Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

CHUYỆN "NẮNG CHIỀU"SÀI GÒN - Du Tử Lê

Nắng chiều
Qua bến nước xưa lá hoa về chiều
Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưathưa
Khi đến cuối thôn chân bước khônghồn
Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ
Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy
Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh
<!>
Giữa thập niên 1960, thỉnh thoảng,người nghe lại bắt gặp một nhạc phẩm rất quen thuộc, bài "Nắng Chiều" của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn trong Radio.
Có thể nói, đây là một trong vàinhạc phẩm Việt Nam đầu tiên, cất cánh, bay lên và ra khỏi không gian hạnhẹp của đất miền Nam tự do VNCH. Tuy nhiên, ít ai biết được lai lịch hayđịnh mệnh khốc liệt về nhạc phẩm Nắng Chiều.
Sinh thời, nhạc sĩ Hoài Bắc PhạmĐình Chương, một người bạn rất thân với Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn kể rằng, nhạc phẩm Nắng Chiều là ca khúc đầu tay của Lê Trọng Nguyễn.
Giữa thập niên 1950, khi Lê Trọng Nguyễn gặp một thiếu nữ Nhật Bản, làm việc cho tòa lãnh sự Nhật Bản ở Saigòn,hai người yêu nhau, Lê Trọng Nguyễn mới viết ca khúc Nắng Chiều, ghi lạikỷ niệm cuộc tình của hai người.
Cuối thập niên 50s, hết nhiệm kỳ,người con gái xứ Mặt Trời Mọc này, mang nhạc phẩm Nắng Chiều về nước, chuyển sanglời Nhật, cho trình bày trên đài phát thanh Nhật Bản.  Chỉ một sớm một chiều nhạc phẩm Nắng Chiều đãnổi tiếng khắp xứ Phù Tang. Đó là lần đầu tiêndân Nhật biết tới nền tân nhạc Việt Nam Cộng Hòa.
Đầu thập niên 60, Shoshi Koe vậnđộng với bộ ngoại giao Nhật, xin trở lại làm việc tại Saigòn.
Năm 1961, Shoshi được toại nguyện.Cuộc tình giữa một nhạc sĩ Việt Nam và một cô gái Nhật được nối tiếp.
Vẫn theo dư luận thì cuộc tình củadị biệt chủng tộc kia chỉ kéo dài thêm được 3 năm, thình lình bị đứt đoạn.
Cuối năm 1963, Shoshi bị gia đìnhgọi về nước.Trước khi chia tay người yêu, Shoshi nói, cô sẽ vận động để trở lại Việt Nam hoặc đưa Lê trọng Nguyễn qua Nhật Bản, để chính thức thành hôn. Nếukhông làm được điều ấy, cô sẽ chấm dứt đời sống của mình. Một năm sau, năm1964, các báo ở Tokyo, đồng loạt đăng tải về cái chết của Shoshi, đồng thờichuyện tình giữa cô và một nhạc sĩ Việt Nam được nhắc tới…

Du Tử Lê (Tác Giả)


Không có nhận xét nào: