màu trên những chuyến xe chở hàng ra phố chợ… Và còn nữa rất nhiều…! Nhưng Trịnh Công Sơn muốn ám chỉ ca ngợi cô gái du kích “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” trong nhạc “ Người con gái Việt Nam da vàng đi trong đêm vang rền tiếng súng…”. Thì quả thật dân chúng miền Nam nghe hát cũng chỉ là nghe thường thường vậy thôi, chứ chẳng ai bị ảnh hưởng để tung hô, tuyên dương người nữ du kích làm công tác giao liên, hộ lý… và phải tất tả đi trong đêm khuya đang vang rền tiếng súng giao tranh ! Có thể Trịnh Công Sơn khi viết bản nhạc “ Đàn Bò Vào Thành Phố” là để ám chỉ Mỹ vào Việt Nam “… Đàn bò vào thành phố, thành phố bỏ hoang,đàn bò tìm dòng sông, nhưng dòng sông cạn khô, đàn bò bỗng thấy buồn…” ! Nhưng tác dụng bị phản tuyên truyền và là phản ảnh đám bộ đội Cộng Sản Bắc Việt thân xác ốm đói, xanh xao trong bộ quân phục kaki nội hóa màu xanh cứt ngựa rộng thùng thình “quê một cục”, với hàm răng vẫu đóng bựa ke vàng ố dơ bẩn, ánh mắt láu liên và bỡ ngỡ nhìn thành phố văn minh hoa lệ miền Nam như mán mọi về thành… ! Bấy nhiêu, và cho mãi tới ngày nay sau hơn 46 năm xâm chiếm toàn cõi miền Nam, chúng vẫn còn ngăn cấm phần lớn nhạc Trịnh Công Sơn.  Chúng chỉ cho phép một số giới hạn nhạc Tình Ca của Trịnh Công Sơn vì xét thấy vô hại cho chế độ. 

Nhưng về phía chúng ta, tại sao chúng ta phải cào bằng tất cả nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn và tẩy chay, có khác gì xô đẩy một gia tài Âm Nhạc có giá trị suốt 21 năm trong miền Nam Tự Do, khai phóng của chúng ta. Như thế cũng có nghĩa là chúng ta tự tống khứ biết bao nhiêu cái tốt đẹp không dễ gì có được gìn vàng, giữ ngọc của chúng ta về phía quân thù ? Hãy nhìn lại từ sau 1954 cho tới ngày nay, Việt Nam trong ách thống trị của loài độc tài Cộng Sản Bắc Việt đã có bao nhiêu nhạc sĩ có đủ tài để sáng tác được nhạc phẩm có giá trị ? Tài hoa chỉ có thể sinh trưởng trong thế giới Tự Do. Một bó hoa tàn héo bị người vứt bỏ ra vệ đường… Nhưng với bàn tay nghệ thuật, ta có thể cắt tỉa giữ lại vài bông hoa khả dĩ còn hương sắc trang điểm cho đời. 

   Do vậy, riêng quan điểm của Jane không vì số người hô hào tẩy chay tất cả toàn bộ cả ngàn bản nhạc Tình Ca như: Diễm Xưa, Biển Nhớ, Ướt Mi, Thương Một Người, Như Cánh Vạc Bay, Cát Bụi, Tình Xa, Nhìn Những Mùa Thu Đi, Nắng Thủy Tinh, Mưa Hồng, Còn Tuổi Nào Cho Em, Chiều Một Mình Qua Phố, Tuổi Đá Buồn,…có lời ca từ nào mang “hơi hám” hay làm lợi cho Việt Cộng đâu ? Hầu hết là thể loại Tình Ca có giá trị của Trịnh Công Sơn. Vậy tại sao chúng ta có thể vô trí đem như trao tay cho bọn Việt Cộng man rợ, vô cảm tính là thưởng công cho chúng hưởng gia tài Âm Nhạc Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa. Xin chớ mắc mưu bọn Việt Cộng để chúng chiếm trọn nhạc phẩm là tài hoa Âm Nhạc của nền Văn Hóa – Việt Nam Cộng Hòa chúng ta. 

Jane Việt Nữ HOA TỰ DO.

 

Không có nhận xét nào: