Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

Tình Trên Biên Giới - Nguyễn Đạt Thịnh

http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2020/4/24-Apr-2020/0424tinhbiengioi1(1).jpg
Điểm hẹn của đôi tình nhân cộng chung được 174 tuổi. (NY Times)
Bài báo này tôi dụng ý không viết về chết chóc, buồn khổ nữa khi phải viết về trận đại dịch Corona. Câu chuyện tình tôi sắp kể với quý vị vô cùng dễ thương, điểm dễ thương đầu tiên là cả chàng và nàng đều tin tưởng mối tình đó là mối tình cuối cùng trong đời họ; điểm dễ thương thứ nhì là điểm hẹn gặp hàng ngày của họ là biên giới giữa Đan Mạch và Đức; điểm thứ ba là tuổi tác của họ: chàng 89, nàng 85. Từ nhiều năm nay nhiều nước Âu Châu đã trở thành quốc gia thành viên của Liên Âu, thay đổi đó giúp họ có thể gặp nhau hàng ngày mà không cần xin passport, giống như người Texas có thể lái xe lên Nữu Ước hoặc qua Cali chơi mà chỉ cần cái bằng lái xe làm căn cước.
<!>

Nàng là cụ bà Inga Rasmussen người Đan Mạch và chàng là người Đức -cụ ông Karsten Tüchsen Hansen; ngày ngày cụ bà lái chiếc Toyota Yaris xuôi về hướng Nam, trong lúc cụ ông đạp chiếc xe điện ngược lên hướng Bắc. Điểm hẹn là hàng rào biên giới Đức-Đan Mạch. 

Cái bàn họ ngồi uống cà phê là do cụ bà Rasmussen đem đến, hai cái ghế là phần đóng góp của cụ ông Hansen. Con đường biên giới mới được chặn để ngăn con vi khuẩn Corona, mặc dù con bụi giết người đó không thích đi bộ, do đó cái hàng rào không gây được tí trở ngại nào cho nó cả.
Hai cụ ngồi trên đất Đan Mạch; vài ngày đầu cảnh sát Đan Mạch có tò mò dòm ngó, nhưng công dân Liên Âu ngồi trên lãnh thổ Liên Âu cũng chẳng phạm tội vạ gì, dù họ ngồi trên đường xe chạy, nhưng xe không chạy, vì đã có hàng rào biên giới cấm xe.
Cái xe đạp của cụ ông được báo chí Mỹ gọi là electric bike -xe đạp điện; tôi không hình dung được nó như thế nào, điện gắn ra sao? Điện có giúp cụ Hansen khỏi đạp không; tôi vào từ điển online đánh chữ electric bike và tìm được tấm ảnh này.

 http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2020/4/24-Apr-2020/0424tinhbiengioi2.jpg
 Electric bike - cái xe đạp điện của cụ ông Hansen trị giá $499 (Getty Images,
và chiếc Toyota Yaris của cụ bà Rasmussen trị giá $17,472 (Toyota).

Cả hai cụ đều đã hồi hưu, cho nên hai cái xe không nói lên lợi tức của họ, ngày còn trẻ cụ ông là một nông gia, và cụ bà là một bà caterer -người nấu và bán thực phẩm bà nấu sẵn cho khách mua và đem về nhà ăn.
Cụ Hansen giải thích với các phóng viên đến thăm họ trong một bữa ăn biên giới, “Chúng tôi gặp nhau mỗi ngày; ngày nào cũng gặp, không gặp thì nhớ. Trước nạn đại dịch, bả lái xe xuống thăm tôi, hoặc tôi đạp xe lên thăm bả; giờ này chính phủ rào biên giới để ngăn con virus Corona, nhưng không ngăn cách chúng tôi được.”
Cụ bà đem theo một bình thủy cà phê; họ ngồi trên đường nhâm nhi, cách hàng rào biên giới khoảng 1 thước - vô cùng an toàn, và cũng vô cùng tình tứ. Cuộc Thế Chiến Thứ Nhì cũ đến 75 năm, chỉ còn là những ký ức đã phai mờ của cả hai người tình lão niên.
Sau tuần cà phê, cụ ông Hansen đem chai Schnapps và một cái ly nhỏ ra bầy trên bàn; hai cụ uống chung một ly, hoặc nói đúng hơn, cụ bà Rasmussen chỉ nhắp môi chia xẻ một thoáng hơi men với người tình.

http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2020/4/24-Apr-2020/0424tinhbiengioi4.jpg 
Chai Schnapps, một loại rượu mạnh của người Đức
Cụ ông trịnh trọng rót rượu ra ly, rồi một tay cầm cành hoa, tay kia cầm ly rượu mời cụ bà; cụ bà nhận hoa, nhận rượu rồi ôm hôn cụ ông, trước khi đưa rượu lên môi; cả hai trịnh trọng như một nàng dâu và một chàng rể.
Có thể trong tâm tưởng, họ đang cử hành hôn lễ. Trước kia, ngày chính phủ chưa đần độn rào đường biên giới để ngăn con Coronavirus, cụ Hansen thường mời cụ Rasmussen xuống Đức ăn tối; trong bữa ăn cụ bà kể chuyện vui là ngày còn trẻ cụ thường dạy con gái là “Never marry a German,” vì đó là con đường mà người Việt dạy con bằng câu châm ngôn:

Hoài con mà gả chồng xa,
Một là mất giỗ, hai là mất con.

Cụ bà có ba cô con gái, cô trẻ nhất cũng đã gần 50; các cô hỏi mẹ, “Giờ này ai cản mẹ lấy chồng Đức?” Cả hai cụ cùng có hạnh phúc gia đình kéo dài trên dưới sáu thập niên; và khi chôn người phối ngẫu, họ cũng đã bước vào tuổi bát tuần thượng thọ.
Cụ bà Rasmussen, thường tâm sự, “Tám mươi ngoài, ai còn nghĩ đến việc bước thêm bước nữa?” Cụ không nói thêm câu “Vậy mà giờ này, một ngày không gặp nhau là thấy nhớ.”

Cụ ông Hansen nói với cô phóng viên Mỹ phỏng vấn họ, “Chúng tôi bị chia cách từ ngày 13 tháng Ba năm nay, khoảng cách giữa chúng tôi không chỉ có 6 phít, mà là 20 cây số. Bữa đó bả vội vàng lái xe về Đan Mạch; lái nhanh cũng mất 15 phút.”
Từ ngày hôm sau khoảng cách chia đôi, cụ ông đạp xe điện Bắc tiến, trong lúc cụ bà lái Toyota xuôi Nam, để gặp nhau và đồng ca bài 'Tình Trên Biên Giới.' Người địa phương tôn trọng cuộc tình cuối đời của hai người cao niên; giai thoại 'cuộc pic nic’ mỗi 3 giờ chiều được truyền thông hai nước Đức và Đan Mạch kể lại qua nhiều bài tường thuật thiện cảm.
Một phóng viên kể lại là cụ ông Hansen than “We can’t kiss. We can’t make love.”
Tội nghiệp cụ; mất hai điều thích thú đó là cụ thiệt thòi bạc triệu, mặc dù suốt cuộc đời nông dân cụ chỉ biết cúi mặt xuống đất, và chưa bao giờ nhìn thấy 1 triệu bạc.
Giống như anh ký giả viết bài báo này, cũng nghèo và cũng già như cụ.

Nguyễn Đạt Thịnh

Không có nhận xét nào: