Ts. Phạm Đình Bá - Chính phủ Biden bác bỏ yêu sách Biển Đông của Trung Quốc
02/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1UBLHi6YHwY9I_nVI4WSyKBjwh5hbfdPN/view?usp=sharing
WASHINGTON - Chính phủ Biden hôm Chủ nhật đã ủng hộ việc bác bỏ của chính phủ tiền nhiệm đối với gần như tất cả các yêu sách hàng hải quan trọng của Trung Quốc ở Biển Đông. Chính quyền cũng cảnh báo Trung Quốc rằng bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Philippines trong khu vực điểm nóng ở Biển Đông sẽ khiến Mỹ phản ứng theo hiệp ước phòng thủ chung giữa Hoa Kỳ và Phillipines.
Thông điệp cứng rắn từ Ngoại trưởng Antony Blinken được đưa ra trong một tuyên bố trước lễ kỷ niệm 5 năm ngày phán quyết của tòa án quốc tế có lợi cho Philippines, chống lại các yêu sách hàng hải của Trung Quốc xung quanh các quần đảo ở Biển Đông và các rạn san hô và bãi cạn lân cận. Trung Quốc bác bỏ phán quyết nầy.
<!>
Tham vọng và chiến thuật của Bắc kinh để kiểm soát Đông Nam Á
(Beijing’s Ambitions and Tactics to Control Southeast Asia)
Wang He – Bình Yên Đông lược dịch
The Epoch Times – June 30, 2021
https://drive.google.com/file/d/1mE_ZYtzOk0coHD0w8KRpBAWiexC5KXhh/view?usp=sharing
Vũ khí hóa nguồn nước
Được biết như “Tháp Nước của Á Châu,” cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng ảnh hưởng đáng kể đến việc phân phối nguồn nước của Á Châu là nơi bắt nguồn của 10 hệ thống sông quan trọng – tám trong số đó là các sông quốc tế chảy qua Trung Hoa, ĐNA và Nam Á ngoài sông Yangtze (Dương tử) và Yellow (Hoàng). Trong số đó, sông Lancang-Mekong ở ĐNA, chảy qua Trung Hoa, Myanmar, lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam rồi đổ vào Biển Đông, và sông Nujiang-Salween, chảy qua Trung Hoa, Thái Lan, Myamar rồi đổ vào Biển Andaman, có khối lượng nước lớn lao ảnh hưởng đến các quốc gia mà chúng chảy qua. Do đó, CCP vũ khí hóa nguồn nước, khai thác lợi thế của thượng lưu để đe dọa và thao túng các chánh sách của các quốc gia nầy theo Trung Hoa.
Trần Trung Đạo – Nhân dân Cuba đứng dậy vì tự do
12/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1y9Fbb39YD9gE4Qv0cZT5dZysvDzk_vdO/view?usp=sharing
Phong trào dân chủ Cuba hiện nay không phải tự nhiên bộc phát mà ngọn lửa tự do đã âm ỉ cháy từ nhiều năm trước.
Các tổ chức như Ladies in White được giải nhân quyền Sakharov 2005, Đề án Varela (Varela Project) thu thập hơn 10 ngàn chữ ký đòi hỏi tự do nhân quyền, xương máu của rất nhiều người Cuba chết trong ngục tù CS là những viên gạch lót đường cho nền dân chủ Cuba sau này.
Không có sự hy sinh nào cho tương lai con cháu là hy sinh oan uổng.
Thời gian ngắn tới đây sẽ là thời gian thử thách cho dân tộc Cuba và tương lai đất nước này. Nhưng dù kết quả ra sao, các cuộc biểu tình hôm qua và sắp tới nhắc cho giới cai trị CS một chân lý ngàn đời rằng mọi chế độ độc tài đi ngược với quyền sống của con người sớm hay muộn đều phải sụp đổ.
Gs. Nguyễn văn Tuấn - Truyền đạt thông tin về virus Vũ Hán
11/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1oSIQiAst1y62ZIrPOktZQWr8lPDWumbV/view?usp=sharing
Nhưng cái bất lợi của con số đó là công chúng không biết rằng 95% các ca đó là nhẹ và có thể tự bình phục. Vì không biết con số này, nên công chúng hoang mang, và đó là cái bất lợi thứ hai. Nếu một người bình thường đọc con số (ví dụ) ‘700 ca nhiễm hôm nay’ họ sẽ chẳng làm gì được, mà chỉ thờ dài nghĩ ‘nguy rồi’, tức là gây ra tâm lí tiêu cực. Con số đó chỉ có ý nghĩa với nhà chức trách, chớ không có ý nghĩa với người dân thường.
Do đó, không phải ngẫu nhiên mà ở Úc đã có những tiếng nói về con số ca nhiễm (thật ra là dùng sai chữ) mỗi ngày vì nó vô nghĩa [3]. Ngay cả một bộ trưởng trong chánh phủ bang NSW (Úc) cũng không đồng ý với lockdown sau vài chục ca nhiễm được phát hiện. Bên Singapore, nhà chức trách cũng đã nghĩ đến kế hoạch không công bố số ca hàng ngày vì họ xác định là sẽ sống chung với con virus này lâu dài. Ở Việt Nam, những tiếng nói về vấn đề này còn ít [4].
Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 12 tháng 7 năm 2021
Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn
Fifth Anniversary of the Arbitral Tribunal Ruling on the South China Sea
Press Statement
Antony J. Blinken, Secretary of State
( Hoa Kỳ tái khẳng định lập trường tại Biển Đông)
Khẩu chiến "5 ông lớn" tại diễn đàn hòa bình ở Trung Quốc
https://drive.google.com/file/d/1_tgLVy7NwH_SkspS6lZxw2gZ7mr33Uq-/view?usp=sharing
Hoa Kỳ tái khẳng định chính sách ngày 13 tháng 7 năm 2020 liên quan đến các yêu sách biển ở Biển Đông. Chúng tôi cũng tái khẳng định rằng một cuộc tấn công vũ trang vào các lực lượng vũ trang, tàu công vụ hoặc máy bay của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt các cam kết phòng thủ chung của Hoa Kỳ theo Điều IV của Hiệp ước Phòng thủ chung Hoa Kỳ-Philippines năm 1951.
Chúng tôi kêu gọi CHND Trung Hoa tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế, ngừng các hành vi khiêu khích và thực hiện các bước để trấn an cộng đồng quốc tế rằng nước này cam kết tuân thủ trật tự hàng hải dựa trên luật lệ, tôn trọng quyền của mọi quốc gia, lớn và nhỏ..."
Lee Nguyen - 3 chuyện ít được nói tới về quan hệ Việt – Mỹ
Về mối quan hệ phức tạp bậc nhất thế kỷ 20.
12/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1jQkohdGoI6mmCDypfy01zAIruPL5X27K/view?usp=sharing
Năm 2021, Quốc hội Mỹ phê duyệt khoản ngân sách gần 170 triệu USD để viện trợ cho Việt Nam, vượt quá 20% so với mức 141 triệu USD mà chính quyền Donald Trump đề nghị. [22] Con số này năm 2020 là 165 triệu USD, năm 2019 và 2018 lần lượt là 154 và 149 triệu USD.
Số tiền mà Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam tăng tương đối nhanh. Đầu những năm 2000, mỗi năm Việt Nam chỉ nhận được vài chục triệu USD viện trợ. Tổng số tiền Mỹ viện trợ cho Việt Nam trong 5 năm, từ 2000 tới 2004, là 171,41 triệu USD, tức chỉ tương đương với viện trợ của riêng năm 2021. [23]
Tin tức thế giới ngày Thứ hai 12 tháng 7 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
https://drive.google.com/file/d/1kcHt27Nv2qZQfLBr3UayMfJbjU5AzsM9/view?usp=sharing
Tess McClure - New Zealand Sẽ Không Mạo Hiểm Với Chính Sách ‘Sống Với Covid’ Theo Kiểu Anh Quốc
New Zealand not willing to risk UK-style ‘live with Covid’ policy, says Jacinda Ardern
Ban Tu Thư/TVVN
11/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1_1CWziONuBvNT8iRR92UcCzlSYxTPecB/view?usp=sharing
Jacinda Ardern, được hỏi liệu New Zealand có chấp nhận những cái chết do Covid hay không, cho biết:
“Những quốc gia khác nhau đang có những lựa chọn khác nhau. Ưu tiên đối với tôi là làm thế nào để chúng ta tiếp tục giữ những gì mà New Zealand đã cố gắng đạt được và đưa ra các lựa chọn cho chính mình, vì virus này vẫn chưa ngưng hoành hành trên thế giới.”
Hôm thứ Tư, Tổng Giám Đốc Y Tế, Ashley Bloomfield, cho biết New Zealand sẽ “theo dõi chặt chẽ” và có thể đưa nước Anh vào danh sách cấm bay nếu số người nhiễm Covid ở đó tăng ngoài tầm kiểm soát. Ông nói :
“Nếu họ số số lây nhiễm gia tăng, chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ xem chúng ảnh hưởng
Tàu tự hành Trung Quốc và tác động đến tình hình Biển Đông
Tác giả: Hoàng Lan/ Nghiên cứu Biển Đông
11/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1qwIReWn_3Bnq_bDY9GDckwdwhWvrdWWs/view?usp=sharing
Việc chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách thúc đẩy nghiên cứu, chế tạo phương tiện tự hành cũng như những thành công bước đầu của các doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực này sẽ khiến cho cục diện Biển Đông càng trở nên phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh quy định của luật pháp quốc tế vẫn còn nhiều “lỗ hổng” quanh khái niệm này.
Tàu tự hành (“tàu không người lái”) không phải là một khái niệm mới xuất hiện, song ở khu vực Biển Đông, ứng dụng công nghệ này mới chỉ đang ở giai đoạn đầu phát triển. Trong đó, Trung Quốc hiện là nước tập trung cao độ vào việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ không người lái vào các hoạt động quân sự và dân sự trên biển.
Nguồn : https://diemnhan.blogspot.com/2021/07/ban-tin-ngay-thu-hai-12-thang-7-nam-2021.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét