Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

Về một người già lú lẫn: Vũ Đức Sao Biển - T.Vấn

vdsb
Kẻ Lú Lẫn Vũ Đức Sao Biển
Lời Giới Thiệu: Tuổi già thường hay lú lẫn. Nhìn lại chính mình, tôi phải thú nhận đó là điều khó có thể chối cãi. Nhiều lúc tôi chán tôi hết sức. Vậy mà tôi lại còn chán một ông già vốn được gọi là nhạc sĩ, nhà văn, nhà báo hơn cả tôi nữa. Chán đến buồn mửa luôn vậy đó. Ông ta đã làm gì, nói gì để tôi phải chán chường (ông ta) đến như thế? Xin mời độc giả đọc bài viết của nhà họat động xã hội trẻ Phạm Đoan Trang dưới đây, rồi đọc lời của ông già gây mửa Vũ Đức Sao Biển, có thể có người sẽ phải buồn mửa nhiều hơn tôi nữa. Nếu mửa được thì cứ mửa cho nhẹ nhõm nghe các bạn! Trong một bài báo đăng trên báo Người Lao Động (trong nước), giữa lúc cả nước sục sôi vì những cuộc biểu tình phản đối quốc hội thông qua luật an ninh mạng, luật đặc khu và gặp phải sự đàn áp dã man của công an, thì ông ta “nổ sảng”:
<!>
“…Phải nói rằng, trong suốt lịch sử dân tộc thì chỉ có thời đại chúng ta đang sống, người Việt Nam mới có được cuộc sống ấm no, an vui đến như vậy (…). Chúng ta đã xây dựng được một nền kinh tế thị trường phát triển, ổn định, bền vững; trong đó mỗi công dân đều có quyền sống, quyền được bảo vệ phẩm giá và tính mạng.. ” (Vũ Đức Sao Biển, báo Người Lao Động)*
Ông VĐSB năm nay đã 71 tuổi, mắc bệnh ung thư ngặt nghèo, cũng đã có chút danh với đời (dù chẳng nhiều nhặn gì cho lắm), sao lại nỡ ‘ngu dốt” như vậy? Chắc không phải là ngu dốt, chỉ lú lẫn. Nhưng không phải ai già cũng lú lẫn như thế. Cũng còn tùy ở nhân cách mỗi người. Tôi biết có một ông già khác, lớn tuổi hơn VĐSB rất nhiều, lại không hề lú lẫn chút nào. Trái lại, ông vẫn còn sục sôi trong tim thứ nhiệt huyết chỉ thấy ở những người trẻ như cô gái can đảm Phạm Đoan Trang. Ông già đó là nhà thơ Khải Triều, tác giả bài thơ “MỘT MAI TÔI CHẾT”, bài thơ được viết ngay trong đêm Sài Gòn hỗn lọan vì dân chúng nổi dậy, vì lực lượng công an được tung ra đông hơn cả dân chúng Sài Gòn; ngủ không được vì tâm trạng uất ức, nhà thơ của chúng ta đã không hề lú lẫn một chút nào khi viết:

Một mai tôi chết
Tôi sẽ thành hồn ma người Hoa gốc Việt
Hồn tôi bay về phương Bắc
Lên tới phía nam sông Dương Tử
Nơi Tổ tiên Việt năm ngàn năm trước ngụ cư
Tôi sẽ quỳ gối ăn năn
Xin Tổ tiên tha thứ
Là miêu duệ tôi đã đánh mất Đất thiêng
Tôi thúc thủ trước bạo quyền
Những kẻ bán buôn Đất Tổ ngàn năm Thăng Long
Những kẻ năm mươi năm trước đã phá hủy nền móng văn hóa Tiên Rồng
Để hôm nay
Chúng dâng hiến mảnh Đất thiêng này
Cho giặc thù Hán tặc
. . . .  .  .
Anh Khải triều vừa viết xong bài thơ đã gởi ngay cho TV&BH và bài thơ được lên mạng trong đêm.
Này ông VĐSB, ông già Khải Triều già hơn ông gần chục tuổi, nhưng không hề lú lẫn chút nào. Có lẽ vì ông Khải Triều không hề (thèm) hưởng chút bổng lộc nào của chế độ.
Còn ông thì sao, hỡi ông già lú lẫn VĐSB, kẻ đang gây buồn mửa cho rất nhiều người biết chuyện!!!!!
T.Vấn

Khủng bố nhân dân, công an Việt Nam đã hiện nguyên hình là ác ôn Cộng sản
19-6-2018
Đây là câu chuyện của một bạn trẻ bị bắt giữ tuỳ tiện và bị công an đánh hội đồng – thực chất là tra tấn – suốt từ 2h chiều đến 7-8h tối chủ nhật, 17/6, ở sân vận động công viên Tao Đàn (quận 1, TP. HCM). Vì bạn còn rất trẻ, không phải người hoạt động dân chủ-nhân quyền, cũng không hề có nhu cầu được “nổi tiếng” theo cách nghĩ thường lệ của dư luận viên và an ninh, nên trong câu chuyện, bạn xin giấu mọi thông tin về nhân thân.
——
Khi em mở mắt ra thì thấy mình đã nằm trên giường bệnh. Xung quanh không còn bóng an ninh nào. Một cô bé y tá đi đến, em hỏi mới biết đây là phòng cấp cứu bệnh viện Bộ Công an, và lúc đó là khoảng 12h đêm. Thế nghĩa là chúng đã đánh em liên tục từ 2h chiều cho tới khi em bất tỉnh thì quẳng em vào đây và… chuồn mất để khỏi phải chịu trách nhiệm gì. Nhưng cũng rất có thể là chúng còn canh gác đâu đó phía dưới sảnh.
Bệnh viện đòi viện phí 2 triệu. Em sờ lại người thì may quá, chúng để lại cái bóp với hơn 100.000 đồng. Ngoài ra chẳng còn gì. Điện thoại đã bị lấy mất. Số liên lạc của gia đình nằm trong điện thoại. Đến đôi giày cũng mất tiêu – chúng đã lột giày em ra và dùng chính đôi giày ấy táng hàng trăm cái vào đầu, cũng như dùng dùi cui liên tục giã nát hai bàn chân em. Khắp người em đầy vết thâm tím, vết rách, chỉ cựa nhẹ cũng đã thấy đau.
Em nói em muốn về nhà. Bác sĩ không cho, bảo là cần phải xem em có bị tụ huyết trong não, chấn thương sọ não không (không biết vì ông sợ bệnh nhân gặp chuyện gì hay vì sợ mấy bạn công an có thể đâu đó ngoài kia). “Cậu về mà chết giữa đường là tôi không chịu trách nhiệm đâu đấy”. Nhưng em cũng làm gì có đủ tiền mà nộp viện phí. Đầu em đau nhức, váng vất. “Em không sao đâu. Em chỉ muốn về nhà, muốn ngủ thôi, với lại cũng phải báo cho người thân yên tâm”. Em nói vậy. Nhìn bộ dạng em với khuôn mặt phù, mắt tím bầm như gấu trúc, môi rách và sưng phù lên như trái cà, cô bé y tá có lẽ cũng thương nên thì thào: “Thôi anh đi đi. Coi như anh trốn viện”. Cô ấy dẫn em qua một cửa nhỏ, theo một lối đi riêng, kín đáo ra khỏi bệnh viện.
Em lết từ taxi về tới cổng nhà rồi ngồi sụp luôn trước cửa. Lúc đó khoảng 1h sáng.
* * *
Cách đó nửa ngày, vào khoảng 1h chiều chủ nhật 17/6, em rời nhà ra quận 1 chơi. Khu trung tâm Sài Gòn chưa bao giờ đông công an và dân phòng như thế. Vỉa hè, quán cafe đầy nghẹt những tốp công an áo xanh, dân phòng đeo băng đỏ, và những thanh niên cao to, mặt mày hung dữ. Họ bắt người liên tục; gần như cứ thấy ai cầm điện thoại đi ngang là xông vào bắt. Thậm chí họ vào tận quán cafe để khám xét giấy tờ và lôi khách ra ngoài, bắt đem đi. Không khí ngột ngạt, căng thẳng. Chưa bao giờ em thấy Sài Gòn căng thẳng như thế. Như thời chiến, với toàn xã hội là một trại lính, công an trộn lẫn với dân và có thể toàn quyền chặn bắt, khám xét giấy tờ, hốt về đồn bất kỳ ai.
Em ghé quán cafe mua một ly đem đi, rồi vào phố sách. Đường sách hôm nay hình như không hoạt động. Em đi được vài mét thì bị một nhóm công an chặn lại; có lẽ họ đã “tia” được em từ lúc nào không hay. Họ hỏi giấy tờ. Xui cho em là em chỉ tính đi cafe nên không mang giấy tờ gì theo. Họ quát bảo em gọi người thân mang giấy đến. Em cầm điện thoại gọi về nhà, chỉ vừa nói được câu “con bị bắt”, thì một người đã chộp lấy và giật tung điện thoại khỏi tay em. Em kêu lên, nhưng cả đám đẩy em vào xe, phóng đi.
Chúng đưa em vào một khu nhà tập ở sân Tao Đàn. Xung quanh la liệt người, già trẻ nam nữ, có cả mấy cô gái áo dài, chắc là hướng dẫn viên du lịch. Sau này em mới biết, hôm đó công an Thành phố đã bắt tới 179 người, gom về Tao Đàn. Trong số đó, có cả khách du lịch, hướng dẫn viên, và những bác già đi tập thể dục. Tất cả đều bị bắt, và kinh khủng hơn, đều bị đánh.
Chúng đưa em vào một căn phòng, moi điện thoại em ra, hất hàm: “Mật khẩu?”. Em đáp: “Sao các anh lấy điện thoại của tôi?”. “Bộp” – câu trả lời là một cú đấm thẳng vào mặt em. Sau đó là liên tiếp những cái tát. Em vẫn không đưa mật khẩu. Chúng nắm tóc, dúi đầu em xuống mặt bàn, đấm tới tấp vào hai mang tai. Rồi chúng bảo nhau rằng thằng này bướng, mang nó qua phòng kia.
Thì ra cả phòng em chỉ có mình em không khai mật khẩu điện thoại cho chúng, nên chúng “sàng lọc”, đưa đối tượng cứng đầu sang phòng riêng để tiện bề tra khảo.
Ngay sau đó, khi đưa em sang một căn buồng khác, chỉ còn mình em, chúng xông vào ra đòn ngay. Hai chục thanh niên cao to, cả sắc phục và thường phục, vây lấy em, đánh hội đồng bằng dùi cui, gậy và tất nhiên, chân tay. Em ngồi bệt trên sàn, co người lại, hai tay ôm đầu. Hai thằng bèn bẻ tay em ra sau, để cho đám còn lại đấm như mưa vào mặt. “Đù má, lì hả mày” – chúng vừa đánh vừa chửi.
Chúng cho gọi mấy kỹ thuật viên vào phá password. Trong lúc kỹ thuật viên làm việc, khoảng 15-20 phút, chúng đánh em không ngơi tay. Có mấy an ninh nữ rất xinh gái cũng bạt tai em liên tục đến độ em chỉ còn thấy trước mắt một màu nhờ nhờ trắng. Một lão an ninh già, khoảng ngoài 60 tuổi, vụt dùi cui rất dữ. Nghĩa là đánh em có đủ thành phần an ninh, nam phụ lão ấu.
Rồi kỹ thuật viên cũng phá được khoá máy (iPhone 5s), và đám an ninh hả hê: “Đù, mày tưởng ngon hả, tưởng tụi tao không mở được điện thoại mày hả?”. Chúng còng tay em lại, đánh càng dữ hơn, vừa đánh vừa “điều tra” về từng người trong contacts của em. “Thằng này là thằng nào?”. “Là bạn Facebook của tôi”. “Mày gặp nó chưa? Làm gì?”. “Tôi gặp uống cafe”. “Gặp đâu, hồi nào?”. “Tôi không nhớ”. “Đù má, không nhớ này. Không nhớ này”.
Cứ mỗi từ “không nhớ” hay “không biết” mà em nói, chúng lại lấy gậy sắt dộng mạnh vào hai bàn chân em. Mu bàn chân em sưng phồng lên, mặt em chắc cũng vậy. Một thằng túm tóc kéo giật đầu em ra, và chúng phun nước miếng vào mặt em. “Tao ghét cái từ không biết hay không nhớ lắm nha. Mày còn nói mấy từ đó nữa, tao còn đánh”.
“Con này con nào?”. “Bạn tôi”. “Bồ mày hả? Mày chịch nó chưa? Bú l. nó chưa mày?”. Không còn một từ gì tục tĩu nhất mà chúng không dám phun ra miệng.
Chúng tháo giày em ra và cầm luôn đôi giày đó quật vào mặt em. “Dạng chân ra” – chúng quát. Em sợ bị đánh vào hạ bộ nên càng co người lại. Nhưng may thay chúng không đánh vào chỗ đó, chỉ lột áo quần em ra đấm đá vào bụng, ngực, và rít lên: “Mày có tin là bọn tao có thể treo mày lên mà đánh như đánh một con chó không?”.
Một lát, chúng nghỉ. Em bò lết lên tấm nệm mút đặt sẵn ở đó (trong phòng tập, cho vận động viên). Một thằng quát: “Đù. Mày đòi được nằm nệm ấy hả?”. Rồi chúng nắm chân em lôi xuống sàn, tiếp tục đánh hội đồng, giẫm đạp. Cứ như thế.
Rất lâu sau, có lẽ khi trời đã xế chiều, chúng vẫn chưa ngừng còn em thì đã không mở được mắt ra nữa. Khi trời tối hẳn thì em bắt đầu rơi vào trạng thái lơ mơ. Chúng nắm tóc, kéo tay, thảy em ra ngoài nằm chung giữa một đám người. Em chỉ nghe tiếng lao xao, và sau đó là tiếng la khóc. Rất nhiều người khóc, không hiểu khóc cái gì. Em cố mở mắt, và nhận ra là mọi người khóc vì em. Quanh em la liệt người, có lẽ ai cũng bị đánh vì nhiều người mặt sưng húp. Mấy bác già cũng bị đánh. Nhưng ai cũng nhìn em, khóc như mưa. Họ bảo nhau: “Lấy đồ che cho thằng bé đi”. Thế là một loạt áo được truyền tới, đắp phủ lên mình em.
Sao mà giống cảnh tù Côn Đảo – như trong văn học và lịch sử “cách mạng” viết quá vậy? Nhưng khác hẳn ở một điểm, là ở đây, đám công an con cháu của thế hệ “cách mạng” chống “Mỹ ngụy” năm xưa giờ đã hiện nguyên hình là một lũ ác ôn, thẳng tay khủng bố dân để bảo vệ đảng độc tài phản quốc. Ác ôn cộng sản.
Có một cô lớn tuổi bước đến, gối đầu em lên đùi cô, xoa dầu lên trán em, nắm tay em và khóc rưng rức. Em không sao mở to nổi mắt để nhìn rõ mặt cô, chỉ thấy nhờ nhờ. Em cố mấp máy đôi môi đã sưng vều: “Cô. Cô đừng khóc nữa. Cô khóc con khóc theo đó”. Em muốn nói thêm, “mà con không muốn tụi nó thấy mình khóc”, nhưng không thở được nữa nên không nói nổi.
Nghe loáng thoáng mọi người nói: “Sao chúng nó đánh thằng nhỏ dữ vậy trời?”. Thấy không khí căng quá, ai cũng thương em, sợ mọi người “nổi loạn”, đám công an lại sầm sập chạy lại, kéo em ra. Cô lớn tuổi đang xoa dầu cho em khóc rất nhiều và la: “Mấy người còng tay tôi đi, tha cho thằng nhỏ, đánh nó chết rồi sao?”.
Em cố mở mắt ra để nhìn và nhớ gương mặt cô. Nhưng hoàn toàn không thể, lúc đó đầu óc em đã mụ mị rồi. Đám công an ném em lên xe, về sau em mới biết là chúng đưa em đi bệnh viện cấp cứu. Mọi người giữ em lại, chúng giằng ra. Có mấy người che cho em để khỏi bị đánh tiếp. Mặc, chúng vẫn lôi em đi. Cô lớn tuổi kia chạy theo em ra xe, nhưng chúng bịt miệng, kéo cô ra ngoài. Cửa xe sập lại. Em nghe một thằng chửi vọng: “Đù má thằng này. Mày diễn hay lắm. Mày diễn cho cả đám tụi nó khóc hả?”.
Sau đó em không biết gì nữa. Khi tỉnh lại, em đã ở trong bệnh viện, nhưng cũng chưa được điều trị gì vì… chưa đóng viện phí.
* * *
Đêm đó em nằm li bì. Sáng sớm hôm sau em vào viện khám lần nữa. Quá may mắn, em chỉ bị công an đánh cho đến đa chấn thương thôi chứ chưa bị chấn thương sọ não. Và hai ngày nay, liên miên anh em, bạn bè đến thăm em. Ai cũng thương em, cho tiền, cho quà bánh rất nhiều.
Nhưng em vẫn nhớ những người đã ôm lấy em, che đòn cho em, và cởi áo phủ lên em vào ngày chủ nhật ấy. Nhất là cô đã đặt em gối đầu lên chân cô – như đứa con với mẹ – và xoa dầu cho em, và cầm tay em, và khóc. Em muốn ghi nhớ nét mặt cô mà không nhìn được nên không nhớ nổi. Đến tên cô, em cũng chẳng biết. Em chẳng nhận ra được ai trong số những người bị đánh hôm đó, những người đã che chở, bảo vệ, động viên em trong những giờ phút kinh khủng nhất, cùng chia sẻ với nhau nỗi đau đớn của những người dân vô tội, bị công an giam giữ vô luật và đánh như đánh kẻ thù.
Trong lúc bị đòn hội đồng, em không nhớ nổi gương mặt ác quỷ nào, nhưng cũng kịp nhìn thấy một phù hiệu trên ngực áo của một công an, ghi tên Nguyễn Lương Minh. Chúng không hề biết em là ai, chỉ vì em không khai password điện thoại mà chúng còn đánh em như vậy; không hiểu những người bị chúng coi là “biểu tình viên”, “nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền”, “nhà bất đồng chính kiến”, thì nếu vào tay chúng, chúng còn hành hạ họ tới mức nào. Và còn hàng trăm người bị bắt bừa bãi hôm đó nữa, cả những bác già, những sinh viên trẻ măng, tinh khôi, những hướng dẫn viên du lịch áo dài…
Qua đây em cũng muốn hỏi thông tin về cô – người phụ nữ đã khóc rất nhiều vì em hôm ấy. Lúc đó là khoảng 7-8h tối chủ nhật 17/6, ở một căn phòng nào đó trên sân vận động công viên Tao Đàn.
Phạm Đoan Trang ghi

Phụ Lục:   Vũ Đức Sao Biển
truongduynhat
Rất ít, thậm chí không bao giờ share bài của bất kỳ ai. Nhưng đây là trường hợp cực kỳ đặc biệt. Đặc biệt hơn, khi biết ông là đồng nghiệp, đồng hương Quảng Nam của tôi: Vũ Đức Sao Biển.
Lại đúng ngay dịp, đang ngập ngụa quà hoa cho ngày 21/6.
“…Phải nói rằng, trong suốt lịch sử dân tộc thì chỉ có thời đại chúng ta đang sống, người Việt Nam mới có được cuộc sống ấm no, an vui đến như vậy (…). Chúng ta đã xây dựng được một nền kinh tế thị trường phát triển, ổn định, bền vững; trong đó mỗi công dân đều có quyền sống, quyền được bảo vệ phẩm giá và tính mạng.. ” (Vũ Đức Sao Biển, báo Người Lao Động)*

Ông Nguyễn Phú Trọng viết vậy, nói vậy, cũng… không chấp gì. Nhưng ông, với tư cách và cái đầu của một thằng nhà báo, thì không thể thốt lên như thế.
Nhục cho ông. Nhục cho giới nhân sĩ xứ Quảng mình, ông ạ.
Trước khi share, tôi cũng đã comment rằng:
Xấu hổ, khi biết ông là đồng hương. Dân Quảng, xưa cũng như nay, nhiều cây bút đáng bậc anh hào. Đâu có ai đốn mạt như ông.
(Bài trên facebook của tác giả Chí Thảo)**:

“MUA DANH 3 VẠN, BÁN DANH 3 ĐỒNG…
Không thể tin được!
Đọc đi đọc lại, cứ ngỡ là bài viết của một đứa trẻ. Ngu ngơ. Khờ khạo như người mơ ngủ.

Tôi muốn nói đến một người có chút tiếng tăm. Dù cái tiếng tăm ấy được anh tạo dựng trong hoàn cảnh…”núp lùm” chẳng lấy gì vinh quang cho lắm.

Ý tôi muốn nói những bản nhạc anh viết ra từ hồi còn… trốn quân dịch trước năm 1975 khi dạy học tận vùng sâu miền tây Nam bộ. Nhiều bài nhạc của anh mang âm hưởng đờn ca tài tử vùng Bạc Liêu. Ngọt ngào, dễ đi vào lòng người nhờ mang đậm chất cải lương.

Nhưng bài nhạc khẳng định đẳng cấp âm nhạc của anh, theo tôi chính là bài “Thu hát cho người”.Rất hay. Cả về ca từ lẫn giai điệu.

Tôi là người chơi nhạc cổ điển. Tôi tốn phải nói là rất, rất nhiều năm cho loại hình âm nhạc… ít người nghe này, chứ không phải như anh – nghe đâu chỉ.. học lóm mấy cái nốt đồ, rê, mi, rồi sáng tác. Và anh trở thành nhạc sĩ…
Dầu sao, tôi vẫn dành cho anh sự kính trọng nhất định về lĩnh vực sáng tác ca khúc

Anh còn là nhà báo. Hay ở chỗ anh chẳng qua trường lớp dạy viết báo, nhưng những bài viết của anh trên Tuổi Trẻ Cười vẫn được bạn đọc đón nhận như một ngòi bút châm biếm sắc sảo, nhất là khi anh vận dụng những nhân vật Tàu trong các tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung. Anh xứng đáng được mệnh danh là nhà “Kim Dung học”.

Có một dạo anh cùng làm báo chung cơ quan với tôi. Trừ những tiểu phẩm hài xoay quanh các nhân vật Kim Dung, anh chẳng có bài viết nào gây được tiếng vang. À, có. Bài “Rửa tay gác kiếm” ca ngợi trùm giang hồ Năm Cam mà theo anh là đã hoàn lương (?) Anh viết bài báo này (đăng trên báo PL) trong lúc Báo TN “đánh” dồn dập trùm Năm Cam như một cái gai làm nhức nhối xh phải được nhổ bỏ. Bài viết Năm Cam hoàn lương vừa ráo mực thì Năm Cam và đồng bọn bị tóm hết (vụ án có số lượng bị can khởi tố, bắt giam nhiều nhất trong lịch sử tố tụng hình sự từ trước đến nay tại TPHCM – xấp xỉ 150 người). Động cơ bài viết này là gì? Thôi, không nhất thiết phải luận ra đây mà làm gì. Rách việc.
Vâng, anh là Vũ Hợi, bút danh Vũ Đức Sao Biển, tác giả của “Thu hát cho người”, ” điệu buồn phương nam”…từng làm say đắm lòng người.
Nhưng thật đáng tiếc! Ông bà ta nói không sai: “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”. Bài viết này (trên Báo NLĐ) đã hủy hoại tên tuổi của anh. Tôi nghĩ thế !
Anh đã viết gì?:
“…Phải nói rằng, trong suốt lịch sử dân tộc thì chỉ có thời đại chúng ta đang sống, người Việt Nam mới có được cuộc sống ấm no, an vui đến như vậy (…). Chúng ta đã xây dựng được một nền kinh tế thị trường phát triển, ổn định, bền vững; trong đó mỗi công dân đều có quyền sống, quyền được bảo vệ phẩm giá và tính mạng.. ”
Thật buồn cười!
Hàng trăm người viết bài phản biện chỉ vì yêu nước, đã trở thành tù nhân lương tâm trong các nhà tù mà anh bảo là “quyền được bảo vệ phẩm giá và tính mạng” ?
Hàng chục ngàn dân oan mất đất vì các dự án thu hồi áp đặt, kéo nhau ra HN kêu khóc như ri trước cửa các cơ quan công quyền… mà anh bảo là “cuộc sống ấm no, an vui” (?)
Ngoài biển, Hoàng Sa và một nửa Trường Sa; trên bờ thì thác Bản Giốc đã rơi vào tay giặc phương Bắc. Hàng loạt nhà máy nhiệt điện than xả khói thải mù trời ; rồi cái họa bùn đỏ bauxite Tây nguyên; Formosa Hà tĩnh gieo đau thương tang tóc cho hàng vạn ngư dân 4 tỉnh miền Trung; nhà máy giấy Lee & Man treo lơ lửng cái họa ô nhiễm môi trường ở Tây Nam bộ…, mà anh bảo là “ổn định, bền vững” (?)
Nợ công ngập đầu, phải giật gấu vá vai, phải luồn cúi vay mượn tứ xứ. Trạm thu phí đặt ra khắp nơi; giá xăng cứ rình rình tăng vọt. Họ trút hết gánh nặng kinh tế èo uột lên đôi vai nhân dân. Họ móc túi dân đến từng đồng lẻ…mà anh bảo là “kinh tế thị trường phát triển” (?).
Anh Hợi ơi! Tôi khấu đầu cắn rơm cắn cỏ lạy anh thôi..
Nhiều người nói với tôi, rằng anh là một chuyên gia lốp-bi. Nhưng tôi không tin. Năm kia về Chu Lai thằng bạn tôi có cái quán Mỳ quảng, khoe với tôi là anh mới viết ..quảng cáo cho cái quán của nó. Tôi vẫn không tin ngòi bút của anh… sâu sát đến mức bình dân như vậy…
Tôi vẫn muốn nêu lên đây một lần nữa những gì anh đã nghĩ, đã viết:
“…chỉ có thời đại chúng ta đang sống, người Việt Nam mới có được cuộc sống ấm no, an vui đến như vậy”.
Vâng, rất ..ấn tượng !!?
Ở cái tuổi ngoài thất thập, có mấy bài nhạc lận lưng, tiền bạc không thiếu…Bấy nhiêu đó không đủ để anh vui vầy với con cháu hay sao ?
Không hiểu điều gì khiến anh viết những lời đến mức thiển cận, ngây thơ vậy, hả anh Hợi…?”.
Chí Thảo
Nguyên văn bài của VĐSB trên báo NLĐ:
Cảnh Cáo: Xin hãy chuẩn bị thau chậu trước khi đọc tiếp vì bạn có thể mửa thốc mửa tháo ngay trên bàn (TV&BH)
Để ngày cuối tuần hạnh phúc
17/06/2018 04:00

Mấy ngày vừa qua, đã có hiện tượng một số anh em công nhân (CN) bị rủ rê, lôi kéo vào chỗ tụ tập đông người; thậm chí ngừng việc hàng loạt khiến hoạt động của xí nghiệp, công ty bị ngưng trệ. Hiện tượng đáng tiếc ấy đã được tổ chức Công đoàn các cấp kịp thời phân tích, uốn nắn, ổn định tình hình.
 Dưới cái nhìn của bạn bè quốc tế, đất nước Việt Nam ta là đất nước hòa bình, ổn định bậc nhất; xứng đáng để đến đây tham quan, du lịch, đầu tư. Chúng ta đã xây dựng được một nền kinh tế thị trường phát triển, ổn định, bền vững, trong đó mỗi công dân đều có quyền sống, quyền được bảo vệ phẩm giá và tính mạng. Phải nói rằng trong suốt lịch sử dân tộc thì chỉ có thời đại chúng ta đang sống, người Việt Nam mới có được cuộc sống no đủ, an vui đến như vậy.
Hơn ai hết, CN là những người đã trực tiếp lao động sản xuất góp phần làm nên cuộc sống no đủ, an vui, hạnh phúc ấy. Những thành quả lớn lao mà chúng ta có ngày hôm nay được xây dựng và hình thành bằng sức lao động vĩ đại của đồng bào cả nước; trong đó những người đi tiên phong là CN.
Thái độ đúng đắn nhất của anh chị em CN là hãy bảo vệ những thành quả xây dựng cuộc sống mới và đừng bao giờ có một hành động nào làm tổn thương dù nhỏ nhặt nhất đến thành quả của mình. Thật đáng tiếc là vừa qua, một số anh em CN nhẹ dạ đã nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu. Lòng yêu nước của họ đã bị lợi dụng.
Do thiếu thời gian theo dõi thông tin khi tham gia những cuộc tụ tập đông người và thực hiện những hành động không đúng đắn như vậy, anh em đã làm rối an ninh trật tự công cộng. Xí nghiệp, công ty ngưng sản xuất một thời gian thì thiệt thòi đó thuộc về CN, gây ảnh hưởng xấu cho gia đình mình bởi các anh chị là người làm việc hưởng lương.
Vậy thì rất mong CN hãy tỉnh táo, sáng suốt để đặt lòng yêu nước vào đúng chỗ, không cho phép bất kỳ thế lực nào lợi dụng, xúi giục chúng ta thực hiện những việc làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự xã hội và tài sản người khác.
Hãy sống và tuân thủ pháp luật. Hãy tận dụng ngày cuối tuần, biến nó thành ngày hạnh phúc quý giá, đầm ấm với gia đình, vợ con. Hãy nấu một bữa ăn ngon và nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí cùng gia đình, phục hồi sức lực để tiếp tục làm việc tuần tới. Và mong CN đừng bao giờ thiếu cảnh giác để tự cho phép mình trở thành con cờ cho những kẻ hắc ám lợi dụng.
Vũ Đức Sao Biển (nhạc sĩ, nhà báo, nhà văn)


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

                                      Vũ Đức Sao Biển _ 1948 -2020

. . . Thuở ấy, tâm hồn tôi trong sáng lắm, cứ y như dòng suối trong vắt êm đềm xuôi chảy dưới chân đồi. Mùa thu, hoa sim tím nở như một tấu khúc dịu dàng. Hoa sim, cái màu hoa tím nhạt lãng mạn, bình dị giữa thu vàng sao mà gợi nhớ đến thế. Tôi nhớ hoa, nhớ người. Và úp mặt sau thùng đàn làm bàn, tôi đặt tờ giấy kẻ nhạc lên, viết Thu, hát cho người. . .

                                                         - - - o0o - - -

 Người tình trong ca khúc "THCN”

                    Anh Ngọc:  https://www.youtube.com/watch?v=WlHjHZAtc60
                    Việt Dzũng: https://www.youtube.com/watch?v=RgBIWcqrQ_g

" Thời trung học, cứ mỗi lần đi học ở trường Tiểu La, tôi vẫn có thóiquen hay uống café tại một quán rất quen thuộc tên là Café Thu. Quán giản dịvới những chiếc bàn gỗ cũ kỹ theo năm tháng. Ngày ấy, ở thị trấn Hà Lam (ThăngBình, Quảng Nam), ai cũng biết quán này, chủ nhân là một người đàn bà trên 30tuổi nhưng còn đẹp và sâu lắng. Một điều đặc biệt, café ở đây rất ngon, nhạchay và buồn như chính chủ nhân của nó. Lúc bấy giờ, thứ "nhạc vàng"này, người ta thường hay cấm nên mỗi khi nghe xong, tôi “nuốt” từng lời, về nhàchép lại và tập hát với cây đàn guitar cũ. Chính vì thế, tôi thuộc rất nhiều cakhúc của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Ngô ThuỵMiên,...Lúc rỗi, tôi thường nói chuyện với chủ quán, những lúc như thế, đôi mắtcô Thu thường đượm buồn, xa xăm, nhớ về một dĩ vãng không xa lắm..."
                                              Hồ Thị Thu ngày ấy....
Cách đây khoảng 40 năm, trên đoạnđường từ ngã tư Hà Lam đến cổng trường trung học Tiểu La - Thăng Bình, ngườidân ở thị trấn nhỏ lẻ này chắc không quên cô nữ sinh tên là Thu, hàng ngày cắpsách đến trường. Hồ thị Thu, người vùng quê ngày ấy thường gọi là Thu Chuẩn (bacô ta tên là Chuẩn) để phân biệt với những cô Thu khác. Thu học ban C, có giọnghát hay, quyến rũ và từng là hoa khôi của truờng Tiểu La lúc bấy giờ. Với máitóc dài xõa ngang lưng, khuôn mặt trái soan, làn da trắng hồng, thướt tha trongtà áo dài trắng, Thu đã làm cho biết bao nhiêu chàng trai điêu đứng. Trong sốđó, Vũ Đức Sao Biển và Đynh Trầm Ca (Mạc Phụ), những học trò chân đất, nhìnngười đẹp rồi mơ mộng yêu đương, về nhà làm thơ viết nhạc... Đynh Trầm Ca có"Ru con tình cũ", Vũ Đức Sao Biển có "Thu, hát cho người",những bài thơ này đã được giới học sinh, sinh viên chép nhau rồi truyền tụng.Tên tuổi của các thi sĩ cũng nổi danh từ đó. Chỉ có một điều, đây là những mốitình trong mộng tưởng, tình yêu đơn phương, lãng mạn ở lứa tuổi học trò. Thờigian trôi đi, Thu lấy chồng sớm, chàng trung úy pháo binh tên Trần Đình Ái, mộtpháo đội trưởng pháo binh. Ái là sĩ quan pháo binh yểm trợ cho bộ binh hànhquân ở vùng Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Thời ấy vào khoảng năm 1973.
"Thu, hát cho người" đểtặng cho Thu được Vũ Đức Sao Biển sáng tác vào năm 1968, là một trong nhạc phẩmlàm nên tên tuổi của ông:
"Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt
Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ
Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ
Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó
Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư
 Đêm nguyệt cầm ta gọi em tronggió
Sáng linh lan hồn ta khóc bao giờ?
Ta vẫn chờ em trên bao la đồi nương,
Trong mênh mông chiều sương
Giữa thu vàng, bên đồi sim trái chín
Một mình ta ngồi khóc tuổi thơ bay...
Thời gian nào trôi bềnh bồng trên phận người
Biệt ly nào không buồn phiền trên dấu môi
Mùa vàng lên, biêng biếc bóng chiều rơi
Nhạc hoài mong, ta hát vì xa người..."
(Hoa Linh Lan, loài hoa mọc rấtnhiều ở Quảng Namđược ông nhắc tới trong bài hát)
Bài hát được 2 danh ca Hà Thanhvà Anh Ngọc hát trên Đài Phát thanh Sài Gòn. Sau đó, những giọng ca tên tuổicủa Miền Nam như: Phượng Bằng, Mai Hương, Quỳnh Dao, Kim Tước, Vân Quỳnh, VânHà, Ngọc Long...thể hiện rất thành công. Bài hát được công chúng đón nhận nồngnhiệt và trở nên nổi tiếng lúc bấy giờ.
                 Tác giả Vũ Đức Sao Biển năm 1970, tại Bạc Liêu  
Vũ Đức Sao Biển  tên thật  là VũHợi, sinh  ngày 12 tháng 2 năm 1948, tại  Tam Kỳ, Quảng Nam. Quê  quán tại  Duy  Vinh, Duy Xuyên, Quảng Nam.Ông  còn dùng  bút danh Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại khi  viết phiếm  luận. Năm 18 tuổi,ông  vào Sài Gòn học Đại học Sư phạm ban Việt - Hán và Đại học Văn khoa, banTriết học  phương Đông. Năm 1970, ông tốt nghiệp  và đến Bạc Liêu dạy học các mônVăn, Triết học bậc trung học tại trường Công lập Bạc Liêu. Năm 1975, ông rờiBạc Liêu và trở lại thành phố Sài Gòn  dạy học, công tác  tại Phòng giáo dụchuyện Nhà Bè. Mười  năm sau trở lại Bạc Liêu và cho  ra đời các ca khúc về miềnđất phương Nam.Sau đó, ông cộng  tác và làm việc ở tòa soạn báo C.A, ThanhNiên... Hiện nay, ông làm việc ở báo Pháp luật, Tuổi TrẻCười. Ông là hội viên Hội Nhạc sĩ và Hội Nhà báo Việt Nam.
Một  thời, “Thu, hát cho người”đem  đến nhiều  giai thoại  cho giới  văn nghệ  sĩ, nhất  là Quảng Nam, Đà Nẵng và TP. Sài Gòn. Tháng1/2010, trong  chương trình “Gặp gỡ  cuối tuần” phát trên HTV7, Vũ Đức Sao Biểncó đề cập đến bài hát và coi đó là tình cảm trong sáng của chính  tác giả vớimột người  con gái cùng quê ở Quảng Nam. Sau một thời  gian xa cách, khitrở về, cô gái ngày xưa giờ có lẽ đã có một bến bờ khác. Một mình lang thanglên đồi sim tím, nơi đã từng gắn bó với mối tình ngày xưa, cảm xúc chợt ùa về…Và “Thu, hát cho người” ra đời trong hoàn cảnh đó.
Cuối năm 2011, một lần viết vềbài hát này trên báo “Người lao động”, Vũ Đức Sao Biển giải thích rằng, tựa đềca khúc “Thu, hát cho người” là hát cho chính mình, hát cho mùa sim tím, thápcổ và dòng sông ở vùng quê nghèo khó Thăng Bình (Quảng Nam). Lần này, khônghiểu vì sao, trong bài báo “Tôi viết Thu, hát cho người”, ông không hề nhắc đếnnhững câu chuyện về Thu ngày ấy ? Ông tâm sự, thuở học trò, tâm hồn trong sángnhư dòng suối êm đềm xuôi chảy dưới chân đồi. Mùa thu, hoa sim tím nở như mộttấu khúc dịu dàng. Hoa sim, màu hoa tím nhạt lãng mạn, bình dị giữa thu vànglại gợi nhớ đến như vậy ? Ông nhớ hoa, nhớ người, ôm đàn và hát lên:
"Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt
 Mùa thu nào đưa người về thămbến xưa
 Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trờimơ
Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ…”
Thật ra, Vũ Đức Sao Biển đã mượný của thi sĩ Thôi Hiệu (đời Đường) trong bài “Hoàng hạc lâu” với câu:
“...Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du…”
(…Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không…)
Và ngẫu nhiên, những lời trongbài hát “Thu, hát cho người” cũng trùng với ý thơ của thi sĩ nổi tiếng ngườiPháp Guillaume Apollinaire (1880-1918) trong bài thơ để đời L'Adieu (Lời vĩnhbiệt):
“…J'ai cueilli ce brin de bruyère
 L'automne est mortesouviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends…”
 Sau này, Bùi Giáng dịch thành:
(…Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó ... )
Năm 2007, trong một lần gặp gỡvăn nghệ, khi Vũ Đức Sao Biển nhắc lại câu hát: “…Ta vẫn chờ em dưới gốc simgià đó. Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư…” nhà văn Sơn Nam đã “phê bình” Vũ Đức Sao Biển :“Mày nói dóc ! Cây sim ngoài Quảng Nam của mày thấp tịt, vậy mày ngồichỗ nào để đợi con nhỏ đó ? Mà cái đồi sim thì trống huơ trống hoác, con nhỏ đócó đến thì mày mần ăn được gì ?”
Vũ Đức Sao Biển lý giải rằng, câysim già không nhỏ, đặc biệt là khi mọc trên đồi cát, có cây cao vài ba mét, tỏabóng mát quanh năm. Ngày ấy, tuổi 20, lòng Vũ Đức Sao Biển vô cùng trong sángchẳng bao giờ dám nghĩ tới hai chữ “mần ăn” như ông già Nam bộ đã nói. Liênquan đến mối tình thơ mộng này, vào năm 1967, tại La Qua, Vĩnh Điện, (QuảngNam), Đynh Trầm Ca (Mạc Phụ) đã viết tặng cho Hồ Thị Thu ca khúc "Ru contình cũ" rất thiết tha. Năm 1970, tình cờ trong một đêm nhạc ở Sài Gòn,một người ở Nhà xuất bản âm nhạc Khai Sáng nghe xong đã chuyển bản nhạc này choLệ Thu, cô ca sĩ nổi tiếng này đã bật khóc ngay trong phòng thu âm khi hát đoạnđầu tiên: "Ba năm qua em trở thành thiếu phụ, ngồi ru con như ru tìnhbuồn..."
Bản nhạc cũng được ca sĩ Hà Thanhhát trên đài phát thanh Sài Gòn:
Ba năm qua em trở thành thiếu phụ
Ngồi ru con như ru tình buồn
Xin một đời thôi tiếc thương nhau
Xin một đời ngủ yên dĩ vãng
Ba năm qua em trở thành thiếu phụ
Ngồi ru con như ru tình sầu
Kỷ niệm nào ghi dấu trên tay
 Cho lòng này dài những cơn đau
 Ôi ba năm qua rồi
Đời chưa nguôi gió bão
 Người xa xôi phương nào
Người có trách gì không?
Thôi anh ơi anh đừng hờn trách nữa
Đời em như rong rêu tội tình
 Xin gục đầu ghi dấu ăn năn
Thôi đừng buồn em nữa nghe anh
(Vũ Đức Sao Biển)
Sau này, người con gái tên Thucũng đi vào trong bài thơ "Cây đàn thương nhớ" của Đynh Trầm Ca vớinhững hình ảnh rất đẹp của tuổi học trò:
“Buổi ta vác cây đàn ngang trường cũ
Ai như em đứng ngó cuối hành lang
Ai như ta ngồi mơ sau cửa lớp
Có lẽ nào mình còn đó sao, Thu ?...".
 Hơn 40 năm trôi qua, ca khúc "Thu hát chongười' dường như có sức quyến rũ lạ thường. Café Thu ngày ấy cũng không cònnữa… Hồ Thị Thu bây giờ đã ngoài 60 và trở thành một bà chủ tiệm bán hàng trangtrí nội thất ở thị trấn Hà Lam. Mỗi lần về lại Thăng Bình, lên những đồi simbạt ngàn ở vùng trung du (Bình Định, Bình Trị,...), tôi lại khe khẽ hát tronghoài niệm, trong nỗi nhớ về những tháng ngày xưa cũ...
"...Thời gian nào trôi bềnh bồng trên phận người
Biệt ly nào không buồn phiền trên dấu môi
Mùa vàng lên, biêng biếc bóng chiều rơi
Nhạc hoài mong, ta hát vì xa người..."
Theo Tạp Chí Non Nước - phát hành20/6/2012
                                —————————————————
                                          Tôi viết Thu, hát cho ngườI
Thuở ấy, tôi hai mươi tuổi. Tháng9, mùa thu, tôi trở về quê nhà Quảng Nam, cầm cây đàn guitar lên đồi simxưa. Người bạn nghèo thời trung học của tôi không còn nữa, chỉ còn đây khu đềntháp với những nàng Apsara lặng lẽ nhảy múa ngàn năm. 
Thuở ấy, tâm hồn tôi trong sánglắm, cứ y như dòng suối trong vắt êm đềm xuôi chảy dưới chân đồi. Mùa thu, hoasim tím nở như một tấu khúc dịu dàng. Hoa sim, cái màu hoa tím nhạt lãng mạn,bình dị giữa thu vàng sao mà gợi nhớ đến thế. Tôi nhớ hoa, nhớ người. Và úp mặtsau thùng đàn làm bàn, tôi đặt tờ giấy kẻ nhạc lên, viết Thu, hát cho người. 
Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt.
Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa. 
Bản tình ca thuở đôi mươi bắt đầuvới hai câu hỏi tu từ như thế. Hỏi để mà hỏi với chính mình và biết rằng khôngcó câu trả lời. Cái tựa ca khúc là Thu, hát cho người thật ra là hát cho chínhmình, hát với mùa sim, tháp cổ, dòng sông. 
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ.
Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ. 
Bài Hoàng hạc lâu của thi sĩ ThôiHiệu có câu “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản” (Hạc vàng bay một lần là khôngtrở lại nữa). Tôi lấy ý thơ của người xưa để nói đến bạn mình. Ca từ như mộttiên tri định mệnh; chúng tôi chẳng bao giờ được gặp lại nhau. Sao mà trùng lặpvới câu thơ của Guillaume Apollinaire từng viết “nous ne nous verrons plus surterre” (Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa. Mộng trùng lai không có trên đời- Bùi Giáng dịch). 
Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó.
Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư. 
Hai câu này làm lắm người thắcmắc. Năm 2007, nhà văn Sơn Namtừng “phê bình” tôi: “Mày nói dóc. Cây sim ngoài Quảng Nam của mày thấp tịt, vậy mày ngồichỗ nào để đợi con nhỏ đó? Mà cái đồi sim thì trống huơ trống hoác, con nhỏ đócó đến thì mày mần ăn được gì?”. Nhiều người cũng có thắc mắc tương tự như ônggià Nam Bộ. 
Thực ra, cây sim già không nhỏ,đặc biệt là khi mọc trên đồi cát. Có cây cao vài ba mét, tỏa bóng mát quanhnăm. Và như tôi đã nói, thuở ấy lòng tôi trong sáng lắm cho nên tôi cũng chẳngbao giờ dám nghĩ tới hai chữ “mần ăn” thông thường vốn thuộc phạm trù hình nhihạ! 
Bài hát thoáng một chút suy nghĩrất Lão - Trang về số phận con người, tình yêu và sự xa biệt: 
Thời gian nào trôi bồng bềnh trên phận người.
Biệt ly nào không muộn phiền trên dấu môi.
Mùa vàng lên biêng biếc bóng chiều rơi.
Nhạc hoài mong ta hát vì xa người. 
Vẫn là những câu hỏi tu từ khôngcó lời đáp. Ngay khi viết xong, tôi đã hình dung được đây là một bài tình cahay của đời mình. Bài hát Thu, hát cho người được đưa cho ca sĩ Hà Thanh, 2tuần sau được hát trên Đài Phát thanh Sài Gòn bởi hai danh ca Hà Thanh và AnhNgọc; sau đó là Phượng Bằng, Mai Hương, Quỳnh Dao, Kim Tước, Vân Quỳnh, Vân Hà,Ngọc Long... Bài hát nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Cho đến bây giờ đã là 43 năm,Thu, hát cho người đã được đặt tên cho rất nhiều chương trình âm nhạc mùa thuhằng năm. 
Thời đôi mươi, tôi để lại chocuộc sống và bạn yêu nhạc Thu, hát cho người, Chiều mơ, Tiếng hát trên đồi TăngNhơn Phú. Thời  năm mươi, sáu mươi, tôiđể lại Điệu buồn phương Nam, Đêm Gành Hào nghe điệu Hoài lang, Đường về, MùaXuân hát trên ngọn cây tùng, Xuân ca vô tận. Điều lạ lùng là càng về già, âmnhạc của tôi càng vui lên. 
Với đời tôi, Thu, hát cho ngườilà một dấu ấn đẹp, thậm chí còn tạo nên những giai thoại, huyền thoại. Tôi thầmnghĩ 143 chữ trong bản tình ca đó là những viên ngọc quý... 
Vũ Đức Sao Biển

Không có nhận xét nào: