Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020

Wolton: Các nền dân chủ dư sức đối đầu Trung Quốc như với Liên Xô cũ - HTD

image.png
Chân dung Tập Cận Bình tại quảng trường Thiên An Môn trong cuộc diễu hành kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc, ngày 01/10/2019. © REUTERS/Thomas Peter/File Photo - Thụy My - Theo nhà báo, nhà sử học Thierry Wolton, cũng giống như Liên Xô cũ trong thời kỳ giảm căng thẳng, Trung Quốc thủ lợi từ những trao đổi thương mại với phương Tây và phô bày tham vọng thống trị thế giới. Thời trước, phương Tây đáp trả bằng việc chận đứng sự bành trướng của Liên Xô ; và nay vẫn có đủ phương tiện để chống lại người khổng lồ châu Á nếu muốn. Đối với Trung Quốc, đại dịch virus corona đã trở thành một thứ vũ khí chính trị, được sử dụng theo nhiều cách. Chẳng hạn « ngoại giao khẩu trang », các biện pháp phòng chống được nêu cao như hình mẫu cho toàn thế giới, gởi các nhân viên y tế đến các nước, đặc biệt là châu Phi, tuyên truyền dồn dập, huy động mạng lưới ngoại giao lên án phương Tây là xuất xứ của thảm nạn…<!>

Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định ngưng đóng góp tài chính cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bộ Ngoại Giao Pháp triệu tập đại sứ Trung Quốc ở Paris để phản đối các bài viết vu khống, xúc phạm trên trang web của đại sứ quán. Tổng thống Emmanuel Macron công khai bày tỏ sự nghi ngờ về các tuyên bố của Bắc Kinh vào thời kỳ đầu cuộc khủng hoảng…Tất cả cho thấy các nền dân chủ không hề bị hoa mắt trước những trò múa may của Bắc Kinh.

Ngất ngây với vị thế mới
image.png

Thái độ này của Trung Quốc có thể gây ngạc nhiên, vì trọng lượng kinh tế và vị trí trên trường quốc tế hiện nay đủ để Bắc Kinh có thể tự hài lòng về tham vọng đại cường thành hiện thực, sau 20 năm tăng trưởng ngoạn mục. Nhưng ngược lại, chính quyền Bắc Kinh dường như đang trong trạng thái ngây ngất, và lợi dụng lúc các nước tư bản đang bận rộn chống dịch để ra tay.

Chính sách này khiến người ta nhớ lại thái độ của Matxcơva trong thời kỳ tan băng thập niên 70, Liên Xô cảm thấy chưa bao giờ mạnh như thế. Vào thời đó, trao đổi thương mại Đông-Tây tăng nhanh. Người ta nói về « vũ khí hòa bình », sự hào hiệp, hội tụ các hệ thống dưới một nền kinh tế thị trường mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

Nhờ chính sách này, ảnh hưởng Liên Xô tăng tiến chưa từng thấy : tại châu Á (Việt Nam, Cam Bốt, Lào, Afghanistan), châu Phi (Somalia, Bénin, Ethiopia, Angola, Mozambique, Zimbabwe), Trung Đông (Nam Yemen), châu Mỹ la-tinh (Nicaragua).

Trong nước, chủ yếu bộ máy kỹ nghệ của giới quân sự được hưởng lợi qua việc buôn bán với phương Tây. Nền kinh tế xô-viết được cấu tạo theo một cách mà các công nghệ tư bản, được mua về hoặc đánh cắp, được ưu tiên dành cho Hồng quân.

Nhưng « Vũ khí hòa bình » nhằm chuẩn bị chiến tranh. Khi ý thức được tình hình này với việc Liên Xô đưa quân sang Afghanistan năm 1979, các nền dân chủ đã cứng rắn hơn trong các quy chế thương mại. Sự tỉnh thức này sau đó đã gây thiệt hại nặng nề cho Matxcơva, khi ông Gorbatchev đang hy vọng được các nước tư bản viện trợ tài chính để cứu vãn chế độ. Sự hoài nghi của Âu-Mỹ trước perestroika là một trong những nguyên nhân khiến Liên Xô sụp đổ cuối năm 1991.

Nhảy lên hàng đại cường nhờ đầu tư và công nghệ của tư bản

Tác giả Thierry Wolton cho rằng nhắc nhở này là cần thiết. Đã hẳn vị trí Trung Quốc ngày nay trong nền kinh tế toàn cầu hóa giúp Bắc Kinh tránh được những đòn trả đũa trong thương mại, vốn đã làm Liên Xô yếu đi trước đây. Nhưng ngược lại, rõ ràng Trung Quốc leo lên được vị trí này là nhờ mở cửa cho chủ nghĩa tư bản, như Liên Xô mạnh lên một phần nhờ trao đổi với phương Tây.

Hàng trăm tỉ đô la mà phương Tây đầu tư vào Trung Quốc trong hơn 20 năm qua, việc chuyển giao hàng loạt công nghệ thông qua các liên doanh, đã giúp chế độ cộng sản hiện đại hóa quân đội, hoàn thiện bộ máy công an, tăng cường sự kiểm soát của đảng đối với dân chúng. Tương tự như Liên Xô cũ, kỹ nghệ quốc phòng được ưu tiên trong nền kinh tế Trung Quốc.

Khi đã bước lên hàng cường quốc, Trung Quốc bèn tiến hành chính sách đối ngoại hiếu chiến : bành trướng trên Biển Đông, vận động đưa người nắm quyền các tổ chức quốc tế, quyền lực mềm, con đường tơ lụa mới…Bắc Kinh muốn áp đặt các quan điểm của mình cho toàn thế giới, và đại dịch xuất phát từ Vũ Hán đã mang lại cho họ thêm một cơ hội.

Tiểu nhân đắc chí

Các nước dân chủ đang quay cuồng chống dịch, Bắc Kinh nhân đó dấn xa hơn. Trong thời kỳ tan băng, Liên Xô nghĩ rằng có thể lợi dụng tình hình mà không có rủi ro nào vì điện Kremlin tin là đến một lúc nào đó chủ nghĩa tư bản sẽ kết thúc. Tự tin vào sức mạnh, không lường đến phản ứng phương Tây, Matxcơva lao vào lò lửa Afghanistan, khiến cho giọt nước tràn ly.

Phải chăng Trung Quốc đang phạm phải cùng một sai lầm, khi khai thác quá mức đại dịch ? Trong chế độ cộng sản, nhân tố ý thức hệ là cốt yếu, là lý do tồn tại. Tập Cận Bình có thể có cùng lý lẽ với các đồng nhiệm Kremlin ngày xưa. Dưới sự lãnh đạo của ông ta, tin rằng chủ nghĩa tư bản đang suy tàn, Trung Quốc dấn mạnh những con cờ để trả thù lịch sử. Hoàn Cầu Thời Báo ngạo mạn cho rằng thời cơ đã đến cho « toàn cầu hóa theo kiểu Trung Quốc », trong lúc phương Tây suy sụp.

Hai sự kiện gần đây là minh chứng. Tại Hồng Kông, Bắc Kinh lợi dụng thế giới đang tập trung vào dịch virus corona, để bắt giữ các nhà lãnh đạo phong trào dân chủ. Tại Anh, tranh thủ lúc thủ tướng Boris Johnson phải nhập viện, Trung Quốc âm mưu thâu tóm một nhà sản xuất chip điện tử có giá trị công nghệ cao của Anh.

Theo tác giả Thierry Wolton, Trung Quốc phải là mối quan tâm lớn nhất của thế giới. Chỉ có sự cứng rắn của các nước dân chủ phương Tây mới chặn đứng được tham vọng của Tập Cận Bình, như đã chặn Brejnev trước đây.

Sau cuộc khủng hoảng dịch tễ này, Trung Quốc cũng bị yếu đi, Bắc Kinh cũng lệ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu qua các thị trường tư bản, như các nước này cần sản phẩm Trung Quốc. Chưa hẳn đã « mèo nào cắn mỉu nào » như Bắc Kinh vẫn nghĩ.
Trump - Tập đọ sức: Ai "chèn" ai ?
image.png
Ảnh tư liệu: Tổng thống Mỹ Donald Trump (t) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau ngày 29/06/2019 bên lề Thượng Đỉnh G20 tại Osaka (Nhật Bản). REUTERS/Kevin Lamarque

Minh Anh
Lịch sử thế giới đương đại đang chứng kiến một cuộc đọ sức ngoạn mục. Donald Trump là lãnh đạo phương Tây đầu tiên kể từ cuối những năm 1970 đối đầu trực diện với Bắc Kinh. Ở phía bên kia, Trung Quốc, nền kinh tế thế giới thứ hai, dưới sự "lèo lái" của Tập Cận Bình, cũng đang thách thức nước Mỹ. Báo Pháp Le Monde đặt câu hỏi: Trận đấu này rồi sẽ đi đến đâu?

Chưa có một đời tổng thống Mỹ nào lại có một thái độ thù nghịch mạnh mẽ đến như thế với Trung Quốc thời kỳ hậu Mao Trạch Đông. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, làm thiệt mạng hơn 85.100 người ở Mỹ và khiến cho nền kinh tế cường quốc hàng đầu thế giới phải lao đao, kéo dài thêm bản "cáo trạng" mà Hoa Kỳ nhắm vào các lãnh đạo Trung Quốc, từ cạnh tranh bất chính, đánh cắp công-kỹ nghệ cho đến dùng vũ lực ức hiếp các nước láng giềng ở Biển Đông và nhất là hồ sơ Đài Loan.

Theo nhà báo Alain Frachon, trên tờ Le Monde, từ nửa thế kỷ qua, tuy có những bất đồng, nhưng chưa bao giờ đối kháng giữa hai nước lại đến mức "đỏ rực" như lúc này. Ngay cả sau vụ trấn áp đẫm máu Thiên An Môn năm 1989, Hoa Kỳ cũng chưa hề có những lời lẽ mạnh mẽ với Trung Quốc. Quan hệ trao đổi kinh tế vẫn là trên hết. Đối với phương Tây và Hoa Kỳ, sự phất lên của một tầng lớp trung lưu đông đảo ở Trung Quốc sẽ thúc đẩy chế độ Cộng Sản đi tới tự do hóa chính trị.

Trong tiến trình này, Mỹ không dự báo sự xuất hiện của Tập Cận Bình. Mọi ảo tưởng có được từ những đồng thuận Mỹ-Trung tan thành mảnh vụn. Sau hơn nửa thế kỷ "ẩn mình", Trung Quốc thời Tập Cận Bình ngày càng tự tin hơn, khẳng định tìm lại được vị thế siêu cường đã có xa xưa. Trung Quốc không tự do hóa kinh tế cũng như hệ thống chính trị. Đảng Cộng Sản Trung Quốc giờ chẳng khác gì như một "Big Brother", ngày càng trở nên chuyên chế, kiểm soát chặt chẽ đời sống kinh tế, xã hội, và chính trị của đất nước nhờ vào công nghệ cao.

Khác với phương Tây và Hoa Kỳ, Tập Cận Bình có tầm nhìn dài hạn. Lợi nhuận tư bản trong tức thì không phải là mối bận tâm chính. Ông tin vào tính ưu việt của mô hình Trung Quốc để có thể thực hiện những điều không thể: đó là đưa Trung Quốc lên thành một cường quốc nổi trội trong một số lĩnh vực công nghệ nhằm tạo dựng một môi trường kinh tế tương lai.

Học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ, kinh tế sẽ là công cụ hữu hiệu để Trung Quốc kiến tạo thế giới sao cho phù hợp với những lợi ích quốc gia. Trong số này, Bắc Kinh ưu tiên cho việc duy trì và quảng bá mô hình lãnh đạo "độc đảng" nhằm đối chọi với thế giới dân chủ tự do. Và đây là nguồn gốc của nền ngoại giao với đội ngũ các "chiến binh".

Giờ đây, cuộc đọ sức Mỹ - Trung không chỉ còn là vấn đề kinh tế, thương mại, mà là cả vấn đề hệ tư tưởng, công nghệ, hải quân và không gian. Nếu như Barack Obama là người đầu tiên muốn "kềm chân" Trung Quốc với sự hỗ trợ của các nước đồng minh, trái lại, chủ nhân Nhà Trắng hiện nay, ông Donald Trump lại muốn nước Mỹ "đơn thương độc mã" chống Trung Quốc vì không mấy tin tưởng các đồng minh của Hoa Kỳ.

Báo Le Monde nêu câu hỏi: Ông Trump có thể đi đến đâu trong ý định tách rời kinh tế Mỹ khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc? Cấm các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Wall Street ư? Hạn chế tối đa hay buộc các doanh nghiệp công nghệ cao của Mỹ phải xin phép khi muốn làm ăn với các đối tác Trung Quốc? Hủy bỏ mọi hợp tác khoa học giữa hai nước chăng? Hạn chế các khoản đầu tư ở Trung Quốc của Quỹ Hưu trí Liên bang?

Đương nhiên, ứng viên đảng Dân Chủ Joe Biden sẽ ủng hộ một số giải pháp này. Nhưng để che giấu những thất bại trong cuộc chiến chống Covid-19, Donald Trump đã quyết tâm tiến hành một chiến dịch chống Trung Quốc một cách cuồng loạn với đích ngắm là cuộc bầu cử tổng thống 03/11.

Với các yếu tố Trump – Tập đọ sức, có hai chủ nghĩa dân tộc bị kích động "quá liều", hai siêu cường lớn nhất thế giới đối đầu. Trong lịch sử, bối cảnh này hiếm khi mang lại những điều gì thuận lợi, tốt đẹp.
Covid-19 : Donald Trump dọa cắt đứt mọi quan hệ với Trung Quốc
image.png
Tổng thống Mỹ Donald Trump tới thăm cơ sở cung cấp thiết bị y tế Owens & Minor, Allentown, Pennsylvania, Hoa Kỳ, ngày 14/05/2020. REUTERS - CARLOS BARRIA

Thanh Phương
Hôm qua, 14/05/2020, tổng thống Mỹ Donald Trump đã dọa sẽ cắt đứt mọi quan hệ với Trung Quốc và tuyên bố là không muốn nói chuyện với chủ tịch Tập Cận Bình nữa.


Từ nhiều ngày qua, chủ nhân Nhà Trắng vẫn nói rằng lẽ ra đã không có nhiều người chết vì virus corona như thế (cho đến nay đã gần 300.000 người trên toàn thế giới), nếu Trung Quốc đã hành động có trách nhiệm ngay từ khi virus xuất hiện ở thành phố Vũ Hán.

Trong bài trả lời phỏng vấn với đài Fox Business, được phát hôm qua, tổng thống Trump cho biết ông « rất thất vọng » về thái độ của Bắc Kinh và loại trừ khả năng nói chuyện trực tiếp với đồng nhiệm Tập Cận Bình để làm giảm căng thẳng giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Trong những ngày qua, ông Donald Trump đã nêu lên khả năng áp các thuế quan mang tính trừng phạt đối với Trung Quốc. Nhưng hôm qua, khi được hỏi về các biện pháp trả đũa Bắc Kinh, tổng thống lại không trả lời trực tiếp, mà chỉ dọa xuông và khẳng định : «  Nếu cắt đứt mọi quan hệ, chúng ta sẽ tiết kiệm được 500 tỷ đôla ».

Đáp lại lời đe dọa của ông Trump, hôm nay, qua lời một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, Trung Quốc đã kêu gọi tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Về tình hình dịch bệnh tại Mỹ, theo các số liệu do đại học Johns Hopkins công bố hôm qua, trong vòng 24 giờ, đã có thêm gần 1.800 người chết vì Covid-19, nâng tổng số tử vong lên 85.813 người.        

Trong khi đó, ra điều trần trước Hạ Viện Mỹ hôm qua, bác sĩ Rick Bright, cựu giám đốc cơ quan của chính phủ Mỹ đặc trách phát triển thuốc điều trị Covid-19, đã cáo buộc chính quyền Trump đã phớt lời những lời báo động của ông. Rick Bright đã bị cách chức hôm  20/04 vừa qua.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet gởi về bài tường trình :

Khuôn khổ hành động của chúng ta đang bị thu hẹp. Nếu chúng ta không củng cố khả năng ứng phó ngay bây giờ, dựa trên cơ sở khoa học, tôi e rằng dịch bệnh sẽ trầm trọng hơn và kéo dài.

Bác sĩ Bright tuyên bố như trên trước khi nói thêm : Nếu không có sự chuẩn bị tốt hơn, mùa đông tới sẽ là mùa đông u ám nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại.

Nhà khoa học này chỉ trích những sai sót nghiêm trọng của chính quyền Donald Trump trong việc xử lý dịch bệnh.  Ông khẳng định : Chúng ta lẽ ra phải làm tốt hơn, chúng ta lẽ ra có thể làm tốt hơn. Bác sĩ Rick Bright cho biết ông đã nhiều lần cố gắng báo động lên cấp trên ngay từ tháng 1 về tình trạng khan hiếm thiết bị y tế.

Ông nói : Đã có hàng chục lời báo động, và tôi đã chuyển tất cả cho các quan chức có liên quan. Lần nào tôi cũng vấp phải thái độ thờ ơ. Họ nói là đang bận quá, rằng chưa có kế hoạch gì, rằng họ không biết ai là người đặc trách việc cung cấp các thiết bị y tế đó. Nhiều lý do để thoái thác, nhưng không hề có hành động nào.

Sau những lời cáo buộc nói trên, bộ Y Tế Mỹ đã phản công, cáo buộc bác sĩ Rick Bright âm mưu đưa thông tin sai lạc. Tổng thống Donald Trump thì gọi vị bác sĩ này là một người cay đắng, bất mãn.

HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương

Không có nhận xét nào: