Thống chế ErWing Rommel
Khi nói đến Phát-xít Đức, người ta thường liên tưởng đến một đội quân giết chóc tàn bạo. Thế nhưng trong số các tướng lĩnh, vẫn có ít nhất một người đặc biệt, đó là Thống chế Erwin Rommel, người được xem là viên tướng tài ba bậc nhất của Đức với tàì dùng binh, lắm mưu mẹo. Ông là một vị tướng quả cảm, lại có tấm lòng hào hiệp, khoan dung, đối xử rất tốt với binh lính cũng như tù binh. Chính vì lẽ đó Thống chế Erwin Rommel nhận được sự tôn trọng, người Anh bái phục ông, người Mỹ xem ông là một lãnh đạo mẫu mực. Sau thế chiến ông vẫn được sự tôn vinh của người Đức cũng như quân Đồng minh.
Xuất thân
Erwin Rommel sinh năm 1891 tại thị trấn Heidenheim cách Ulm khoảng 50 km, thuộc bang Württemberg. Cha ông là giáo sư, hiệu trưởng một trường trung học, ông nội cũng là nhà giáo, mẹ ông là con gái của quan chức cấp cao.
Rommel có người chị gái rất yêu quý là Helene. Theo lời chị gái thì thuở bé Rommel là cậu bé ốm yếu, không thích chơi bóng, chỉ thích gần nơi thên nhiên và rất hiền lành, ngoan ngoãn. Khi đi học Rommel thích môn toán và kỹ thuật. Năm 14 tuổi ông cùng bạn bè tự chế được một chiếc tàu lượn hoàn thiện, ông cũng có khả năng tháo rời một chiếc xe máy và lắp ráp lại.
Không đủ điểm vào đại học, Rommel dự định đi làm tại một nhà máy khinh khí cầu gần quê nhà. Nhưng cha ông lại mong muốn con trai vào quân ngũ bởi thời kỳ này ngành sĩ quan, quân đội đang rất được ưa chuộng.
Năm 1910, Rommel 19 tuổi gia nhập vào trung đoàn bộ binh số 124 của bang Württemberg. Đầu năm 1911, ông được gửi đến trường Thiếu Sinh Quân tại Danzig và đến tháng 11 thì tốt nghiệp. Đến tháng 1/1912, ông được phong quân hàm trung úy.
Tài năng thiên bẩm
Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, Rommel tham gia các trận đánh ở Pháp, Rumani và Ý. Ông hăng hái đến nỗi đồng đội thường nói rằng: “Ở đâu có Rommel, ở đó là mặt trận”.
Rommel bị thương 3 lần, được tăng huân chương Iron Cross (Thập tự Sắt) cả hạng 1 và hạng 2. Ông trở thành binh sĩ trẻ nhất nhận được huân chương cao quý của đế chế Đức.
Dù còn rất trẻ nhưng Rommel đã thể hiện được tài năng thiên bẩm của mình. Trong các trận đánh tại dãy núi phía bắc nước Ý, Rommel đã cùng hơn 100 quân tổ chức phòng thủ thành công, đánh lui quân Ý đông đến hơn 7.000 người, giữ vững được ngọn núi Matajur.
Sau kỳ tích không tưởng này Rommel được trao tặng huân chương cao quý nhất của Đức, huân chương quân công (Pour le Mérite). Huân chương này vốn chỉ dành cho các vị tướng của Đức, nhưng nó lại được đặc cách trao cho Rommel.
Giảng dạy bộ binh
Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, Rommel có nhiều cơ hội nằm trong Truppenamt (đây là tổ chức thay thế cho Bộ Tổng tham mưu quân đội Đức), nhưng ông lại từ chối, mà chỉ nhận làm sĩ quan tuyến đầu trong binh chủng bộ binh. Rommel được nhận chỉ huy một tiểu đoàn.
Do cha và ông nội đều làm nghề giáo, bản thân Rommel có năng lực thuyết giảng rất tốt, nên ông được giảng dạy tại trường bộ binh Dresden từ 1929 đến 1933, và tại Học viện Chiến tranh Potsdam từ 1935 đến 1938.
Năm 1937, Rommel cho xuất bản cuốn sách “Những cuộc Tấn công bằng Bộ binh” của mình. Cuốn sách này được đánh giá rất cao và ngay sau đã trở thành sách giáo khoa quân sự. Cũng chính từ cuốn sách này mà Adolf Hitler để ý hơn đến Rommel và giao cho ông một vị trí trong Bộ Chiến tranh của Đức, nhưng đồng thời ông vẫn tiếp tục giảng dạy ở Học viện Chiến tranh Potsdam. Rommel nhận được nhiều phần thưởng vì thành tích xuất sắc của mình trong thời gian này.
Năn 1938, Đức sáp nhập Áo, Rommel được phong đại tá, chuyển đến làm chỉ huy trường sĩ quan ở Wiener Neustadt, gần Vienna. Tại đây ông viết cuốn sách “Xe tăng trong các cuộc Tấn công”.
Cuối năm 1938, Rommel lại được phong hàm thiếu tướng chỉ huy tiểu đoàn bảo vệ quốc trưởng Hitler.
Năm 1939, Đức tấn công Ba Lan, mở đầu cho chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đây cũng chín là lúc mà tài năng của Rommel nở rộ khiến cho các tướng phe Đồng minh chống Phát-xít phải nể phục.
Trần Hưng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét