Kính thưa quý vị, như phần một qua lời tiết lộ vô tình của một người làm công chở nước phở đi bỏ mối cho các tiệm phở và sự tiết lộ độc đáo hơn về loại thuốc "rửa bồn cầu tiêu" nấu phở mà chúng ta được đọc qua (ở phần một)...Hôm nay mời tất cả anh chị em đi sâu vào tìm hiểu xem nồi phở làm sao cho nó thơm và ngọt ! Sau khi đọc bài viết xong chúng tôi làm thí nghiệm (Mong mọi người cũng nên làm thí nghiệm cho bản thân mình)
Mua 5 Lbs xương heo hay bò ở ngoài chợ đem về bỏ vào nồi slow cook cho thêm vào 3 muỗng cà phê loại Kaboom Oxi toilet cleaner powder hầm một đêm tới sáng lấy muỗng quậy quậy không còn 1 miếng xương nào hết. Tất cả tan rã thành nước và nước màu đục xương, mùi thơm của xương của tủy bốc lên nghi ngút ... Nhưng cái quan trọng là nếu đem nồi nước lèo kia vào ngược lại phòng Lab (Phòng thí nghiệm) thì chúng ta mới biết nồi nước lèo thơm ngon kia sẽ ảnh hưởng như thế nào khi mà chúng ta húp sùm sụp chén chú chén anh.
Nồi nước lèo bình thường được các tay đầu bếp dùng nhiều xương, bò, heo, gà bỏ hồi vào một nồi lớn và hầm hơn 24 tiếng sau đó đem ra lọc bỏ những cục xương ra và lọc lấy cái nước cốt và muốn cho nó có mùi thơm đặc biệt thì có người bỏ củ hành tây vào củ hành chẻ làm hai. Nhưng muốn thơm hơn thì củ hành phải nướng qua lửa mà phải dùng lửa than chứ đừng dùng lửa ngọn (kỹ thuật nho nhỏ) trong nghề sẽ biết.
Có người khi hầm xương, họ cho 1 muỗng nhỏ loại Baking Soda Powder (loại này cho phép dùng trong ẩm thực)
Có người thì còn cho thêm 2 muôn rựơu Rum trắng. Hồi xưa nấu nước lèo anh nào cũng cho nhiều bột ngọt, nhưng sau này khách hàng tẩy chay bột ngọt nên họ chuyển qua dùng bột nêm loại Chicken Flavor Bouillon.
Nói chung muốn có một nồi phở ngon nói khó thì không khó, mà nói dể thì không dể, phải đòi hỏi sự kiên nhẫn để chuẩn bị cho nồi nước lèo.
Bây giờ mời bạn dùng kính hiển vi và những ống thủy tinh để chúng ta phân tích xem tô phở ở bên VietNam họ nấu làm sao và có những thành phần gì:
1. Nước Lèo:
Nước lèo ở những nhà hàng họ không tự nấu nước lèo nữa mà họ mua lại từ chỗ bỏ mối, mà chỗ bỏ mối là gì ?
Là một tư nhân đi thâu mua xương (tất cã các loại xương) Trâu, Bò, Chó, Heo, Mèo, Gà, Vịt nhiều khi những người đi lượm xương về bán cho nhà thầu này, họ lượm xương người luôn cũng có. Họ không cần biết là xương gì chỉ có xương là có tiền. Thời gian giải tỏa các nghĩa địa cải táng, họ lấy cả xương người, miễn bán có tiền là xương gì cũng lấy.
Chủ thầu không cần biết không cần phân tích hay thí nghiệm gì cả nếu là xương thì mua mà sắt thì không mua, vì nhà thầu chỉ cần mua xương bất kể là xương gì. Sau khi mua xương xong họ cho vào một cái bồn ngâm vài tiếng đồng hồ cho đất cát rớt xuống, sau đó họ đem ra dùng vòi nước xịt lại 1 lần và bỏ vào một cái thùng phi loại trung và cho nước vào để hầm xương lấy nước cốt.
Nếu như hầm xương không thì tốn khoảng 16 tới 24 tiếng đồng hồ thì ống xương và lớp xốp trong xương mới mềm hay rã ra để làm cho nước nó ngọt và béo. Nhưng vì không biết hay vì gian manh trong vấn đề buôn bán các chủ nhà thầu này cho vào nồi hầm một hợp chất mà loại hợp chất này cấm dùng trong ẩm thực chúng ta. Thử lên mạng để tìm hiểu xem loại bột rửa nhà cầu là những hợp chất gì và công thức hoá học cũng như cách xử dụng và bảo quản ra sao.
Tôi xin đưa 1 loại hợp chất đơn giản mà chúng ta hay mua về chùi nhà cầu trong mỗi gia đình chúng ta đó là Kaboom Oxi cleaner.
Kaboom có ba dạng khác nhau:
Bột, nước loảng và chai xịt, trong bất cứ loại nào cũng chứa một hàm lượng Oxi già, Colour, Disinfect, Oxidation, etc... Và tất cả những hoá chất này cấm xử dụng trong ẩm thực 100%.
Nhưng tại sao người ta vẫn xử dụng khi nấu cao xương (Cao Mèo, Cao Chó, Cao Khỉ hay Cao hổ cốt ) bây giờ lại hầm trong nồi xương nước lèo làm phở.
Vì họ muốn tiết kiệm tiền củi, điện giảm tối thiểu chi phí, nhưng thâu vào nhiều hơn và nước lèo thơm hơn ngon hơn. Nhưng họ không biết trong mỗi bát nước lèo đó sẽ bào mòn thành ruột và thành bao tử và còn ảnh hưởng tới chứng xương xốp và thậm chí nguy hiểm nhất là gây chứng ung thư cho người tiêu dùng (rồi lại đổ thừa là tại chất độc màu da cam của Mỹ và hóa chất của Tàu).
2. Bánh phở:
Bánh phở làm bằng bột gạo nhưng muốn cho nó dai và ngon hơn họ lại cho vào một lượng Formaldehyde, Hàn The Formaldehyde có công thức hoá học là CH2O
Loại này làm cho bánh phở dai, trắng và bóng...
Nhưng đây là một loại chất hoá học mà ở Hoa Kỳ cấm 100% không được phép xử dụng trong thực phẩm. Nhưng bên Viet Nam thì nhai ngấu nghiến nhai ngon lành (Cuộc đời ngắn ngủi ăn cho đã tính sau).
Các bạn thường nghe người bên VN hay nói như vậy. Nhưng khi bị ung thư thì vẫn là tại bị ... "Chất độc màu da cam".
3. Rau xanh:
Rau xanh được tưới bằng phân người (phân bắc) hoặc tân tiến hơn là phân hóa học được nhập từ bên Tàu qua. Khi đem lên xử dụng không qua khâu khử trùng bằng thuốc tím, hay khử trùng bằng những cách khác.
Nhìn vào kính hiển vi thấy la liệt trứng giun các loại, một đoàn binh vi trùng, đông như quân Trung cộng trong trận chiến biên giới 1979 đang tràn vào ruột chúng ta. Khi vô ruột rồi trở thành sán lải, sán sơ mít con nào con nấy to như cổ tay dài cả thước.
Em nào em nấy thì ốm nhom mà cái bụng thì chà bá....
Lúc đó bạn sẽ nghe câu: "Bụng bự là đại gia, là bụng dân sang à nhe!". Nhưng bụng bự toàn sán không à thì sang chổ nào?
4. Nước uống:
Phía sau nhà hàng có nhiều thùng phi để hứng nước mưa, theo quan điểm của người Viet Nam thì nước mưa là nước của trời nước mưa là sạch nhất. Nhưng thưa bạn trong nước mưa có hàng triệu loại vi khuẩn trong đó và có hàng tỷ loại tạp khí được hoà trộn trong nước mưa.
Nhà hàng nào sang sang thì có vòi nước, nhưng những bể nước ở Viet Nam không qua khâu Charcoal Filters (Than Lọc) và Antiseptic (Khử trùng).
Đem ly nước để vào kính hiển vi bạn sẽ thấy hàng vạn âm binh đang nhúc nha nhúc nhích, đứa thì cầm dao, đứa thì cầm kiếm đang chờ đoạt mạng của bạn.
Chỉ cần bạn bưng ly nước nốc vào cái ực là chính bạn mời những sát thủ thầm lặng vào giết chính mình.
5. Tương Ngọt:
Tương ngọt hay còn gọi là tương đen là một loại nước chấm làm bằng đậu nành, dấm trắng, gạo, muối, bột mì, ớt và dầu hào. Đúng ra Tương đen trong ẩm thực là dùng khi ăn vịt quay nhưng khi người miền nam ăn phở dùng Tương đen, tương ngọt thấy hợp và ngon nên từ đó mỗi khi ăn phở thì không thể thiếu Tương Đen, và Tương Ớt...
Nhưng tương đen bây giờ không còn thuần túy làm bằng những chất liệu kể trên mà họ dùng một hợp chất hoá học trong "Bếp Trường" gọi là "Bột Đen"
Loại này chỉ cần mình pha với nước và một lượng nhỏ dầu hào sẽ cho một loại Tương ngọt đen tuyệt vời... Nhưng cái bột đen kia là bột gì...???
Tôi đang kiếm tiền mua vé máy bay đi qua China xem tụi nó làm trò trống gì bên đó cái đã nhe...
Nói chung khi ngôì xuống một cái quán ở Việt Nam bạn kêu 1 tô phở tái (chưa nói đến vụ thịt thối thịt hư), phở đặc biệt hay bất cứ phở gì ra bàn, nhìn tô phở bốc khói nghi ngút mùi thơm ngọt ngào. Hít một hơi trước khi cầm đôi đũa.
Nhưng bạn khoan cho vào mồm và hãy nhớ lại bài: "Tô phở Quan Tài" mà bạn đọc được hôm nay nhe ...Không phải là Chất độc màu da cam hay màu da nâu gì cả, mà những thức ăn có độc hàng ngày chính bạn đang tự cho vào miệng mình mà thôi... Đạo đức XHCN là như thế, con người mới XHCN là như thế, XHCN ưu việt là như thế !!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét